Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Đào – Võ Thị Sáu

Tập đọc – Kể chuyện

Đối đáp với vua

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: leo lẻo, chang chang, đối đáp.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi.

c) Thái độ:

 - Giáo dục Hs có đức tính mạnh dạn, tự tin trong công việc.

B. Kể Chuyện.

 - Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 

doc41 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Đào – Võ Thị Sáu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nhạc. Em sẽ làm gì khi đó? 
 2. Em thấy bạn An đeo băng tang , em sẽ nói gì bạn? 
 3. Em thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em đã làm gì khi đó?
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại, có văn hóa.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT:
Hs chia 2 đội 2 xanh, đội đỏ và cử 2 trọng tài.
Thẻ đỏ.
Thẻ xanh.
Thẻ xanh.
Thẻ đỏ. 
Thẻ đỏ.
PP: Thảo luận.
HT:
Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Nhận xét bài học.
Thủ công 
Đan hoa chữ thập đơn (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Hs biết cách đang hoa chữ thập đơn.
Kỹ năng: 
- Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đang hoa chữ thập đơn bằng bìa.
 Tranh quy trình đang hoa chữ thập đơn. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Đan nong đôi (tiết 2). (4’)
 - Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 3: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét .
-Mục tiêu: Giúp biết quan sát và nhận xét tấm đan hoa chữ thập đơn.
 - Gv giới thiệu tấm đan hoa chữ thập đơn (H.1) và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét.
+ Trong tấm đan có mấy hình hoa chữ thập đơn?
+ Trong tấm đan hoa chữ thập đơn đã sử dụng cách đan nào?
+ Muốm có tấm đan dài hơn ta làm thế nào?
- Nêu tác dụng và cách đan hoa chữ thập đơn trong thực tế.
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu.
- Mục tiêu: Hs biết các bước đang hoa chữ thập đơn.
. Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Kẻ các đường thẳng cách đều theo chiều ngang và chiều dọc đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ.
 - Cắt nan dọc: cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt các nan dọc như đã làm ở bài 13, 14 .
- Cắt các nan ngang: Cắt 7 nan ngang và có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Trong đó, có 5 nan khác màu và 2 nan cùng màu với nan dọc.
 Cắt 4 nan khác màu với nandọc và nan ngang dài 9 ô, rộng 1ô để dán nẹp xung quanh tấm đan.
. Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.2)
- Đan nan ngang thứ 1: Đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4 , 6, 8 lên và luồn nan ngang vào. 
- Đan nan ngang thứ 2: Đan nong mốt, nan ngang cùng màu với nan dọc. Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang vào.
 - Đan nan thứ 3: Nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 6, 8, 9 và luồn nan ngang vào.
- Đan nan thứ 4: Đan nong mốt, nan ngang khác màu nan dọc. Nhấc các nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang vào.
- Đan nan thứ 5: Nan ngang khác nàu với dọc. Đan giống như đan nan thứ 3.
- Đan nan thứ 6: Nan ngang khác màu cùng với nan dọc. Đan giống như đan nan thứ hai.
- Đan nan thứ 7: Nan ngang khác màu cùng với nan dọc. Đan giống như đan nan thứ nhất.
. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét.
- Gv nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs quan sát.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành.
HT:
Hs quan sát Gv làm mẫu các bước.
Hs quan sát Gv làm.
Vài Hs đứng lên nhắc lại cách bước đan nong mốt.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thực hành đan hoa chữ thập đơn.
Nhận xét bài học.
Tự nhiên xã hội
Hoa
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs hiểu
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa
Kỹ năng: 
 Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
 Nêu được chức năng và lợi ích của hoa.
c) Thái độ: 
 - Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 90, 91.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Khả năng kì diệu của lá cây (4’)
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Chức năng của lá cây?
 + Nêu ích lợi của lá cây? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận theo cặp.
- Mục tiêu: Hs biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. Kể tên được các bộ phận thường có một bông hoa.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 90, 91 SGK.
+ Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm?
+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu cả lớp thảo luận theo câu hỏi:
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
+ Quan sát các hình 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn?
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT:
Hs quan sát hình trong SGK
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
HT:
Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
Hs xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
5 .Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Quả.
Nhận xét bài học.
Tự nhiên xã hội
Quả
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. 
Kỹ năng: 
- Kể tên các bộ phận thường có của một quả. Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
c) Thái độ: 
 - Chăm sóc quả.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 92, 93.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Hoa. (4’)
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Hoa có chức năng gì?
 + Hoa dùng để làm gì? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. Kể được các bộ phận thường có của một quả.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SGK trang 92, 93 và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả?
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó?
+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộphận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
- Gv chốt lại: 
=> Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: Hs nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : làm việc theo nhóm.
- Gv phát cho mỗi nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
+ Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn?
+ Hạt có chức năng gì? 
- Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét: 
=> Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu. Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể biến thành mứt hoặc đóng hộp.
 Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
PP: Quan sát, thảo luận.
HT:
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình.
Hs khác nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Động vật.
Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • doctieng viet tuan 24.doc
Bài giảng liên quan