Giáo án Sinh học 9 tuần 4

 Bài 7

 Bài tập chương I

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền

- Biết vận dụng lí thuyết để giải bài tập

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm

3. Thái độ

-Giáo dục ý thức yêu thích môn học

II/ Chuẩn bị:

 - Bài tập và đáp án

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: / /2013
Tiết 7 Ngày dạy: / /2013
 Bài 7 
 Bài tập chương I
I/ Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức 
- Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền
- Biết vận dụng lí thuyết để giải bài tập
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm
3. Thái độ
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị:
 - Bài tập và đáp án 
III/ Tiến trình:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra:
3.Các hoạt động dạy học
A. Cách giải các dạng bài tập:
1. Lai một cặp tính trạng
* Dạng 1: Biết kiểu hình P. Xác định kiểu hình, kiểu gen F1, F2
 Cách giải:
 +Bước 1:Xác định gen trội gen lặn 
 + Bước 2: Quy ước gen
 + Bước 3: Xác định kiểu gen P
 + Bước 4: Viết sơ dồ lai
Ví dụ: Cho đậu hà lan thân cao vơi đậu thân thấp, F1 thu toàn thân cao. Cho F1 tự thu phấn, xác định kiểu hình và kiểu gen F1, F2. Biết rằng tính trạng chiều cao do một gen quy định
* Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P
 Cách giải: 
 F: ( 3:1) suy ra P Aa x Aa 
 F: (1:1) suy ra P Aa x aa
 F: ( 1:2:1) suy ra P Aa x Aa
2. Lai hai cặp tính trạng
* Dạng1: Biết kiểu gen, kiểu hình P. Xác định F1, F2 
 Cách giải: theo các bước của lai một cặp tính trạng 
* Dạng2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con. Xác dịnh kiểu gien của P
 Cách giải: 
 F: (1:1:1:1) suy ra P : AaBb x aabb 
 F: 9:3:3:1=(3:1),(3:1) suy ra P :AaBb x AaBb
 F2: 3:3:1:1=(3:1),(1:1) suy ra P AaBb x Aabb
B. Vân dụng giải giải bài tập SGK
Học sinh giải bài tập dưới sự hướng dẩn của giáo viên
Bài tập 1:Đáp án a
Bài tập 2:Đáp án d
Bài tập 4:Đáp án b,c
Bài tập 5:Đáp án d
Bài 6(dành cho lớp chọn). Cho lai hai giống cà chua quả vàng bầu dục lai với quả đỏ, tròn thì F1 được toàn bộ quả vàng bầu dục. Cho F1 tự thụ phấn thì F2 được 899 quả vàng bầu dục, 301 quả vàng tròn, 299 cây đỏ bầu dục và 100 cây đỏ tròn. Viết sơ đồ lai ho phép lai trên biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST khác nhau.
Bài giải.
- F1 được toàn quả vàng bầu dục suy ra quả vàng bầu dục là trội hoàn toàn so với đỏ tròn và P thuần chủng.
- Gọi A quy định quả vàng thì a quy định quả đỏ, B quy định bầu dục thì b quy định quả tròn
- Cà chua quả vàng bầu dục thuần chủng có kiểu gen AABB và quả đỏ tròn thuần chủng có KG aabb.
Ở F2 được 16 tổ hợp nên F1 dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen là AaBb. Ta có sơ đồ lai như sau:
P : VBD x ĐT
 AABB	aabb
GP: AB	 ab
F1: AaBb x AaBb
 ( VBD)	 ( VBD)
GF1: AB, Ab, aB, ab
F2:1AABB,2AaBB, 2AABb,4AaBb,1Aabb,2Aabb,1aaBB,1aaBb,1aabb
Tỉ lệ KG: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb
Tỉ lệ KH: 9 VBD:3VT : 3 ĐBD : 1ĐT
4. Củng cố:
- GV cho học sinh nhắc lại phương pháp giải bài tập.
5.Hướng dẩn:
- Làm lại các bài tập sgk
- Xem trước bài 8
IV/ Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 4 Ngày soạn: / /2013
Tiết: 8 Ngày dạy: / /2013 
ChươngII :Nhiễm sắc thể
Bài 8 :Nhiễm sắc thể
I/ Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- HS Nêu được tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài
- Mô tả được cấu trúc hiển vi NST đối với sự di truyền các tính trạng của nguyên phân
- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học 
II/ Chuẩn bị: 
- Bảng 8 sgk
- Tranh phóng to hình 8.3;8.4;8.5 sgk
III/ Tiến trình:
1.ổn định: 
2.Kiểm tra:
Hỏi: Em nào trình bày cách giải dạng 1? áp dụng làm bài 1
Hỏi: Em nào trình bày cách giải dạng 2? áp dung làm bai 5
3.Các hoạt động dạy học:
Vào bài: Em hãy nhắc lại giải thích thí nghiệm của menđen. Nhân tố di truyền là gen vậy nó nằm ở đâu? Có đặc điểm gì? Ta xét chương II( ghi đầu bài)
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ nhiểm sắc thể
- Em hãy đọc thông tin và quan sát H8.1; tìm hiểu đặc điểm của NST trong tế bào
- Hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của NST
- Hỏi: Ai nhận xét?
- 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái, kích thước nên gọi là NST tương đồng. Bộ nhiễm sắc thể chứa cặp NST tương đồng gọi là bộ lưỡng bội Kí hiệu là 2n,bộ NST chỉ chứa một NST trong cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội kí hiệu là n 
- Hỏi: H8.1 bộ NST tồn tại trong tế bào nào? vì sao?
- Hỏi: Ai nhận xét?
- Hỏi: Em nào trình bày yêu cầu1 của sgk?
- Hỏi: Ai nhận xét?
- NX: Không. vì gà thuộc lớp chim lại có NST nhiều hơn người
- Hỏi: Em nào thực hiện yêu cầu 2?
- Hỏi: Ai nhận xét?
- Hỏi: Từ đây em nào cho biết tính chất đặc trưng của NST?( Ghi bảng
Hoạt động 2: Cấu trúc của NST
- Em hãy quan sát H8.4; 815 và đọc thông tin tìm hiểu cấu trúc NST
- Hỏi: Ta quan sát được hình dạng của NST vào kì nào? tại sao?
- Hỏi: Em nào nhận xét
- Nhận xét, bổ sung
- Hỏi:Em nào mô tả được cấu trúc của NST
- Hỏi: Ai nhận xét?
- Nhận xét, bổ sung ( ghi bảng)
- Các em hãy thực hiện yêucầu mục II
- Hỏi: Ai trình bày?
- Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3:Chức năng của NST
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk
- Hỏi: NST có chức gì?
- Nhận xét, bổ sung( ghi bảng)
- Hoạt động độc lập theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinhphát biểu
- Nhận xét,bổ sung
- Theo dõi giáo viên trình bày để biết được thế nào là bộ NST lưỡng bội, đơn bội
- Đại diện học sinh phát biểu
- Nhận xét,bổ sung
- Học sinh phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe gv trình bày
- Học sinh trình bày
- Nhận xét,bổ sung
- Học sinh phát biểu
- Hoạt động độc lập
- Học sinh phát biểu
- Nhận xét,bổ sung
- Chú ý theo dõi
- Học sinh phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Ghi chép nội dung
- Thực hiện yêu cầu sgk
- Học sinh trình bày
- Chú ý theo dõi
- Đọc thông tin theo yêu cầu của gv
- Đại diện học sinh phát biểu
- Lắng nghe,ghi chép
I/ Tính đặc trưng của bộ NST
- Số lượng ổn định
+ Bộ NST lưỡng bội trong tế bào sinh dưỡng (2n)
+ Bộ NST đơn bội trong giao tử( n)
+ Có một cặp NST giới tính
- Hình dạng khác nhau tùy loài
II/ Cấu trúc của NST
- 2 crômatít gắm vơi nhau ở tâm động
- Mỗi crômatít gồm 1phân tử AND + Prôtêin loại histôn
III/ Chức năng của NST
- NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng cơ thể
- NST di truyền các tính trạng nhờ sự nhân đôi của AND
4. Củng cố:
1. Hãy ghép các chữ cái a,b,c ở cột B cho phù hợp với các số ở cột A
 A
 B
 Trả lời
Cặp NST tương đồng
Bố NST lưỡng bội
Bộ NST đơn bội
a) Là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
b) là bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng
c) Là căp NST giống nhau về hình thái, kích thước
1- c
2- a
3- b
2. Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng?
5.Hướng dẫn:
- Học bài và trả lời câu 1,2,3sgk
- Đọc trước bài và kẻ bảng 9.1,9.2.
IV/ Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt 

File đính kèm:

  • docsinh 9 tuan 4 tiªt 7,8.doc
Bài giảng liên quan