Giáo dục Quốc phòng - Bài 14: Giới thiệu một số loại súng bộ binh (AK & CKC)

BÀI 14

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI SÚNG BỘ BINH

 ( AK & CKC )

PHẦN 1 : Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Giới thiệu cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số loại súng bộ binh, làm cơ sở cho việc giữ gìn bảo quản và sử dụng súng trong chiến đấu.

2. Yêu cầu

- Nắm được tính năng chiến đấu của súng, đạn.

- Nắm được tác dụng, cấu tạo các bộ phận chính của súng.

- Biết tháo, lắp thông thường súng CKC, súng AK.

- Tích cực ôn luyện, kiểm tra tháo, lắp súng đạt khá trở lên.

- Bảo đảm an toàn trong giảng dạy và luyện tập.

II - NỘI DUNG, TRỌNG TÂM, THỜI GIAN.

 

doc18 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục Quốc phòng - Bài 14: Giới thiệu một số loại súng bộ binh (AK & CKC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
liên RPĐ ( đã được tháo, lắp thử để tránh vướng mắc khi làm mẫu ), phụ tùng, búa đồng, gỗ đệm, bàn để tháo, lắp.
 - Phương pháp giảm : Vận dụng phương pháp trực quan bằng động tác mẫu kết hợp với phương pháp diễn giải.
 Làm chậm vừa nói vừa làm, giới thiệu dứt điểm động tác tháo từng bộ phận cho đến hết các bộ phận cần tháo theo quy định.
6. Giữ gìn súng, đạn, chuẩn bị súng, đạn để bắn ( 5 phút )
 Phương pháp giảng : Nêu tuần tự giảng giải các nguyên tắc giữ gìn, lau chùi, bảo quản súng đan; công tác kiểm tra, chuẩn bị súng, đạn trước khi bắn.
7. Cách dùng súng (10 phút )
 - Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị một khẩu súng trung liên RPĐ và đầy đủ trang bị như chiến đấu, cắm bia cách bệ tập ngắm 100m, chọn vị trí lên lớp của giáo viên, vị trí đứng của sinh viên ( không để ánh nắng mặt trời chiếu xiên vào mặt học sinh, học sinh dễ quan sát được động tác của giáo viên ).
 - Phương pháp giảng : Vận dụng phương pháp trực quan bằng động tác mẫu kết hợp với phương pháp diễn giải.
 Giới thiệu 1 bước, vừa nói vừa làm, phân tích, giảng bài làm rõ ý nghĩa, tác dụng từng động tác và cách thực hiện từng động tác để học sinh nắm chắc từng động tác làm cơ sở cho luyện tập.
II - súng diệt tăng b40 ( 40 phút )
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu ( 5 phút )
 Phương pháp giảng : Nêu trình tự các tính năng chiến đấu, giải thích các tính năng có tính trọng tâm như : 
 - Tốc độ bắn.
 - Tầm bắn hiệu quả.
 - Khả năng xuyên thép, bê tông.
 Trong quá trình giải thích có thể kết hợp đưa kinh nghiệm sử dụng súng trong kháng chiến chống mỹ vào bài giảng để làm phong phú nội dung.
2. Cấu tạo các bộ phận của súng, đạn ( 10 phút)
a ) Cấu tạo các bộ phận của súng 
 - Công tác chuẩn bị : Súng 2 khẩu, 1 khẩu để nguyên đồng bộ, 1 khẩu tháo tỉ mỉ đặt theo thứ tự trên bàn, đạn học cụ B40 2 quả, treo theo thứ tự giảng bài, kiểm tra hoạt động của mô hình.
 - Phương pháp giảng : Nêu thứ tự tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng, kết hợp nói và chỉ trên tranh vẽ, vật thự, nói rõ sự liên quan giữa các bộ phận khi chuyển động.
b ) Cấu tạo các bộ phận của đạn
 Giới thiệu tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đanh; giải thích rõ nguyên lý cấu tạo đạn.
3. Sơ lược chuyển động ( 5 phút )
 - Công tác chuẩn bị : Tranh chuyển động các bộ phận của súng B40, mô hình mô phỏng chuyển động của súng.
 - Phương pháp giảng : Nêu thứ tự chuyển động các bộ phận của súng B40 vừa nói vừa chỉ trên tranh vẽ mô hình. Nếu sử dụng mô hình, nói đến đâu kết hợp cho mô hình chuyển động đến đó.
4. Tháo và lắp súng thông thường ( 5 phút )
a ) Quy tắc tháo và lắp súng 
 Phương pháp giảng : giới thiệu tuần tự các quy tắc tháo và lắp súng không phân tích.
b ) Tháo và lắp súng.
 - Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị một khẩu súng B40, phụ tùng, búa đồng, gỗ đệm, bàn để tháo, lắp.
 - Phương pháp giảng : Vận dụng phương pháp trực quan bằng động tác mẫu kết hợp với phương pháp diễn giải.
 Làm chậm vừa nói vừa làm, giới thiệu dứt điểm động tác tháo từng bộ phận cho đến hết các bộ phận cần tháo theo quy định.
5. Giữ gìn súng, đạn, chuẩn bị súng, đạn để bắn ( 5 phút )
 Phương pháp giảng : Nêu tuần tự giảng giải các nguyên tắc giữ gìn, lau chùi, bảo quản súng, đạn; công tác kiểm tra, chuẩn bị súng đạn trước khi bắn.
6. Cách dùng súng ( 10 phút )
 - Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị một khẩu súng B40 và đầy đủ trang bị như chiến đấu, cắm bia cách bệ tập ngắm 100m; chon vị trí lên lớp của giáo viên; vị trí đứng của học sinh ( không để ánh nắng mặt trời chiếu xiên vào mặt học sinh, học sinh dễ quan sát được động tác của giáo viên )
 - Phương pháp giảng : Vận dụng phương pháp trực quan bằng động tác mẫu kết hợp với phương pháp diễn giải.
 Giới thiệu một bước, vừa nói vừa làm, phân tích, giảng giải làmm rõ ý nghĩa, tác dụng từng động tác và cách thực hiện từng động tác để học sinh nắm chắc từng động tác làm cơ sở cho luyện tập.
III - Súng diệt tăng B41 ( 40 phút )
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu ( 5 phút )
 Phương pháp giảng : Nêu trình tự các tính năng chiến đấu, giải thích các tính năng có tính trọng tâm như : 
 - Tốc độ bắn.
 - Tấm bắn hiệu quả.
 - Khả năng xuyên thép, bê tông.
 Trong quá trình giải thích có thể kết hợp đưa kinh nghiệm sử dụng súng B41 trong kháng chiến chống mỹ vào bài giảng để làm phong phú nội dung.
2. Cấu tạo các bộ phận của súng, đạn ( 10 phút )
a ) Cấu tạo các bộ phận của súng.
 - Công tác chuẩn bị : súng B41 2 khẩu, 1 khẩu để nguyên đồng bộ, 1 khẩu tháo tỉ mỉ đặt theo thứ tự trên bàn, đạn học cụ B41: 2 quả, treo tranh theo thứ tự giảng bài, kiểm tra hoạt động của mô hình.
 - Phương pháp giảng : Nêu thứ tự tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng, kết hợp nói và chỉ trên tranh vẽ, vật thực, nói rõ sự liên quan giữa các bộ phận khi chuyển động.
b ) Cấu tạo các bộ phận của đạn.
 Giới thiệu tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn, giải thích rõ nguyên lý cấu tạo đạn.
3. Sơ lược chuyển động ( 5 phút )
 - Công tác chuẩn bị : Tranh chuyển động các bộ phận của súng B41, mô hình mô phỏng chuyển đông của súng.
 - Phương pháp giảng : Nêu thứ tự chuyển động các bộ phận của sung B41 vừa nói vừa chỉ trên tranh vẽ mô hình. Nếu sử dụng mô hình, nói đến đâu kết hợp cho mô hình chuyển động đến đó.
4. Tháo và lắp súng thông thường ( 5 phút )
a ) Quy tắc tháo và lắp súng.
 Phương pháp giảng : Giới thiệu tuần tự các quy tắc tháo và lắp súng không phân tích.
b ) Tháo và lắp súng.
 - Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị 1 khẩu súng B41 có đầy đủ phụ tùng, búa đồng, gỗ đệm, bàn để tháo, lắp.
 - Phương pháp giảng : Vận dụng phương pháp trực quan bằng động tác mẫu kết hợp với phương pháp diễn giải.
 Làm chậm vừa nói vừa làm, giới thiệu dứt điểm động tác tháo từng bộ phận cho đến hết các bộ phận cần tháo theo quy định.
5. Giữ gìn súng, đạn, chuẩn bị súng, đạn để bắn ( 5 phút )
 Phương pháp giảng : Nêu tuần tự giảng giải các nguyên tắc giữ gìn, lau chùi bảo quản súng, đạn; công tác kiểm tra chuẩn bị súng, đạn trứơc khi bắn.
6. Cách dùng súng( 10 phút )
 - Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị 1 khẩu súng B 41 và đầy đủ trang bị như chiến đấu, cắm bia cách bệ tập ngắm 100m, chọn vị trí lên lớp của giáo viên, vị trí đứng của học sinh ( không để ánh nắng mặt trời chiếu xiên vào mặt học sinh , học sinh dễ quan sát được động tác của giáo viên).
 - Phương pháp giảng : Vận dụng phương pháp trực quan bằng động tác mẫu kết hợp với phương pháp diễn giải.
 Giới thiệu một bước, vừa nói vừa làm, phân tích, giảng giải làmm rõ ý nghĩa, tác dụng từng động tác và cách thực hiện từng động tác để học sinh nắm chắc từng động tác làm cơ sở cho luyện tập.
IV - Vũ khí tự tạo.
1. Chông và bẫy không nổ.
 - Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị các loại chông, mô hình các loại bẫy không nổ, tranh vẽ cho các loại chông bẫy không nổ.
 - Phương pháp giảng : Vận dụng phương pháp diễn giải. Nêu thứ tự tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận từng loại chông, bẫy, kết hợp nói và chỉ trên tranh vẽ, vật thực, giải thích rõ sự liên quan giữa các bộ phận khi quân địch tác động vào chông, bẫy.
2. Bẫy nổ
 - Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị mô hình, tranh vẽ các loại bẫy nổ.
 - Phương pháp giảng : Vận dụng phương pháp diễn giải. Nêu thứ tự tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận từng loại bẫy nổ, kết hợp nói và chỉ trên tranh vẽ, mô hình, giải thích rõ quá trình gây nổ của bẫy khi quân địch tác động vào .
C - Luyện tập.
I - Phổ biến kế hoạch luyện tập.
1. Nội dung 
 - Tháo, lắp các loại súng RPĐ, B40, B41.
 - Động tác sử dụng súng RPĐ, B40, B41.
 - Tính năng cấu tạo súng RPĐ, B40, B41, vũ khí tự tạo.
2. Thời gian 40 phút.
3. Tổ chức, phương pháp 
 Chia lớp học thành 3 bộ phận. Nội dung, thời gian, phương pháp, vật chất của từng bộ phận như sau :
Bộ phận 1 : 
 - Nội dung : Tính năng cấu tao súng RPĐ, B40, B41, vũ khí tự tạo.
 - Thời gian : 15 phút
 - Phương pháp : 
Bước 1 : Hướng dẫn cá nhân trong tổ tự nghiên cứu nội dung : Binh khí các loại súng bộ binh RPĐ, B40, B41 và vũ khí tự tạo ( 5 phút )
Bước 2 : Tổ trưởng nêu câu hỏi chỉ định từng người trả lơi ( 20 phút )
 + Vật chất: vở ghi, tranh, súng RPĐ, B40, B41, vũ khí tự tạo.
 + Địa điểm : khu vực học của lớp.
 + Người phụ trách : Tổ trưởng.
* Hết thời gian đổi tập về bộ phận 2.
Bộ phận 2 :
 - Nội dung : Tháo , lắp thông thường súng RPĐ, B40, B41.
 - Thời gian : 15 phút.
 - Phương pháp : 
Bước 1 : Hướng dãn cá nhân trong tổ tháo, lắp thông thường các loại súng RPĐ, B40, B41.
Bước 2 : Tổ trưởng duy trì tháo, lắp từng loại súng và tính thời gian (20 phút )
 + Vật chất : súng RPĐ, B40, B41, phụ tùng, búa đông, gỗ đệm, bàn,giẻ lau.
 + Địa điểm : Khu vực học của lớp. 
 + Người phụ trách : Tổ trưởng.
* Hết thời gian đổi tập về bộ phận 3
Bộ phận 3 :
 - Nội dung : Cách dùng súng RPĐ, B40, B41.
 - Thời gian : 15 phút.
 - Phương pháp : 
Bước 1 : Hướng dãn cá nhân trong tổ làm động tác bắn các loại súng RPĐ, B40, B41.
Bước 2 : Tổ trưởng duy trì luyện tập từng loại súng và tính thời gian (20 phút )
 + Vật chất : súng RPĐ, B40, B41, trang bị như trong chiến đấu.
 + Địa điểm : Bãi tập, sân trường. 
 + Người phụ trách : Giáo viên.
* Hết thời gian đổi tập về bộ phận 1.
3. Ký, tín hiệu luyện tập.
 - Một hồi còi bắt đầu luyện tập.
 - Hai hồi còi đổi tập.
 - Ba hồi tập thôi tập về vị trí tập trung.
II - Duy trì luyện tập.
 - Giáo viên duy trì luyện tập theo kế hoạch, theo dõi kết quả và giúp đỡ các bộ phận luyện tập. Thực hiện sai đâu sửa đó, những động tác có nhiều sai giáo viên phải tập trung thống nhất lại động tác cho cả bộ phận.
 -Kiểm tra đánh giá kết quả.
 + Nội dung : Tháo, lắp thông thường súng RPĐ.
 + Thời gian : 15 phút.
 + Phương pháp kiểm tra : Giáo viên cho học sinh chuẩn bị súng, ra lệnh " Tháo súng" hoặc " lắp súng " .Người kiểm tra tự tháo, lắp; khi tháo, lắp xong hô " xong ", giáo viên tính thời gian đánh giá kết quả.
Phần 3 : kết thúc giảng dạy
 1. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài.
 Giải đáp thắc mắc của học sinh về nội dung liên quan đến bài học.
 2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu.
 3. Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học.
 4. Kiểm tra quân số, vật chất, vũ khí trang bị.

File đính kèm:

  • docMon GDQP.doc
Bài giảng liên quan