Giáo án Tin học 10 tiết 18: Giải bài toán trên máy tính

Đ6. GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH

Tiết thứ: 17 Theo PPCT

1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.1. Kiến thức:

- Giới thiệu cách dùng máy tính để giải bài toán.

- Làm rõ hơn các khái niệm: bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, ngôn ngữ lập trình, chương trình

- Giúp HS nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.

1.2. Kĩ năng:

2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG:

- Phương pháp : thuyết trình, vấn đáp

- Phương tiện GV giảng : SGK, Bài soạn, máy chiếu

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

3.1 Ổn định lớp:

3.2 Kiểm tra bài cũ:

3.3 Vào bài (5):

Theo các em “có phải người ta chỉ sử dụng máy tính để giải các bài toán toán học không? Nếu không thì người ta còn dùng máy tính để làm gì?”

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 18: Giải bài toán trên máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 04 /11/2007	
Ngày giảng: 06/11/2007	
Đ6. Giải bài toán trên máy tính
Tiết thứ: 17 Theo PPCT
1. Mục đích yêu cầu:
1.1. Kiến thức: 
Giới thiệu cách dùng máy tính để giải bài toán.
Làm rõ hơn các khái niệm: bài toán, thuật toán, dữ liệu, lệnh, ngôn ngữ lập trình, chương trình
Giúp HS nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
1.2. Kĩ năng: 
2. Phương pháp, phương tiện giảng:
Phương pháp : thuyết trình, vấn đáp 
Phương tiện GV giảng : SGK, Bài soạn, máy chiếu
3. Tiến trình dạy học: 
3.1 ổn định lớp: 
3.2 Kiểm tra bài cũ:
3.3 Vào bài (5’): 
Theo các em “có phải người ta chỉ sử dụng máy tính để giải các bài toán toán học không? Nếu không thì người ta còn dùng máy tính để làm gì?”
HS: T.Lời
GV: Tổng hợp, chỉnh sửa và chốt lại các ý:
- Việc sử dụng máy tính để làm một hay nhiều việc là phụ thuộc vào người sử dụng máy tính biết nhiều hay ít.
- Giải bài toán trên máy tính không phải chỉ đơn thuần là tìm cách giải quyết các bài toán toán học, thực chất là còn tìm cách giải quyết nhiều yêu cầu khác của con người mà con người muốn máy tính thực hiện.
3.4 Nội dung bài mới:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
TG
Đ6: Giải bài toán trên máy tính
- Để giải quyết một bài toán trên máy tính ta thường tiến hành qua các bước:
Bước 1: Xác định bài toán 
Bước 2: lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán 
Bước 3: Viết chương trình 
Bước 4: Hiệu chỉnh 
Bước 5: Viết tài liệu.
1. Xác định bài toán
- Để giải một bài toán Tin học ta cần phải xác định được hai thành phần: Input, Output.
- Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu một cách thích hợp.
2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
Lựa chọn thuật toán
- Một bài toán sẽ có nhiều thuật toán.
- Ta phải lựa chọn thuật toán phù hợp nhất đã có để giải bài toán cho trước.
- Để thiết kế thuật toán hoặc lựa chọn thuật toán ta cần quan tấm: thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ, độ phức tạp của chương trình được xây dựng từ thuật toán đó
b) Diễn tả thuật toán
VD: Thuật toán: “Tìm UCLN của hai số nguyên dương M và N”.
- Để diễn tả thuật toán ta dùng phương pháp liệt kê hoặc sơ đồ khối hoặc cả hai.
3. Viết chương trình
- Để viết chương trình trước tiên ta phải lựa chọn cách thức tổ chức dữ liệu.
- Chọn một ngông ngữ lập trình hoặc phần mềm chuyên dụng để viết chương trình.
- Dùng chương trình dịch để kiểm tra chương trình về mặt ngữ pháp.
4. Hiệu chỉnh
- Sửa chữa sai sót.
- Test chương trình bằng nhiều bộ Input khác nhau để kiểm tra tính đúng sai của chương trình.
- Quá trình này sẽ làm đi làm lại nhiều lần.
5. Viết tài liệu
- Ta phải viết tài liệu mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
*Chú ý: Các bước giải bài toán trên máy tính có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
GV: Về Input, Output của một bài toán ta đã được tìm hiểu kĩ trong Đ4. 
- Đưa ra 1 VD:
Tìm UCLN của hai số nguyên dương M và N. Xác định Input, Output của bài toán.
HS: T.Lời
GV: Phải làm 2 công việc: XĐ I, O 
GV: Các em chú ý là ta phải đưa ra các thuật toán rồi mới có thể nghĩ đến việc lựa chọn thuật toán.
GV: Để giải phương trình: x2 + 2x - 3 = 0 ta có những cách nào?
HS: T.Lời các cách
GV: Tổng hợp.
GV: Trong các yếu tố nêu trên, yếu tố nào quan trọng nhất?
HS: T.Lời
GV: Yếu tố quan trọng nhất là yếu tố thời gian thực hiện một chương trình.
GV: Yên cầu HS nhắc lại Input, Output.
HS: Đọc ý tưởng.
GV: Lấy một VD bằng số cụ thể để diễn tả lại ý tưởng.
HS: Tìm hiểu phương pháp diễn tả thuật toán này qua SGK.
GV: Đưa ra một VD với số cụ thể, thông qua sơ đồ khối để mô tả tiến trình làm việc của thuật toán, giúp các em hiểu rõ hơn về mặt ý tưởng của thuật toán.
GV: Ta đã có thuật toán, vậy làm cách nào để máy tính có thể thực hiện theo thuật toán một cách tự động? 
HS: T.Lời
GV: Sử dụng VD trong phần Xác định bài toán.
GV: Ta nói với máy tính các bước của thuật toán, hoặc dùng một phần mềm soạn thảo văn bản đánh nội dung thuật toán cho máy thực hiện phải không?
HS: T.Lời
GV: Ngôn ngữ t.Anh và ngôn ngữ T.Việt về mặt ngữ pháp có giống nhau không?
HS: T.Lời
GV: Vậy giữa hai người Anh, Việt không biết gì về ngôn ngữ của nhau, muốn nói chuyện được với nhau thì phải làm sao?
HS: T.lời
GV: Ngôn ngữ sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ của máy tính cũng giồng như vậy, để máy tính hiểu được chương trình ta viết, cần có một chương trình dịch.
GV: Chương trình viết xong là có thể chạy ngay được phải không?
HS: T.Lời
GV: Làm xong bài kiểm tra, nếu còn nhiều thời gian em sẽ làm gì?
HS: T.Lời
GV: Quá trình các em kiểm tra lại và sửa chữa sai sót của chương trình được gọi là quá trình hiệu chỉnh chương trình.
GV: Ta phải biết trước một số Output.
GV: Đến khi chương trình đảm bảo được tính đúng đắn của mình thì dừng.
GV: Chương trình ta viết ra để cho ai sử dụng?
HS: T.Lời
GV: Khi gặp một phần mềm mới chưa biết cách sử dụng, em có yêu cầu gì với tác giả của chương trình?
HS: T.Lời
GV: Tổng hợp.
GV: Có khi nào các em hoàn chỉnh bài làm, kiểm tra bài làm của mình xong đem nộp chấm điểm mà vẫn bị điểm thấp không?
HS: T.Lời
5’
5’
10’
5’
5’
5’
IV. Củng cố, bài tập( 5’): 
1. Củng cố: 
Câu 1:
Khi thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán người ta thường quan tâm nhiều nhất đến:
a) Số lượng ô nhớ
b) Thời gian thực hiện
c) Câu lệnh
d) Ngôn ngữ lập trình
Câu 2: Sắp xếp trình tự đúng các bước giải một bài toán trên máy tính:
	a) Xác định Input, Output (dữ liệu vào và ra)
	b) Sử dụng một ngôn ngữ lập trình để viết chương trình.
	c) Thông qua các phương pháp diễn tả thuật toán để diễn tả thuật toán đã chọn.
	d) Lựa chọn thuật toán.
	e) Hiệu chỉnh chương trình.
	g) Viết tài liệu mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài học sau.
V. Rút khinh nghiệm giảng dạy:

File đính kèm:

  • doctiet 18.doc
Bài giảng liên quan