Giáo án Tin học 10 tiết 2: Thông tin và dữ liệu

Tên bài giảng: Đ1.THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức.

- Biết khái niệm thông tin, lương thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy.

- Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

- Hiểu đơn vị đo thông tin là Bit và các đơn vị bội của Bit.

2. Kỹ năng.

Bước đẫu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy Bit.

3. Thái độ.

Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ, ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học và cẩn thận trong công việc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 2: Thông tin và dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn : / /2006	Tiết thứ : 2 
Ngày giảng: / /2006	Tên bài giảng: Đ1.Thông tin và dữ liệu
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức.
Biết khái niệm thông tin, lương thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy.
Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
Hiểu đơn vị đo thông tin là Bit và các đơn vị bội của Bit.
2. Kỹ năng.
Bước đẫu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy Bit.
3. Thái độ.
Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ, ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học và cẩn thận trong công việc.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phưong pháp: giảng gỉai, vấn đáp
- Phương tiện: 
+ Sách giáo khoa.
+ Một vài dạng thông tin thường gặp hàng ngày: Hình ảnh, âm thanh, văn bản.
+ Phiếu học tập cho 3 nhóm.
+ Máy chiếu (nếu sử dụng giáo án điện tử).
III. Tiến trình bài giảng :
Kiểm tra bài cũ :
Nội dung bài:
Mở bài:
- Yêu cầu một vài học sinh nêu các dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Tại sao có thể phân biệt được các dạng thông tin đó.
- Làm thể nào để máy tính hiểu và phân biệt được các dạng thông tin như chúng ta.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và HS
TG
1. Khái niệm thông tin và dữ liệu.
- Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ xử lý được.
- Chính xác hơn : Thông tin là sự phản ánh các hiện tượng, sự vật, của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đòi sống xã hội.
Ví dụ: đọc lời nhận xét của cô giáo chủ nhiệm "Em Ngọc Hà ngoan, chăm chỉ và học giỏi" ghi trong "Sổ liên lạc", bố mẹ của Ngọc Hà có thêm thông tin về con mình.
- Thông tin đã được đưa vào máy tính gọi là dữ liệu
Phương pháp : giảng giải, vấn đáp
GV: Trong cuộc sống xã hội, sự hiểu biết về một thực thể nào đó càng nhiều thì những suy đoán về thực thể đó càng chính xác (Trước mỗi thực thể (sự vật, sự kiện) tồn tại khách quan, con người luôn muốn biết rõ về nó càng nhiều càng tốt. Nếu sự hiểu biết đó càng ít thì con người càng khó xác định thực thể đó).
Ví dụ : đám mây đen báo hiệu cho cơn mưa sắp tới, hương vị chè ... Đó là thông tin. Vậy thông tin là gì?
+ GV: Yêu cầu HS đưa ra một số ví dụ tương tự sau đó đưa ra khái niệm về thông tin.
+ GV: Những thông tin đó con người có được là nhờ vào sự quan sát. Nhưng với MT chúng có được là nhờ đâu. Đó là nhờ thông tin đã được đưa vào máy tính_ gọi là dữ liệu.
2. Đơn vị đo thông tin.	
- Bit ( Binary Digital) là đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin. Trong tin học, thuật ngữ bit thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu, được sử dụng để biểu diễn thông tin trong máy tính là 0 và 1.
Ví dụ : xét việc tung ngẫu nhiên đồng xu có hai mặt hoàn toàn đối xứng với khả năng xuất hiện của mỗi mặt là như nhau. Nếu kí hiệu một mặt của đồng xu là 1 và mặt kia là 0 thì sự xuất hiện kí hiệu 1 hay 0 sau khi tung đồng xu cho ta một lượng thông tin là 1 bit.
Ví dụ 2: trạng thái của bóng đèn chỉ có thể là sáng(1) hoặc tối(0).
- Người ta còn dùng các đơn vị bội của bit như bảng dưới đây:
1Byte (B) =8bit
1KB (Ki lô bai) = 1024 B
1MB (Mê ga bai) = 1024 KB
1 GB (Gi ga bai) = 1024 MB
1 TB (Tê ra bai) = 1024 GB
1 PT (Pê ta bai) = 1024 TB
Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp
+ GV: Đưa ra một số ví dụ để học sinh hiểu thông tin không chỉ định tính mà còn định lượng và tính đầy đủ của thông tin.
+ GV: VD: Bạn A đọc cả quyển sách còn nguyên vẹn, bạn B đọc quyển sách đó đã bị rách một nửa đầu và cả bìa. Bạn nào thu thập được nhiều thông tin hơn?
+ HS: Bạn A.
GV kết luận: Muốn máy tính nhận nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng này. Có nhũng thông tin luôn ở trạng thái đúng hoặc sai. Do vậy ngưòi ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn thông tin trong máy tính.
+ HS: Lấy ví dụ về một sự kiện chỉ có 2 trạng thái.
+ GV: Làm thế nào máy tính lưu trữ được các thông tin có nhiều hơn hai trạng thái?
+ HS: Phải sử dụng nhiều Bit.
GV: phân tích ví dụ trong SGK để đưa ra bội gần nhất của Bit là Byte sau đó thông báo về các đơn vị bội của Byte.
3. Các dạng thông tin.
 - Thông tin gồm loại số (số nguyên, số thực,...) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...). 
- Dạng phi số: 
+ Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, vở ghi bài, tấm bia,... 
b) Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, bức ảnh chụp, bản đồ, băng hình,... 
c)Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn piano, tiếng chim hót,...
Phương pháp : giảng giải
+ GV phân loại thông tin: loại số và loại phi số.
+ HS Tìm hiểu thông tin loại số( số nguyen, số thực...)
Kết luận: Thông báo cách phân loại thông tin trong tin học: Loại số (nguyên, thực) và loại phi số (hình ảnh, âm thanh, văn bản)
GV yêu cầu HS lấy VD về các thông tin loại phi số.
4. Mã hóa thông tin trong máy tính.
- Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy được gọi là một cách mã hoá thông tin.
Ví dụ: giả sử có dãy tám bóng đèn được đánh số từ 1 đến 8, trong đó một số bóng đèn sáng và một số khác tắt, chẳng hạn các bóng đèn thứ 2, 3, 5 và 8 sáng, các bóng còn lại tắt. Nếu ta sử dụng kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn tương ứng trạng thái tắt và sáng của mỗi bóng đèn thì được biểu diễn thành dãy tám bit như sau: 01101001 - là mã hoá của thông tin đó trong máy tính.
- Để mã hoá thông tin dạng văn bản ta dùng Bộ mã ASCII (A-ski- American Standard Code for Information Interchange - Mã chuẩn của Mĩ dùng trong trao đổi thông tin) sử dụng tám bit để mã hoá kí tự. Các kí tự được đánh số từ 0 đến 255 và các số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.
Ví dụ: Kí tự A có mã thập phân Ascii là 65 mã, mã nhị phân là 01000001.
- Ngoài ra, người ta đã xây dựng bộ mã Unicode, sử dụng 16 bit để mã hoá. Với bộ mã Unicode ta có thể mã hoá được 65536 (= 216) kí tự khác nhau.
Phương pháp : giảng giải, ván đáp
+ GV: Bằng cách nào con người thu thập được thông tin? 
Con người có 6 giác quan, bằng các giác quan đó, có thể thu nhận được các thông tin dạng phi số.
+ GV: Máy tính có thể thu thập thông tin giống cách thu thập thông tin như con người? Vì sao?
+ GV: Làm cách nào để MT có thể thu nhận, lưu trữ và xử lý thông tin? (gợi ý: Bộ nhớ MT gồm nhiều Bit có 2 trạng thái: mở - 1, hoặc tắt - 0)
Vậy: Bộ nhớ MT gồm nhiều Bit có 2 trạng thái: mở - 1, hoặc tắt - 0 nên chỉ hiểu được các thông tin dạng số.
 Vậy: Phải mã hóa các thông tin thành loại số để máy tính có thể lưu trữ và xử lý.
GV: Các dạng thông tin loại phi số trong thực tế không phải chỉ có 2 trạng thái! Làm cách nào dùng Bit để mã hóa thông tin cho máy tính?
VD: SGK.
Do bộ mã ASCII chỉ mã hoá được 256 (= 28) kí tự, chưa đủ để mã hoá đồng thời các bảng chữ cái của các ngôn ngữ trên thế giới. Do đó với mã ASCII, việc trao đổi thông tin trên toàn cầu còn khó khăn.
IV. củng cố, bài tập 
V. Rút kinh nghiệm giảng dạy:

File đính kèm:

  • docTIET 2.doc
Bài giảng liên quan