Giáo án Tin học 10 tiết 27: Giao tiếp với hệ điều hành

Đ12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH

Tiết thứ: 27 Theo PPCT

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1 Kiến thức

Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành.

1.2 Kĩ năng

Thao tác nạp và ra khỏi hệ thống. Thực hiện được một số thao tác cơ bản xử lí tệp.

1.3. Thái độ

 Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực thao tác dứt khoát.

2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG BÀI

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp.

- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ (đèn chiếu), máy tính đã cài HĐH.

 

doc2 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 tiết 27: Giao tiếp với hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn : /11/2007	
Ngày giản: /12/2007	
Đ12: Giao tiếp với hệ điều hành
Tiết thứ: 27 Theo PPCT
1. Mục đích, yêu cầu
1.1 Kiến thức
Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành.
1.2 Kĩ năng
Thao tác nạp và ra khỏi hệ thống. Thực hiện được một số thao tác cơ bản xử lí tệp.
1.3. Thái độ
	Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực thao tác dứt khoát.
2. Phương pháp, phương tiện giảng bài
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp.
Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ (đèn chiếu), máy tính đã cài HĐH.
3. Tiến trình bài giảng
3.1 ổn định lớp:
3.2 Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 
1. Cách làm việc với hệ điều hành như thế nào? 
2. Trong hệ điều hành Windows, tên tệp nào sau đay là hợp lệ?
a, X.Pas.P;	b, U/I.DOC	c, HUT.TXT-BMP
d, A.A-C.D	e, HY*O.D	f, H T H. DOC
3.3 Nội dung bài : 
Nội dung
Phương pháp
3. Ra khỏi hệ thống 
Một số hệ điều hành hiện nay có ba chế độ chính để ra khỏi hệ thống:
Tắt máy (Shut Down hoặc Turn Off);
Tạm ngừng (Stand by).
Ngủ đông (Hibernate).
a. Shut Down (Turn Off): Chọn chế độ này, hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống và sau đó tắt nguồn (ở các máy có thiết bị tắt nguồn tự động) hoặc đưa ra thông báo cho người dùng biết khi nào có thể tắt nguồn. 
b. Stand by: Chọn chế độ này để máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động trở lại ngay lập tức. 
c. Hibernate: Chọn chế độ này để tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng. 
Hoạt động 3: Cung cấp cho HS các cách ra khỏi hệ thống và tạo cho các em thói quen thoát khỏi hệ thống đúng cách.
PV: Khi đang sử dụng máy tính, nếu muốn kết thúc phiên làm việc người dùng có nên sử dụng công tắc tắt nguồn để tắt máy ngay không ? Tại sao?
HS: Không vì như thế sẽ dễ bị hỏng chương trình, mất dữ liệu, chóng hỏng máy.
GV: Phân tích bản chất và tầm quan trọng của thao tác ra khỏi hệ thống, từ đó để HS hiểu đây là thao tác cần thiết phải thực hiện trước khi kết thúc phiên làm việc và hình thành thói quen ra khỏi hệ thống theo đúng quy trình.
GV: Trình chiếu và giải thích các tuỳ chọn có trong thao tác ra khỏi hệ thống của một số hệ điều hành thông dụng hiện nay.
GV: Chế độ này là cách tắt máy tính an toàn, mọi thay đổi trong thiết đặt Windows được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.
GV: Khi ở chế độ này, nếu xảy ra mất điện (nguồn bị tắt) các thông tin trong RAM sẽ bị mất. Vì vậy trước khi tắt máy bằng Stand by, cần phải lưu công việc đang được thực hiện.
GV: Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó như các chương trình đang thực hiện và tài liệu còn mở,...
Lưu ý: 
Khi ra khỏi hệ thống, phải chờ máy tự tắt (đối với các máy có thiết bị ngắt nguồn điều khiển bằng chương trình) hoặc tắt nguồn khi có thông báo của hệ thống cho biết có thể tắt nguồn. 
Cần nhấn mạnh cho HS những kiến thức đã xét chỉ là cách giao tiếp, đối thoại với hệ thống chứ không phải là kiến thức sâu về hệ điều hành nói chung và Windows nói riêng.
4. Củng cố và hướng dẫn về nhà
- Giải thích cho HS: Khởi động lại máy tính bằng cách tắt bật nguồn dễ làm mất dữ liệu, làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của các thiết bị, vì vậy cần hạn chế khởi động máy tính bằng cách này.
- Trong Windows thao tác nạp lại hệ điều hành thường được thực hiện như sau: Chọn Stsrt -> ShutDown -> Restart.
5. Rút kinh nghiệm giảng dạy

File đính kèm:

  • doctiet 27.doc