Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam

MẤY LỜI NÓI ĐẦU. 4

CHƯƠNG MỘT: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM. 7

I. VĂN HÓA LÀ GÌ?. 7

1. Định nghĩa. . 7

2. Các chức năng của văn hóa. 11

3. Văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, văn vật. . 14

4. Cấu trúc của văn hóa. 16

5. Vấn đề loại hình văn hóa. . 17

II. VĂN HÓA VIỆT NAM. . 26

1. Văn hóa Việt Nam từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á hội nhập vào văn hóa Đông Á. . 27

2. Chủ thể văn hóa Việt Nam. 29

3. Lịch trình văn hóa Việt Nam. 34

III. VĂN HÓA VIỆT NAM MỞ RỘNG ĐỊA BÀN TỪ BẮC VÀO NAM. . 37

IV. CÁC LỚP VĂN HÓA VIỆT NAM. 37

1. Lớp văn hóa bản địa. . 37

2. Lớp văn hóa tiếp biến văn hóa Ấn Độ. . 37

3. Lớp văn hóa tiếp biến văn hóa Trung Quốc. 37

4. Lớp văn hóa tiếp biến văn hóa của các tộc người anh em trên đất nước Việt Nam. . 37

5. Lớp văn hóa tiếp biến văn hóa Châu Âu. . 37

V. CHÚNG TA NGHĨ GÌ VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM?37

VI. CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM. 38

1. Vùng văn hóa miền núi phía Bắc. 38

2. Vùng văn hóa Tây Bắc. 38

3. Vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng. 39

4. Vùng văn hóa Bắc Trung bộ. . 39

5. Vùng văn hóa duyên hải Nam Trung bộ. . 39

6. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. . 39

7. Vùng văn hóa Đồng Nai - Gia Định (Đông Nam bộ). . 39

8. Vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long. . 39

CHƯƠNG HAI : MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA. 41

I. VĂN HÓA VẬT CHẤT. . 41

Lê Chí Dũng Khoa Ngữ vănCơ sở văn hóa Việt Nam - 3 -

II. VĂN HÓA TINH THẦN. . 43

1. Văn hóa nhận thức. . 43

2. Văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. . 43

3. Văn hoá lễ hội. 44

4. Văn hóa nghệ thuật. 45

5. Văn hóa các thú chơi. . 45

6. Văn hóa ẩm thực. 45

III. VĂN HÓA TỔ CHỨC, QUẢN LÝ. 45

IV. VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ. 46

1. Giao tiếp, ứng xử trong môi trường tự nhiên. . 46

2. Giao tiếp, ứng xử trong môi trường xã hội. . 46

V. VĂN HOÁ TÁI SẢN XUẤT SINH HỌC - XÃ HỘI. 47

1. Văn hóa tái sản xuất sinh học - xã hội trong thời trung đại. 47

2. Văn hóa tái sản xuất sinh học - xã hội trong thời thuộc Pháp. 48

3. Văn hóa tái sản xuất sinh học - xã hội hiện đại ở Việt Nam. . 48

KẾT LUẬN . 50

PHỤ LỤC . 52

 

pdf54 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
øi là mục tiêu phát 
triển đất nước. 
 Đà lạt, 1997 - 1998 
 Lê Chí Dũng 
69 Phase (tiếng Pháp): pha, chu kỳ. 
Lê Chí Dũng Khoa Ngữ văn 
Cơ sở văn hóa Việt Nam - 52 - 
PHỤ LỤC 
THẬP KỶ QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH 
SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM. 
(ND, 4-10-1997) 
Đến nay, Tổ chức giáo dục - khoa học và văn hóa liên hợp quốc (UNESCO) đã 
công bố hơn 50 văn bản về chính sách văn hóa của các nước thành viên. Có bốn thể 
chế cơ bản là các văn bản pháp luật, về chính sách văn hóa của các nuớc thành viên. 
Có bốn thể chế cơ bản là các văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, 
ngân sách và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Khi hoạch định và triển khai một chính 
sách văn hóa bao giờ cũng được hình thành bởi ba thành tố - ba nhóm cộng đồng cùng 
tham gia chính sách và tác động qua lại với nhau: cộng đồng hoạch định và quản lý 
chính sách, cộng đồng những người hoạt động văn hóa và công chúng. Qua đó, chúng 
ta thấy chính sách văn hóa không thể và cũng không phải là một tác phẩm riêng, một 
ý chí riêng của những người hoạch định chính sách, những người quản lý mà nó phải 
xuất phát, phải thể hiện được quyền lợi và trách nhiệm của cả những nhà hoạt động 
văn hóa , những nhà sáng tạo và cả của công chúng hưởng thụ, đồng thời cũng là cộng 
đồng hoạt động và sáng tạo văn hóa nữa. Trong mối quan hệ đan xen, tương hỗ và kết 
nối của những thành tố hình thành nên chính sách văn hóa, thì nổi lên vai trò trung 
tâm của nhà nước, của những người hoạch định chính sách. 
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa trong 
đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn 
hóa lớn, đã dành sự quan tâm đặc biệt đến đời sống tinh thần của nhân dân, đến văn 
hóa dân tộc. Trong những năm qua vấn đề định hướng cho các hoạt động văn hóa, văn 
nghệ, vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển của đất nước đã được dành 
một vị trí thích đáng trong các văn kiện của Đảng ta. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội 
Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là 
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội". Không chỉ nêu lên 
những định hướng mà trong một số nghị quyết của Đảng và quyết định của Chính phủ 
đã chỉ ra những công việc, những chính sách cụ thể để xây dựng nền văn hóa Việt 
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
Một sự trùng hợp của những ý tưởng của thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa do 
Liên hợp quốc và UNESCO phát động với những thành tựu trong công cuộc đổi mới 
của Việt Nam do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong thập kỷ qua là một minh 
chứng cho sự gặp gỡ của những tư tưởng, những xu thế có tính thời đại khi nhìn nhận 
vai trò, vị trí của văn hóa và phát triển. Cơ cấu và nội dung của thập kỷ quốc tế phát 
triển văn hóa là: 
- Văn hóa phải có một vị trí thích đáng, được thể hiện trong các kế hoạch, chính 
sách và dự án phát triển. 
Lê Chí Dũng Khoa Ngữ văn 
Cơ sở văn hóa Việt Nam - 53 - 
- Đề cao các bản sắc văn hóa dân tộc. Khuyến khích tài năng sáng tạo và cuộc 
sống có văn hóa. 
- Mở rộng sự tham gia của mọi người vào đời sống văn hóa và sáng tạo văn hóa. 
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về văn hóa. 
Chính sách văn hóa của chúng ta cũng tương tự như vậy, trong đó phải thể hiện 
được sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa - nghệ thuật dân 
tộc; tạo được nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị cao cả về tư tưởng, cả về nghệ thuật 
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; tạo mọi thuận lợi cho người dân 
hưởng thụ, hoạt động và sáng tạo văn hóa; xây dựng đội ngũ có phẩm chất chính trị và 
trình độ chuyên môn cao, vừa chú ý đào tạo nhân tài về văn hóa; tiếp thu có chọn lọc 
tinh hoa văn hóa thế giới, tăng cường hợp tác quốc tế về văn hóa và đa dạng hoá các 
nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển văn hóa. 
Nhận thức đầy đủ vai trò của văn hóa trong phát triển là cần, nhưng chưa đủ. 
Điều quan trọng là cần phải đưa những nhân tố văn hóa vào trong việc hoạch định các 
chính sách, các chương trình và dự án phát triển. Tháng 4 - 1993, Việt Nam đã tổ chức 
hội hảo do UNESCO tài trợ với chủ đề: Phương pháp luận về việc đưa các nhân tố văn 
hóa vào các kế hoạch và dự án phát triển. Những tham luận của nhiều chuyên gia 
trong và ngoài nước đã chỉ ra ý nghĩa và tính cấp thiết của công việc này. 
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu vai trò quan trọng và việc điều tiết của văn 
hóa trong phát triển. 
Chúng ta đã xây dựng được 11 quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo vùng. 
Chúng tôi đã nghiên cứu nhận xét rằng, tất cả các quy hoạch vùng và tỉnh, thành phố 
về văn hóa còn mờ nhạt. Việc đánh giá hiện trạng văn hóa, tài sản văn hóa để làm cơ 
sở cho quy hoạch không được trình bày một cách đầy đủ và khoa học, không có quy 
hoạch nào đề cập dự báo phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế của vùng, của 
địa phương. Các loại hình văn hóa đặc thù, văn hóa cổ truyền, văn hóa các dân tộc 
thiểu số không được nêu ra một cách rõ ràng, cụ thể. Tỷ trọng vốn đầu tư cho kinh tế 
và xã hội không cân đối, thậm chí không đề cập tỷ trọng vốn cho văn hóa. 
Thập kỷ vừa qua cũng là thời gian có những nhận thức mới về khoa học - công 
nghệ trong văn hóa. Thành tựu khoa học - kỹ thuật làm cho một công trình sáng tạo 
văn hóa - nghệ thuật trở nên phổ biến, vượt ra khỏi một vùng nhỏ hẹp hay một quốc 
gia. Việc ứng dụng một cách rộng rãi và thường xuyên vào đời sống hàng ngày tạo 
nên môi trường kỹ thuật vừa tự nhiên, vừa mang tính thẩm mỹ, tạo điều kiện mới cho 
sự phản ánh và sự khám phá của nghệ thuật. Do đó, văn hóa - nghệ thuật cũng cần 
đến khoa học và công nghệ như bất cứ một ngành nào khác. 
Người Việt Nam có quyền tự hào về nền văn hóa dân tộc phong phú , đa dạng, 
độc đáo, có bản sắc, có sức sống cũng như sức cuốn hút mãnh liệt của mình được thể 
hiện ở ý thức dân tộc thống nhất hình thành từ rất sớm, ở truyền thống nhân văn sâu 
sắc, ở sự kết hợp giữa pháp trị và đức trị, ở sự thống nhất trong đa dạng, thừa nhận đặc 
điểm chung và đặc điểm riêng của từng vùng của nền văn hóa vật chất và văn hóa phi 
vật chất, ở tinh thần bao dung, giữ gìn cái riêng của mình, nhưng vẫn sẵn sàng hội 
Lê Chí Dũng Khoa Ngữ văn 
Cơ sở văn hóa Việt Nam - 54 - 
nhập, tiếp thụ cái mới của nhân loại. Đó là kết tinh của mối quan hệ tổng hoà và tương 
tác giữa ba yếu tố: môi trường - con người - văn hóa, sư kiên trì, lòng dũng cảm, trí 
thông minh và khát vọng vươn tới tầm cao nhân loại. 
 Vấn đề gìn giữ, phát huy và phát triển văn hóa dân tộc đã được chỉ ra một cách 
đúng đắn và nhất quán trong nhiều nghị quyết, đặc biệt là nghị quyết gần đây của 
Đảng, trong đó nhấn mạnh việc phát triển văn hóa - nghệ thuật dân tộc là trách nhiệm 
của toàn dân, đồng thời cũng xác định trách nhiệm quản lý và đầu tư của nhà nước cho 
việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến các sản phẩm văn hóa - 
nghệ thuật truyền thống. 
Trong quá trình vận dụng nền văn hóa cần quán triệt hai quy luật đặc thù của 
văn hóa: đó là quy luật bảo vệ và phát huy, đi đôi với quy luật kế thừa và phát triển di 
sản văn hóa dân tộc. Bảo vệ kiên cường và có bản lĩnh cũng tức là chúng ta vững vàng 
đi vào hội nhập. 
Muốn cho văn hóa phát triển và để văn hóa của dân tộc có khả năng đóng góp 
vào sự phát triển, thì công tác quản lý văn hóa là điều kiện tiên quyết. việc quản lý 
này phải bám sát vào quy trình hoạt động của văn hóa: sưu tầm, bảo quản những sản 
phẩm văn hóa có giá trị; truyền bá và phát huy các giá trị văn hóa; nâng cao và sáng 
tạo ra những sản phẩm văn hóa mới. 
Văn hóa, như mọi hiện tượng xã hội, có tính xã hội hoá tự thân. Bản thân mỗi 
hoạt động văn hóa đều có tiềm năng xã hội hoá. Xã hội hoá hoạt động văn hóa là 
biến các hoạt động văn hóa trở thành của toàn xã hội, được xã hội quan tâm nuôi 
dưỡng, được sự tham gia của nhiều ngành và mọi tầng lớp nhân dân; là một sự chuyển 
giao, san sẻ trách nhiệm xã hội về hoạt động xã hội về hoạt động sáng tạo, cung cấp 
và phổ biến văn hóa giữa nhà nước và nhân dân, là sự liên kết các thành phần xã hội 
trong mối quan tâm chung về tầm quan trọng của văn hóa đối với hiện tại và tương lai. 
Với sáng kiến của UNESCO, thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa mà nội dung chủ 
yếu là khẳng định tầm vóc của văn hóa trong phát triển đã và đang được Việt Nam 
vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể của mình để xây dựng một xã hội hài hoà, tốt đẹp. 
 GSTS. Lưu Trần Tiêu 
Lê Chí Dũng Khoa Ngữ văn 

File đính kèm:

  • pdfgt_Cơ sở vanhoavietnam.pdf