Giáo án Xe máy lớp 11 tuần 33 + 34: Bảo dưỡng xe máy

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

BÀI THỰC HÀNH SỐ: 20.

 Tên bài học: BẢO DƯỠNG XE MÁY

 Lớp : 11 - THPT Thời gian dạy: 225 phút.

 Tuần : 33 (tiết 97,98,99) + 34 (tiết 100, 101)

I/ MỤC TIÊU:

 1/ Về kiến thức : Giúp học sinh thực hiện các thao tác trên máy để

+Nhận biết được các điểm cần tra dầu và bơm mỡ của xe máy.

+Tra được dầu mỡ cho xe máy.

+Làm được 1 số việc trong lịch bảo dưỡng: bộ chế hòa khí, ắc qui, thay dầu cạc te.

 .cũng như thực hiện các thao tác cơ bản .đã học khác.

 2/ Về kỹ năng : Học sinh phải thực hiện được hiện được bài tập thực hành, chú ý làm đúng các thao tác như bài học : để hoàn thành các bài tập thực hành gọn, nhanh, đẹp và an tòan.

 3/ Về thái độ : Nghiêm túc thực hiện chương trình và thao tác thực hành; phải đảm bảo an toàn người – máy. Học sinh phải thực hiện được và đúng các lệnh của GV đề ra.

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Xe máy lớp 11 tuần 33 + 34: Bảo dưỡng xe máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 20.
	Tên bài học:	BẢO DƯỠNG XE MÁY
	Lớp :	11 - THPT	Thời gian dạy: 225 phút.
	Tuần :	33 (tiết 97,98,99) + 34 (tiết 100, 101)	
I/ MỤC TIÊU:
 1/ Về kiến thức : Giúp học sinh thực hiện các thao tác trên máy để 
+Nhận biết được các điểm cần tra dầu và bơm mỡ của xe máy.
+Tra được dầu mỡ cho xe máy.
+Làm được 1 số việc trong lịch bảo dưỡng: bộ chế hòa khí, ắc qui, thay dầu cạc te.
.cũng như thực hiện các thao tác cơ bản .đã học khác.
 2/ Về kỹ năng : Học sinh phải thực hiện được hiện được bài tập thực hành, chú ý làm đúng các thao tác như bài học :  để hoàn thành các bài tập thực hành gọn, nhanh, đẹp và an tòan.
 3/ Về thái độ : Nghiêm túc thực hiện chương trình và thao tác thực hành; phải đảm bảo an toàn người – máy. Học sinh phải thực hiện được và đúng các lệnh của GV đề ra.
II/ CHUẨN BỊ :
 1/ Chuẩn bị của giáo viên : 
* Dụng cụ và thiết bị dạy học : Bài soạn –giáo án –bài tập thực hành--máy móc.
 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học hiểu bài lý thuyết, bút, vở ghi, .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp :	Thời gian : 2x2 phút.
	-Số học sinh vắng :	Tên:.. 
 2/ Kiểm tra bài cũ :	Thời gian : 3x2 phút
 -Câu hỏi kiểm tra :
 a/ Trình bày cách điều chỉnh nổ cầm chừng trên xe máy? 
 b/ Trình bày cách thay dầu cạc te xe máy ?
 3/ Hướng dẫn bài mới :
 -Giới thiệu bài mới :
 -CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN :
Nội dung hướng dẫn
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thời
gian
(1)
(2)
(3)
(4)
A: HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU :
I/ THIẾT BỊ VẬT LIỆU:
-Xe Honda Dream C100 và của 1 số xe máy khác.
-Dụng cụ: kìm búa trục vít, clê, 
-Nguyên vật liệu: vải lau, xăng dầu, mỡ.
-Nêu mục đích yêu cầu của bài học. 
-Giới thiệu bài thực hành.
-Nêu thiết bị vật liệu và cách thực hiện bài.
-Làm mẫu.
-Ghi các ý chính.
-Các em ghi tên bài học.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
5x2
II/TRA DẦU MỠ XE MÁY:
1. Cho đủ dầu và mỡ vào bơm dầâu , bơm mỡ.
+Mỡ công nghiệp bôi trơn ổ bạc lót ngòai như bi trục hay giò gà
+Nhớt bôi trơn xích tải (sên) phải đặc > SAE140; nhớt bôi lọc gió dùng SAE40 
2. Kiểm tra sự họat động của bơm dầu và bơm mỡ.
3. Tra dầu mỡ vào các điểm cần bôi trơn trên xe máy.
4. Kiểm tra lần cuối.
- Ch/giảng:Bôi trơn các chi tiết chuyển động tương đối với nhau-cọ sát vào nhau để chống mòn giúp tăng tuổi bền là bắt buộc.
-Nêu yêu cầu củađề mục. 
- Phát vấn :
+ Mỡ bôi trơn lọai gì ?
+ Nhớt bôi trơn lọai gì cho xíh ?
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Ghi các ý chính.
-Ghi tên đề mục.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-Các em được chỉ định làm mẫu.
-HS ghi lại các ý chính 
20
III/ BẢO DƯỠNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ:
1. Tháo bộ chế hòa khí rời động cơ (rời co xăng).
2. Tháo rời các chi tiết của bộ chế hòa khí, rửa bằng dầu và làm khô.
3. Kiểm tra sự mòn hỏng của quả ga, kim ga, gic lơ, phao, vít gió, vít xăng, lòxo. Chi tiết mòn hỏng phải thay.
4. Lắp các chi tiết của bộ chế hòa khí.
5. Lắp bộ chế hòa khí vào động cơ, nếu ron đệm mòn hỏng phải thay.
6. Kiểm tra lần cuối: khởi động động cơ, điều chỉnh chế độ cầm chừng.
-Nêu yêu cầu củađề mục. 
- Ch/giảng:BCHK dùng lâu sinh cặn bẩn cần BD
- Phát vấn :
+ Các chi tiết trong mạch xăng chính của BCHK?
+ Các chi tiết trong mạch xăng cầm chừng của BCHK?
+Lọc xăng hay bẩn cần làm gì ?
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Ghi các ý chính.
-Ghi tên đề mục.
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-HS ghi lại các ý chính 
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
40
IV/ BẢO DƯỠNG ẮC QUI:
1. Tháo cốp xe (nắp nhựa che ắc qui).
2. Tháo các dây điện nối với ắc qui (rút giắc cắm); tháo cầu chì.
3. Tháo ắc qui, làm sạch ắc qui và chỗ đặt ắc qui.
4. Kiểm tra hư hỏng của 2 cực.
5.Đo điện áp ắc qui bằng đồng hồ đo Volt DC.
6. Kiểm tra mức dung dịch điện phân; nếu thiếu thì đổ thêm nước cất với ắc qui nước.
7. Kiểm tra cầu chì và mối nối; nếu đứt hỏng phải thay.
8. Lắp ắc qui vào chỗ đặt trên xe, nối dây cầu chì và dây điện.
9. Kiểm tra lần cuối: sư họat động của động cơ khởi động, đèn số “0”, đèn phanh, đèn báo rẽ, còi.
- Ch/giảng:Aéc qui hay hỏng phải bảo dưỡng
- Phát vấn kết hợp hướng dẫn ban đầu bằng các câu hỏi sau :
+ Điện áp tối thiểu cho ắc qui 12 v bao nhiêu?
+ Mức điện dịch ắc qui nước thế nào? Vì sao phải ngập bản cực ?
-Giảng hay làm mẫu lại 1 số thao tác kết hợp nhắc nhở lại kiến thức.
-Ghi các ý chính.
-Ghi tên đề mục.
-Hs ghi chép nét chính để ôn lại lệnh đã học .
-Một số em sẽ giơ tay xin trả lời.
-Các em được chỉ định trả lời hay thực hiện làm mẫu.
-HS ghi lại các ý chính trước khi làm bài tập.
15
B: HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN :
I/ THIẾT BỊ VẬT LIỆU:
II/TRA DẦU MỠ XE MÁY:
III/ BẢO DƯỠNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ:
IV/ BẢO DƯỠNG ẮC QUI:
V/ ĐÁNH GIÁ: 
1. Kiểm tra bơm dầu và bơm mỡ. Cho dầu, mỡ vào bơm nếu thiếu.
2. Phương pháp sử dụng bơm. Kết quả tra dầu và bơm mỡ.
3. Tháo lắp và bảo dưỡng bộ chế hòa khí.
- Tổ chức cho học sinh thực hành trên máy.
-Giáo viên hướng dẫn và thực hiện thao tác mẫu tại lớp 
-Giáo viên quan sát –hướng dẫn –uốn nắn các sai phạm 
–Kiểm tra và đánh giá kết quả .
-Khi có sai hỏng không sửa được thì nhờ bạn hay nhờ thầy chỉ dẫn.
-Yêu cầu mỗi em làm xong bài thực hành để lấy điểm .
– có ghi điểm
-Học sinh thực hành theo từng mục của bài học.
-Thực hiện xong lệnh nào phải ghi lại những gì minh gõ vào vở học.
-Cuối giờ các em chuẩn bị để thầy gọi 1 số em lên kiểm tra thực hành.
-Báo thầy cho điểm
-Kiểm tra lại máy móc thết bị-Giúp các bạn khác thục hành.
80
+40
C: HƯỚNG DẪN KẾT THÚC :
1/ Củng cố bài :
+Điểm lại các vấn đề trong bài.
+Giới thiệu thêm 1 số cải tiến trong xe máy đời mới
2/Uốn nắn sai phạm:
+Tìn chưa đủ vị trí bôi trơn dầu và mỡ.
+Đo điện áp ắc qui sai cưcï tính
 3/ Câu hỏi ôn tập :
a/ Hãy nêu các điển tra dầu mỡ trên xe máy đã thực hành?
b/ Nêu trình tự tháo bộ chế hòa khí đã thực hành ?
c/ Nêu các trình tự bảo dưỡng ắc qui đã thực hành?
4/ Dặn dò bài sau :LT bài 31: tìm hiểu nghề sửa chữa xe máy.
-Cho học sinh dừng thực hành và tắt máy.
-Giáo viên nhắc nhở các em về những sai phạm.
-Đọc ghi câu hỏi ôn tập
-Kiểm tra thiết bị máy móc học sinh thực hành
-Dặn dò bài sau
-Học sinh báo cáo các vấn đề hư hỏng. 
-Học sinh nếu chưa hiểu chỗ nào khó cần hỏi thêm để thầy chỉ dẫn thêm.
5x2
IV/ TỰ RÚT KINH NGHIỆM:(chuẩn bị, tổ chức thực hiện )
Ngày thực hiện : từ / /201 đến ngày / /201
	TRƯỞNG TỔ MÔN	Ngày ......thángnăm 20
	(ký duyệt)	Chữ ký của giáo viên
	Võ Quang Trung.

File đính kèm:

  • doc33 va34 XeMay TH BaoDuongXeMay.doc