Giáo án Tin học 10 tiết 26: Giao tiếp với hệ điều hành

Đ12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH

Tiết thứ : 26 Theo PPCT

1. Mục tiêu cần đạt

1.1 Kiến thức

Hiểu được bản chất của việc nạp HĐH

Nắm được cach nạp và giao tiếp với HĐH

1.2 Kĩ năng

Biết khởi động và tẵt máy đúng qui trình

Thực hiện được một số thao tác cơ bản xử lí tệp

Khởi động và thoát khỏi một chương trình phần mềm bằng nhiêu cách

1.3. Thái độ

 ý thức tự giác học tập.

2. Chuẩn bị của thầy và trò

- GV: SGV, Giáo án, máy chiếu, máy tính

- HS: SGK, dụng cụ học tập

 

doc2 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 26: Giao tiếp với hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: /11/2007
Ngày giảng	 /12/2007	 
	 Đ12: Giao tiếp với hệ điều hành 
Tiết thứ : 26 Theo PPCT
1. Mục tiêu cần đạt
1.1 Kiến thức
Hiểu được bản chất của việc nạp HĐH
Nắm được cach nạp và giao tiếp với HĐH
1.2 Kĩ năng
Biết khởi động và tẵt máy đúng qui trình
Thực hiện được một số thao tác cơ bản xử lí tệp 
Khởi động và thoát khỏi một chương trình phần mềm bằng nhiêu cách 
1.3. Thái độ
	ý thức tự giác học tập.
2. Chuẩn bị của thầy và trò
- GV : SGV, Giáo án, máy chiếu, máy tính
- HS : SGK, dụng cụ học tập
3. Phương pháp
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp.
4. Tiến trình bài giảng
4.1> ổn định tổ chức (1’): 
4.2> Kiểm tra bài cũ (15’):
Câu hỏi:
Trình tự nạp HĐH?
Khi máy đang hoạt động hoặc bị treo có thể nạp lại HĐH bằng các thao tác gì?
Khi bật nguồn các chương trình có sẵn trong Rom sẽ thực hiện các chức năng nào?	
4.3> Giới thiệu bài mới(1’):Giới thiệu cách làm việc của HĐH
Nội dung
Phương pháp
2. Cách làm việc với hệ điều hành
Người dùng có thể đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bằng hai cách sau: 
Cách 1. Sử dụng các lệnh (Command);
Ví dụ : HĐH MS-DOS
	COPY C:\BAI TAP.PAS A: 
+ ưu điểm là làm cho hệ thống biết chính xác công việc cần làm và do đó lệnh được thực hiện ngay lập tức.
+ Nhược điểm là người dùng phải nhớ câu lệnh và phải thao tác khá nhiều trên bàn phím để gõ câu lệnh đó
Cách 2. Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), nút lệnh (Button), cửa sổ (Window) chứa hộp thoại (Dialog box),...
+ Hệ thống sẽ chỉ ra những công việc có thể thực hiện hoặc những giá trị có thể đưa vào, người dùng chỉ cần chọn công việc hoặc tham số thích hợp. 
+ Cửa sổ có thể đưa ra dưới dạng văn bản hoặc dưới dạng các biểu tượng đặc trưng cho công việc hoặc kết hợp biểu tượng với dòng chú thích.
PV: trong các HĐH mà em biết người dùng thường sử dụng những hình thức giao tiếp nào?
HS: 
+ HĐH MS-DOS giao tiếp thông qua các câu lệnh
+ HĐH WINDOWS giao tiếp thông qua giao diện đồ hoạ gồm các bảng chọn, cửa sổ
GV: Trình chiếu các các cách làm việc của HĐH, các hình ảnh minh hoạ và kết luận: Người dùng thường giao tiếp với HĐH bằng 2 cách ( gõ lệnh hoặc sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra như bảng chọn, nút lệnh.)
- Trong bài giảng GV mở rộng kiến thức bằng cách nhấn mạnh : Tính chất cơ bản của HĐH là đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng và một tronmg những nguyên tắc tổ chức hoạt động của các HĐH tiên tiến là có nhiều cách khác nhau để thực hiện một công việc. Phần lớn các HĐH hiện nay đều sử dụng bảng chọn làm cơ sổ giao tiếp giữa người và hệ thống với công cụ phổ biến là chuột.
- Cần lưu ý là Windows cho phép thiết đặt cách mở biểu tượng bằng cách nháy chuột chứ không phải là nháy đúp chuột. Tuy vậy, không phải lúc nào cách này cũng thuận tiện trong khi làm việc
- GV: Một trong những nguyên tắc tổ chức hoạt động của hệ điều hành tiên tiến là có nhiều cách khác nhau để thực hiện một công việc. Nguyên tắc này đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng: mỗi người làm theo cách mình biết, theo cách mình thích và dùng phương tiện mình có.
4.4>. Củng cố 
Có hai hình thức giao tiếp với HĐH:
+ HĐH MS-DOS giao tiếp thông qua các câu lệnh
+ HĐH WINDOWS giao tiếp thông qua giao diện đồ hoạ gồm các bảng chọn, cửa sổ
Phần lớn các HĐH hiện nay đều sử dụng bảng chọn làm cơ sổ giao tiếp giữa người và hệ thống với công cụ phổ biến là chuột)
4.5> Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới
5. Rút kinh nghiệm giảng dạy

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc