Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 11 Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng

Sau khi nghiên cứu chương này, Học viên sẽ hiểu được:

- Vai trò và nhiệm vụ của người Hiệu trưởng trường phổ thông; tổ chức khoa học

lao động quản lý trong bộ máy nhà trường; tổ chức khoa học lao động quản lý của cá

nhân người Hiệu trưởng.

- Hình thành các kỹ năng về tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà

trường và cho bản thân người Hiệu trưởng trường phổ thông.

- Có ý thức và nâng cao tinh trần trách nhiệm trong việc tổ chức khoa học lao

động quản lý trong nhà trường và cho bản thân.

pdf38 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 11 Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 dục học sinh theo chương trình, kế hoạch 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong công tác lãnh đạo nhà trường Hiệu trưởng là nhà 
sư phạm mẫu mực, người định hình văn hóa nhà trường, người học viên suốt đời
 Những nhiệm vụ chính của Hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường là: 
Tổ chức bộ máy nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 
học; quản lí giáo viên, nhân viên; quản lí và tổ chức giáo dục học sinh; quản lí hành 
chính, tài chính, tài sản trong nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà 
nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh.
 Lao động quản lý là loại lao động của người quản lý dùng để “điều khiển lao 
động”. Lao động quản lí là loại lao động trí óc diễn ra theo qui trình: quyết định - tổ 
chức thực hiện quyết định - kiểm tra - điều chỉnh, tổng kết. Lao động quản lý có tính 
gián tiếp, đối tượng của lao động quản lý là thông tin, công cụ của lao động quản lý là 
tư duy cùng các phương pháp và phương tiện hỗ trợ tư duy. Kết quả lao động quản lý 
là các quyết định, các chương trình, các dự án, các kế hoạch về bản chất cũng là thông 
tin. 
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
183
 Phong cách quản lý là hệ thống các phương pháp được nhà quản lí sử dụng để 
tác động đến những người dưới quyền. Phong cách quản lý được coi như một nhân tố 
quan trọng của quản lí, trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lí, 
mà còn thể hiện tài năng và chí hướng của con người, nghệ thuật chỉ huy của người 
quản lý. Về cơ bản người Hiệu trưởng trường phổ thông nên có phong cách dân chủ 
nhưng đồng thời phải có tính kiên định.
 Quyền lực là khả năng của một người hay một nhóm người trong việc ảnh 
hưởng tới cách đối xử của người khác. Cơ sở tạo ra quyền lực của người Hiệu trưởng 
chính là quyền lực vị trí và quyền lực cá nhân. Hiệu trưởng chỉ nên sử dụng quyền lực 
để thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và không được phép sử dụng quyền lực vì mục 
tiêu cá nhân. Để thiết lập quyền lực, Hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp sau: 
phương pháp thân thiện, phương pháp nêu lý do, phương pháp quyết đoán, phương 
pháp tham khảo cấp trên, phương pháp liên minh, phương pháp khen thưởng và kỷ 
luật.
 Tổ chức khoa học lao động quản lí trong nhà trường là tổ chức sắp xếp các hoạt 
động trong nhà trường một cách khoa học, tạo điều kiện cho hoạt động dạy và học đạt 
hiệu quả cao nhất, sử dụng kinh phí hiệu quả, sử dụng tốt hơn thời gian làm việc, đảm 
bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh, công nhân viên trong trường.
Tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường chính là tổ chức sao 
cho khoa học các vấn đề sau đây: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý; định mức lao động 
trong nhà trường; phân công công tác trong nhà trường; điều hành nhà trường; xây 
dựng môi trường công tác và tổ chức nơi làm việc, học tập; tổ chức công tác thông tin 
trong nhà trường.
 Lao động quản lý của cá nhân người Hiệu truởng là lao động trí óc đặc biệt, 
tổng hợp và có tính sáng tạo, trong đó đối tượng tác động trực tiếp và hàng ngày là con 
người. Đó là loại lao động một mặt có tính hành chính - nhà nước, một mặt có tính 
nghệ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà trường.
 Trong việc tổ chức khoa học lao động quản lý của cá nhân, người Hiệu trưởng 
cần lưu ý các nội dung sau đây: Kế hoạch hóa công việc; kế hoạch hoá thời gian làm 
việc; làm tốt công tác quản trị thới gian; tổ chức sử dụng hiệu quả thời gian nhàn rỗi; tổ 
chức tốt công tác thông tin phục vụ cho viễc quản lý của Hiệu trưởng.

1. Trình bày và thuyết minh về một kế hoạch cải tiến việc tổ chức khoa học lao 
động trong bộ máy nhà trường mà Anh/Chị đang công tác
2. Nghiên cứu và trả lời câu hỏi ở tình huống sau đây:
“Hoàng có nhiều năm kinh nghiệm dạy toán ở trường phổ thông. Một trường 
trung học phổ thông ở vùng sâu vừa được thành lập nên Hoàng được Sở Giáo Dục 
điều về làm Hiệu trưởng. Vì biết Hoàng thích dạy toán nên Giám Đốc Sở Giáo Dục 
động viên Hoàng rằng anh đến đó công việc cũng không có gì thay đổi nhiều, anh có 
thể vừa làm giáo viên dạy Toán, vừa làm Hiệu trưởng. Mặc dù có Phó Hiệu trưởng và 
giáo viên, nhưng Hoàng luôn luôn cảm thấy mình phải thực hiện nhiều công việc, từ 
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
184
công việc hành chính, tiếp xúc phụ huynh học sinh, đến việc bảo vệ nhà trường. Các 
thầy cô giáo trong trường lại tỏ ra không hài lòng vì cảm thấy Hoàng ít quan tâm tới 
họ. Hoàng dường như không dành đủ thời gian lắng nghe và hiểu họ có những mong 
muốn gì.
Hoàng thấy mệt mỏi, tình hình thật căng thẳng: Hoàng thấy công việc bù đầu; 
dạy toán và quản lý nhà trường với yêu cầu của Sở giáo dục, của phụ huynh học sinh, 
của học sinh và một đội ngũ cán bộ giáo viên làm việc uể oải!”
(1). Ý kiến của giám đốc Sở giáo dục có phù hợp không? Giải thích thêm lời 
động viên của giám đốc Sở giáo dục có làm cho Hoàng gặp khó khăn như thế nào 
trong công việc?
(2). Hoàng phải đối mặt với việc đảm nhận quá nhiều vai trò hay chỉ đơn thuần 
là công việc quá tải? Cho biết lý do câu trả lời mà Anh/Chị chọn?
(3). Theo anh chị Hoàng cần phải giải quyết những vấn đề gì để cải thiện tình 
hình công tác của bản thân và của nhà trường?
3. Nghiên cứu và trả lời câu hỏi ở tình huống sau đây:
“ Mạnh là Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông đã 5 năm, anh luôn làm 
việc tích cực, nhiệt tình và là người rất nhạy bén. Vì những thành tích xuất sắc, Mạnh 
được đề bạt lên làm Hiệu trưởng nhà trường khi Hiệu trưởng cũ về hưu. Trong quá 
trình công tác ở cương vị mới, cán bộ giáo viên trong trường cảm thấy rằng dường 
như Mạnh độc đoán hơn: Mạnh thường hay quát nạt, ra lệnh và đòi hỏi mọi người 
phải tuân phục. Mặc dù nhiều cán bộ giáo viên trong nhà trường là những người 
thông minh và có kinh nghiệm, nhưng Mạnh ít khi quan tâm đến ý kiến của họ. Mạnh 
luôn tự tin vào năng lực của mình và anh thực sự khó chịu khi ai đó góp ý cho mình. 
Mạnh muốn cán bộ giáo viên thực hiện chính xác các yêu cầu của anh và không nên 
bàn cãi gì hết”. 
(1). Anh/Chị suy nghĩ gì về cách điều hành nhà trường của Hiệu trưởng Mạnh?
(2) Về lâu dài cách quản lý của Hiệu trưởng Mạnh sẽ gây ra những ảnh hưởng 
gì?
4. Nghiên cứu và trả lời câu hỏi ở tình huống sau đây:
“Hòa là Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông, với anh được mọi người 
yêu mến là điều sung sướng nhất. Anh không bao giờ tỏ ra mình là người lãnh đạo mà 
luôn hòa nhập với mọi người sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Anh luôn 
để cán bộ, giáo viên cùng tham gia ra quyết định. 
Để tạo không khí làm việc vui vẻ, thoải mái trong trường anh nghĩ rằng không 
nên thiết lập kỷ luật chặt chẽ, không đặt ra mục tiêu gì cụ thể cho nhà trường và cho 
phép giáo viên, nhân viên làm việc theo ý muốn của mình. Trong công tác quản lý 
hàng ngày, khi có cán bộ giáo viên hỏi ý kiến, anh thường phát biểu như sau: “Hãy 
suy nghĩ rồi cứ theo cách của thầy (cô) mà làm”.
(1). Anh/Chị suy nghĩ gì về cách điều hành nhà trường của Hiệu trưởng Hòa?
(2). Về lâu dài cách điều hành nhà trường của Hiệu trưởng Hòa sẽ gây ra những 
ảnh hưởng gì?
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
185
5. Nghiên cứu và trả lời câu hỏi ở tình huống sau đây:
“Hùng là Hiệu trưởng một trường phổ thông. Anh làm việc cần cù, nghiêm túc và 
hiếm khi nghỉ ngơi để làm gương cho cán bộ giáo viên trong nhà trường. Khi làm việc 
ở trường, cũng như khi đi công tác anh không bao giờ quên mang theo điện thoại di 
động bên mình để cho cán bộ, giáo viên biết anh đang ở đâu và bảo họ cứ việc gọi 
điện cho Anh nếu gặp khó khăn gì cần giải quyết. Các thành viên trong nhà trường đã
hình thành thói quen gọi Hùng bất kỳ khi nào họ thấy không chắc chắn lắm trong việc 
giải quyết một vấn đề nào đó. 
Rồi một ngày kia Hùng lâm bệnh. Khi đang trong giai đoạn phục hồi, anh rất lo 
lắng và băn khoăn về các công việc của nhà trường, nhưng rồi anh rất kinh ngạc 
(đúng ra là khá thất vọng) khi biết rằng tất cả các cán bộ, giáo viên đã giải quyết công 
việc rất tốt mặc dù không có mặt anh. Bác sĩ đòi hỏi Hùng nghỉ ngơi thêm nếu không 
muốn bị ngã bệnh lần nữa”.
(1) Anh/Chị suy nghĩ gì về việc tổ chức lao động quản lý của Hùng?
(2) Hiệu trưởng Hùng nên thay đổi cách làm viêc như thế nào?

1. Lãnh đạo và quản lý có một số điểm khác biệt. Tuy nhiên lãnh đạo tốt đòi hỏi 
quản lý có hiệu quả. Hiệu trưởng giỏi là nhà quản lý hiệu quả.
2. Trong tất cả các nguồn lực mà nhà quản lý có thể sử dụng, thời gian là nguồn 
lực quý giá nhất và cũng là thứ khó nhất để có thể sử dụng sao cho tốt.
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
186
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
1. Luật giáo dục năm 2005. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Trường cán bộ quản lýGD & ĐT – Bài giảng Lớp 
cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Khóa 38 (quyển II) – Hà Nội 2000
3. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý - Giáo trình Khoa 
học quản lý (tập I, II) – Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2002
4. Hoàng Chúng (chủ biên), Phạm Thanh Liêm-Một số vấn đề về lí luận quản lí 
giáo dục-Tủ sách trường Cán bộ quản lí Giáo dục và Đào tạo II - 1979.
5. Hà Sĩ Hồ (chủ biên) - Những bài giảng về quản lí trường học- Nhà xuất bản 
giáo dục-1985
6. Nguyễn Văn Lê - Khoa học quản lý nhà trường - Nhà xuất bản TP HCM 1985.
7. Hoàng Tâm Sơn, Một số vấn đề về tổ chức khoa học lao động quản lý của 
Hiệu trưởng.
8. Nguyễn Ngọc Quang-Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục-
Trường Cán bộ quản lý Giáo dục trung ương –1989
9. Harold koontz - Cyril o’Donnel - Heinz weihrich, Những vấn đề cốt yếu của 
quản lý.
10. M.I. Kônđakôp - Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục-Trường Cán bộ 
quản lý Giáo dục và Viện khoa học Giáo dục-1984. 
11. Pam Robbins Harvey B. Alvy. Cẩm nang dành cho hiệu trưởng Nxb Chính trị 
quốc gia Hà Nội – 10.2004
12. Wayne K.Hoy và Cecil G.Miskel – Quản lý giáo dục – Nhà xuất bản Mc 
Graw – Hill ấn hành vào năm 2001.

File đính kèm:

  • pdfchuong_11.pdf
Bài giảng liên quan