Giáo án Sinh học 6 tuần 7

Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN

I) Mục tiêu bài học:

• HS nắm được các bộ phận cấu tao ngoài của thân. phân biệt được 2 loai chồi, nhận biết, phân biệt được các loại thân

• Rèn kĩ năng quan sát tranh mẫu, so sánh.

• GD lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên

II) Chuẩn bị:

1) Giáo viên:

• Tranh phóng to H13.1- 3SGK tr.43,44

• Ngọn bí đỏ, ngồng cải.

• Bảng phân loại thân cây.

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần : 7	Ngày soạn: 29/9/2013
Tiết 13
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I) Mục tiêu bài học:
HS nắm được các bộ phận cấu tao ngoài của thân. phân biệt được 2 loai chồi, nhận biết, phân biệt được các loại thân
Rèn kĩ năng quan sát tranh mẫu, so sánh.
GD lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Tranh phóng to H13.1- 3SGK tr.43,44
Ngọn bí đỏ, ngồng cải.
Bảng phân loại thân cây.
2) Học sinh:
Cành cây: Hoa hồng, râm bụt, rau đay, tranh 1 số loại cây( rau má, cây cỏ, lúp cầm tay
3) Phương pháp:
 Sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp quan sát mẫu vật tranh và làm việc với SGK.
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân .
- GV yêu HS đặt mẫu lên bàn, hoạt động cá nhân, quan sát thân cành từ trên xuống trả lời câu hỏi SGK.
- GV gọi HS trình bày trước lớp
- GV dùng tranh 13.1 nhắc lại các bộ phận của thân hay chỉ ngay trên mẫu để HS ghi nhớ.
* quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá.
- GV nhấn mạnh chôI nách gồm 2 loại: Chồi lá chồi hoa. Chồi hoa chồi lá nằm ở kẽ lá.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
- GV cho HS quan sát trồi lá ( bí ngô ) chồi hoa ( hoa hồng), GV tách vảy nhỏ cho HS quan sát
- GV hỏi những vảy nhỏ tách ra được là bộ phận nào của chồi hoavà chồi lá?
- GV treo tranh H13.2 SGK tr.43
- GV cho HS nhắc lại các bộ phận của thân 
- HS đặt cành, cây lên bàn quan sát đối chiếu với H13.1 SGK tr.43 trả lời 5 câu hỏi SGK.
- HS mang cành của mình đã quan sát lên trước lớp chỉ các bộ phận của thân. HS khác bổ sung.
- HS tiếp tục trả lời các câu hỏi yêu cầu nêu được 
+ Thân cành đều có những bộo phận giống nhau: Chồi, lá
+ Chồi ngọn ở đầu thân, chồi nách ở nách lá.
* HS nghiên cứu mục thông tin SGK tr.43 ghi nhớ 2 loại chồi lá và chồi hoa.
- HS quan sát và mẫu của GV kết hợp H13.2SGK tr.43. Ghi nhớ cấu tạo của chồi lá, chồi hoa.
- HS trao đổi thảo luận trả lời 2 câu hỏi SGK. Yêu cầu nêu được 
- Đại diện nhóm lên trình bày và chỉ trên tranh, nhóm khác nhận xét bổ sung.
1) Cấu tạo ngoài của thân.
- Ngọn thân và cành có chồi ngọn 
- Dọc thân và cành có chồi nách. Chồi nách gồm 2 loại chồi hoa và chồi lá.
* GV treo tranh H13.3 SGk yêu cầu HS đặt mẫu tranh lên bàn quan sát, chia nhóm.
- GV gọi 1 HS lên điền tiếp vào bảng phụ dã đã chuẩn bị sẵn.
- GV chữa ở bảng phụ để HS theo dõi và sửa lỗi trong bảng của mình
+ Có mấy loại thân ? cho VD ?
- HS quan sát tranh mẫu đối chiếu với tranh của GV để chia nhóm cây kết hợp với những ý của GV rồi đọc thông tin SGK tr.44 để hoàn thành bảng tr.45SGK.
- 1HS lên điền vào bảng phụ của GV, HS khác theo dõi bổ sung
2) Phân biệt các loại thân.
- Có 3 loại thân 
+ Thân đứng 
+ Thân leo.
+ Thân bò.
IV) Củng cố:
GV phô tô sẵn bài tập 1 và 2 ở SGV 
Phát cho HS làm và chữa như bài tập 12. cho điểm 3 HS đúng.
V) Dặn dò:
Làm bài tập cuối bài .
Các nhóm đọc trước và làm thí nghiệm rồi ghi kết quả ở bài 14.
VI) Rút kinh nghiệm
Tuần : 7	Ngày soạn: 29/09/2013
Tiết 14
Tiết 15: THÂN DÀI RA DO ĐÂU
I) Mục tiêu bài học:
Qua thí nghiệm HS tự phát hiện thân dài ra do phần ngọn
Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn tỉa cành để giảI thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm quan sát so sánh
GD lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Tranh phóng to H14.1và H13.1
2) Học sinh:
HS báo cáo kết quả thí nghiệm.
3) Phương pháp:
Sử dụng phương pháp nêu và giảI quyết vấn đề kết hợp quan sát tranh và làm việc với SGK.
III) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân.
- GV cho HS báo cáo kết quả TN, GV ghi nhanh kết quả lên bảng.
- GV cho HS thảo luận nhóm .
- Gọi 1-2 HS trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- GV gợi ý ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn; GV treo tranh H13.1 và giảI thích thêm 
+ Khi bấm ngọn, cây không cao được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển
+ Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.
-GV cho HS tư rút ra kết luận .
- đại diện 1 số nhóm báo cáo kết quả TN của nhóm mình.
- Nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi SGK tr.46 đưa ra được nhận xét 
- Đại diên nhóm trả lời nhms khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc thông tin SGK tr.47 rồi chú ý nghe GV giảI thích ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành.
- HS tự rút ra kết luận.
1) Sự dài ra của thân .
- Thân dài ra do phần ngọn ( Mô phân sinh ngọn )
* Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 
- GV nghe phần trả lời bổ sung của các nhóm.
- GV hỏi: Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành?
- Sau khi HS trả lời xong GV hỏi lại vậy hiện tượng cắt thân cây ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì?
- GV nhận xét giờ học giải đáp thắc mắc của HS .
- Nhóm thảo luận 2 câu hỏi SGK tr.47 dựa trên phần giảI thích của GV ở mục 1 .
- Đại diện 1,2 nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung
2) Giải thích những hiện tượng thực tế.
- Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn. còn tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi.
IV) Củng cố:
GV cho làm 2 bài tập photo sẵn
*Bài tập 1: Hãy đánh dấu nhân(x) vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn
Rau muống
Rau cải
Đu đủ
ổi 
Hoa hồng 
Mướp 
*Bài tập 2: Hãy đánh dấu nhân (x) vào những cây không sử dụng hiện tượng ngắt ngọn.
Mây
Xà cừ
Mồng tơi
Bằng lăng 
Bí ngô
Mía
V) Dặn dò:
Làm bài tập tr.47, giải ô chữ, đọc mục em có biết
ôn lại bài: Cấu tạo miền hút của rễ. Chú ý cấu tạo.
VI) Rút kinh nghiệm
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Bài giảng liên quan