Giáo án Tin học 3 tiết 5, 6: Làm quen với bàn phím

Tiết: 5 + 6

Bài 3: LÀM QUEN VỚI BÀN PHÍM

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh làm quen với bàn phím, một bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.

 2. Kĩ năng: Học sinh nắm được sơ đồ bàn phím.

 3. Thái độ: Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bàn phím

 2. Học sinh: Vơ ghi, kiến thức

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 3 tiết 5, 6: Làm quen với bàn phím, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 03
Ngày soạn: 05/09/2009
Ngày dạy: 07/09-Lớp: 3A-4A-4B
 08/09-Lớp: 5A-5B
 09/09-Lớp: 4A-5C-3A-4B
 10/09-Lớp: 5A-5B-5C
Tiết: 5 + 6
Bài 3: LÀM QUEN VỚI BÀN PHÍM 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Học sinh làm quen với bàn phím, một bộ phận nhập dữ liệu quan trọng của máy tính.
 2. Kĩ năng: Học sinh nắm được sơ đồ bàn phím.
 3. Thái độ: Rèn khả năng phán đoán, phát triển tư duy
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bàn phím
 2. Học sinh: Vơ ghi, kiến thức
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức lớp: (2P’)
Lớp
3A
4A
4B
5A
5B
5C
Tổng
25
25
22
22
21
22
Vắng
 2. Kiểm tra bài cũ: (5P’)
 GV: - Nêu cấu tạo máy tính (các bộ phận cơ bản của một máy tính để bàn)
- Cách bật tắt máy tính.
- Tư thế ngồi đúng	
 HS: Trả lời
 3. Bài mới: 
Tiết 1
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
Nội dung
*) Hoạt động 1: Giới thiệu bàn phím
GV: Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy vi tính. Sơ đồ bàn phím có dạng sau:
GV: Dựng bàn phím giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: Đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai. 
GV: Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: (GV giảng bằng hình ảnh trực quan, bàn phím)
GV: Giới thiệu sơ lược về bàn phím
Khu vực chính của bàn phím là nhóm phím lớn nhất ở phía bên trái bàn phím được sử dụng cho việc tập gõ bằng 10 ngón tay. Nhóm phím bên phải chủ yếu là các phím số. Ngoài ra cũng có các phím chức năng khác mà em sẽ được làm quen sau này.
(30P’)
1. Giới thiệu sơ lược về bàn phím
+) Hàng phím cơ sở: 
Nhìn trên bàn phím, hàng thứ ba tính từ dưới lên gọi là hàng phím cơ sở gồm có các phím [A] [S] [D] [F] [G] [H] [J] [K] [L] [;] ['].
Trên hàng cơ sở có hai phím có gai [F], [J]. Hai phím này làm mốc cho việc đặt các ngón tay ở vị trí ban đầu trước khi gõ phím.
Hàng phím trên: Ở phía trên hàng cơ sở. 
Hàng phím dưới: Ở dưới hàng cơ sở. 
Hàng phím số: Hàng phím trên cùng. 
Hàng phím chứa dấu cách: Hàng dưới cùng có một phím dài nhất gọi là phím cách.
Tiết 2
*) Hoạt động 2: Cách đặt tay trên bàn phím
GV: Để gõ nhanh các phím bằng 10 ngón tay, em cần biết cách đặt tay cho đúng vị trí 
GV: Quy tắc gõ các phím: Phần bên trái thuộc phạm vi hoạt động cuả các ngón tay trái. Phần bên phải thuộc phạm vi hoạt động cuả các ngón tay phải
*) Hoạt động 3: Quy tắc gõ phím
GV: Hướng dẫn HS quy tắc khi đặt tay và khi gõ phím
HS: Quan sát và ghi bài
(20P’)
(10P’)
2. Cách đặt tay trên bàn phím
 Cách đặt tay trên bàn phím luôn đặt tay trên hàng phím cơ sở.
 Tại hàng cơ sở, em hãy đặt ngón trỏ cuả tay trái vào phím có gai F, các ngón còn lại lần lượt đặt vào các phím D, S, A. để ngón trỏ của tay phải vào phím có gai J, các ngón còn lại đặt vào các phím K ,L, ;
3. Quy tắc gõ phím
- Phần bên trái thuộc phạm vi hoạt động của những ngón tay trái
- Phần bên phải thuộc phạm vi hoạt động của những ngón tay phải
- Mỗi ngón chỉ được phép gõ một số phím , riêng hai ngón cái để tự nhiên, chỉ dùng để gõ phím cách (Space bar) là phím dài nhất
- Gõ thong thả, đều đặn. Sau khi gõ xong mỗi phím em đưa ngón tay về vị trí những phím khởi hành
4. Củng cố: (2P’)
 - Bàn phím thuộc nhiều phím chia thành các nhóm cơ bản
 - Cách đặt tay trên bàn phím: Luôn đặt tay ở hàng phím cơ sở
 - Chú ý quy tắc gõ
5. Hướng dẫn về nhà: (1P’)
 - Học kĩ bài để chuẩn bị tốt cho các bài học gõ 10 ngón
6. Bài học kinh nghiệm: 
..

File đính kèm:

  • docTuần03.doc
Bài giảng liên quan