Giáo án Vật lí 9 Tuần 20-29 - Nguyễn Thị Phương Trang

* Kiến thức:

 _ Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.

_ Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.

_ Biết dòng điện xoay chiều có ưu điểm hơn dòng điện một chiều.

_ Tăng cường sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều.

* Kĩ năng:

_ Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kéo theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.

_ Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

_ Sản xuất các thiết bị chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện xoay chiều,

 

doc114 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lí 9 Tuần 20-29 - Nguyễn Thị Phương Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
lớp, kiểm tra sĩ số:
 2.KTBC:
Hỏi: Nêu cấu tạo của máy ảnh? Làm bài 47.1, 47.3.
Trả lời:
 Mỗi máy ảnh đều có vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.
 47.1 C
 47.3 Khoảng cách từ phim đến vật kính:
HS: Nhận xét.
GV: Đánh giá, cho điểm.
 3.Bài mới:
 3.1 Giới thiệu bài:
 Ôn lại lý thuyết và bài tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
 3.2 Bài học:
Hoạt động của HS – Trợ giúp của GV
Ghi bảng
GV: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
HS: Một HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Yêu cầu HS làm bài 40-41.2.
HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
GV: Nêu hai đặc điểm của thấu kính để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ?
HS: Một HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Chiếu vào thấu kính hội tụ một tia sáng song song với trục chính. Hãy vẽ tia ló ra sau thấu kính.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS làm bài 42-43.3; 42-43.6.
HS: 2HS lên bảng.
GV: Hãy dựng ảnh của vật AB qua tháu kính hội tụ.
HS: Dựng hình.
GV: Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước thấu kính đều là ảnh ảo thì đó là thấu kính gì?
HS: Thấu kính phân kì.
GV : Yêu cầu HS làm bài 44-45.2
HS : Một HS lên bảng, HS khác chú ý nhận xét.
GV : Yêu cầu HS làm bài 44-45.5
HS : Làm bài.
GV : Vật kính của máy ảnh là thấu kính gì ? Aûnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu ? Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật ? Cùng chiều hay ngược chiều với vật ?
HS : Một vài HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV : Yêu cầu HS làm bài 47.2.
HS : Một HS lên bảng, HS khác nhận xét.
1. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
 40-41.2
a5 ; b3 ; c1 ; d2 ; e4.
2. Thấu kính hội tụ :
_ Phần rìa mỏng hơn phần giữa.
_ Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
3.
Bài 42-43.3 :
Thấu kính hội tụ. Vì ảnh của điểm sáng S đặt trước thấu kính là ảnh thật.
 b) 
Bài 42-43.6 :
 a3 ; b1 ; c4 ; d5 ; e2.
4.
Bài 44-45.2 :
_ S’ là ảnh ảo vì nó và S cùng phía so với trục chính.
_ Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
Bài 44-45.5 :
 a2 ; b4 ; c1 ; d3.
5.
_ Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.
_ Aûnh của vật cần chụp hiện lên ở phim.
_ Aûnh trên phim nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
 4.Củng cố :
 Giáo viên nhận xét tiết ôn tập về sự chuẩn bị và thái độ tham gia ôn tập của học sinh.
 5.Dặn dò :
 _ Dặn HS học bài.
 _ Làm bài tập trong SBT.
 _ Oân bài 40 – 47.
 _ Tiết sau kiểm tra.
Ngày soạn: /../2008
Ngày dạy: .//2008
Tuần: 27 Tiết: 53
KIỂM TRA
.Mục tiêu:
_ Đánh giá khả năng học tập của HS về các bài đã học ở chương 3 – Quang học.
_ Kiểm tra kĩ năng vận dụng các công thức đã học vào bài tập của HS.
_ Cẩn thận, trung thực.
II.Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án.
HS: Học bài 40-47.
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Oån định lớp, kiểm tra sĩ số:
 2.Phát đề kiểm tra:
 3.Đề kiểm tra:
ĐỀ
Phần I.Trắc nghiệm: (4 điểm)
 Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng:
Tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
Tia sáng bị gãy khúc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường không trong suốt khác.
Cả A, B và C đều sai.
Câu 2: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây không đúng?
Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
Khi góc tới giảm thì góc khúc xạ cũng giảm.
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng giảm (tăng).
Cả A, B đều đúng.
Câu 3: Đặt một vật trước một thấu kính phân kì, ta sẽ thu được:
một ảnh ảo lớn hơn vật.
Một ảnh ảo nhỏ hơn vật.
Một ảnh thật lơn hơn vật.
Một ảnh thật nhỏ hơn vật.
Câu 4: Hãy cho biết câu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của thấu kính hội tụ.
Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
Tia tới song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền song song với trục chính.
Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng.
Câu 5: Trước một thấu kính hội tụ, ta đặt một vật AB sao cho AB nằm ngoài tiêu cự của thấu kính. Hãy cho biết tính chất ảnh cho bởi thấu kính:
Là ảnh thật, cùng chiều.
Là ảnh ảo, ngược chiều.
Là ảnh thật, ngược chiều.
Là ảnh ảo, cùng chiều. 
Câu 6: Tính chất giống nhau của ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ và phân kì là:
 A. Lớn hơn vật.	B. Nhỏ hơn vật.
 C. Cùng chiều với vật.	D. Ngược chiều với vật.
Câu 7: Máy ảnh gồm các bộ phận:
Buồng tối, kính mờ, thị kính.
Buồng tối, Vật kính, chỗ đặt phim.
Vật kính, thị kính, kính mờ, chỗ đặt phim.
Buồng tối, vật kính, chỗ đặt phim, kính mờ.
Câu 8: Aûnh trên phim là ảnh có tính chất gì?
Nhỏ hơn vật, là ảnh thật, cùng chiều với vật.
Nhỏ hơn vật, là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Nhỏ hơn vật, là ảnh thật, ngược chiều với vật.
Nhỏ hơn vật, là ảnh ảo, ngược chiều với vật.
Phần II. (2 điểm)
 Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau:
Câu 9: Thấu kính hội tụ có bề dày phần giữa (1) bề dày phần rìa.
Câu 10: Tia sáng qua quang tâm của một thấu kính sẽ (2)
Câu 11: Máy ảnh là dụng cụ dùng để (3) 
 Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là (4) 
Phần II. (4 điểm)
 Tự luận
Câu 12: Đặt một vật AB, có dạng một mũi tên dài 0,5cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4cm. Hãy xác dựng ảnh của vật theo đúng tỉ lệ xích.
Câu 13: Người ta chụp ảnh của một chậu cây cao 1m, đặt cách máy ảnh 2m. Phim cách vật kính của máy ảnh 6cm.
Vẽ hình (không cần đúng tỉ lệ).
Tính chiều cao của ảnh trên phim.
ĐÁP ÁN
Phần I: (4 điểm)
 Trắc nghiệm.
 Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
B
D
C
C
B
C
Phần II. (2 điểm)
 Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
lớn hơn
truyền thẳng
tạo ra ảnh thật của một vật mà ta muốn ghi lại trên phim, ảnh này nhỏ hơn vật.
Vật kính và buồng tối.
Phần III. (4 điểm)
Câu 12: (2 điểm)
 Vẽ đúng tỉ lệ 2 điểm
Câu 13: (2 điểm)
 4.Củng cố:
 _ Giáo viên thu bài.
 _ Nhận xét tiết kiểm tra.
 5.Dặn dò:
 Dặn học sinh đọc trước bài 48.
Ngày soạn: .//2008
Ngày dạy: ./../2008
Tuần: 29 Tiết: 57
Bài 51: BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC	
I.Mục tiêu:
_ Vận dụng kiến thức để giải các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp).
_ Thực hiện đúng các phép vẽ hình quan học.
_ Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.
II.Chuẩn bị:
GV: nghiên cứu SGK, SGV, giáo án.
HS: Đọc trước bài 51.
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Oån định lớp, kiểm tra sĩ số:
 2.KTBC:
Hỏi: Kính lúp là thấu kính loại gì? Có tiêu cự như thế nào? Được dùng để làm gì?
Trả lời:
 Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
HS: Nhận xét.
GV: Đánh giá, cho điểm.
 3.Bài mới:
 3.1 Giới thiệu bài:
 GV: Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập quang hình học.
 3.2 Bài học:
Hoạt động của HS – Trợ giúp của GV
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giải bài 1.
GV: Trước khi đổ nước mắt có nhìn thấy tâm O của đáy bình không?
HS: Trả lời (không).
GV: Sau khi đổ nước mắt có nhìn thấy O không? Vì sao?
HS: Một HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Theo dõi và lưu ý HS vẽ mặt cắt dọc của bình với chiều cao và đường kính đáy đúng theo tỉ lệ 2/5; Vẽ đường biểu diễn mặt nước đúng ở khoảng ¾ chiều cao bình.
HS: Giải bài 1.
GV: Cho HS thảo luận trước lớp về cách vẽ hình bài 1.
Hoạt động 2: Giải bài 2.
HS: Đọc kĩ đề bài 2.
GV: Hướng dẫn HS chọn tỉ lệ xíxh thích hợp, chẳng hạn lấy tiêu cự 3cm thì vật AB cách thấu kính 4 cm còn chiều cao AB là số nguyên.
HS: Vẽ hình theo đúng tỉ lệ.
GV: Hướng dẫn HS sử dụng 2 trong 3 tia sáng để vẽ hình và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
HS: Giải bài 2, đo chiều cao của vật, của ảnh trên hình vẽ và tính tỉ số giữa chiều cao ảnh và chiều cao vật.
Hoạt động 3: Giải bài 3.
GV: Yêu cầu HS đọc bài 3.
HS: Đọc kĩ đề bài 3.
GV : Biểu hiện cơ bản của mắt cận là gì ? Mắt cận và mắt không cận, mắt nào nhìn được xa hơn ? Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật ở xa hơn hay gần hơn ? Hoà và bình ai cận nặng hơn ?
HS : Trả lời câu a.
GV : Yêu cầu HS làm câu b.
HS : Làm câu b của bài 3.
Bài 1 :
Bài 2 :
a)
b)
AB = 7mm
A’B’ = 21mm 3AB
Xét cặp tam giác đồng dạng OABvà OA’B’:
Xét hai tam giác đồng dạng F’OI F’A’B :
Mà : OI =AB
=> 
Vậy : OA’ = 3 OA
Bài 3 :
a) Hoà bị cận thị nặng hơn.
b) Đó là thấu kính phân kì.
 Kính của Hoà có tiêu cự ngắn hơn ( kính của Hoà có tiêu cự 40cm còn kính của Bình có tiêu cự 60cm).
 4.Củng cố :
 Giáo viên nhận xét thái độ tham gia vào giải bài tập của học sinh.
 5.Dặn dò :
 _ Dặn HS học bài.
 _ Làm bài tập 51.1->51.5.
 _ Đọc trước bài 52.

File đính kèm:

  • docVat ly 9 ( tuan 19-20).doc
Bài giảng liên quan