Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 5 Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Sau khi học xong chương này, học viên sẽ có khả năng tốt hơn để:

- Nhận thức đúng về các hoạt động giáo dục (giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục

dân số, giáo dục phòng chống ma tuý), về tầm quan trọng của nó đối với quá trình hình

thành và phát triển nhân cách học sinh.

- Xác định nội dung, hình thức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi học

sinh và điều kiện cụ thể của từng nhà trường.

- Thực hiện các biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả,

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

pdf51 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông - Chương 5 Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
2. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra công việc nêu trong kế hoạch có được thực hiện không ? chỉ ra những 
việc chưa làm được, nguyên nhân; so sánh kết quả đạt được (các kết quả có thể quan 
sát được, kiểm tra được) với mục đích yêu cầu của hoạt động.
- Kiểm tra việc làm cụ thể của học sinh, của giáo viên để đi đến đánh giá về: mục 
tiêu hoạt động có đạt không, nội dung hoạt động có đa dạng, phong phú, thiết thực và 
phù hợp với đối tượng không ? hình thức và biện pháp tổ chứccó đảm bảo tính sáng 
tạo, tự quản của học sinh không ?
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh về các mặt:
+ Nhận thức. 
+ Động cơ, thái độ tham gia hoạt động.
+ Các nề nếp sinh hoạt, học tập, thòi quen đạo đức, kĩ năng hàng vi.
+ Các thành tích học sinh đạt được trong các phong trào thi đua.
1.3. Xây dựng tiêu chí, lực lượng kiểm tra
- Xây dựng tiêu chí đánh giá: khác với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho mọi hoạt 
động, để đánh giá được kết quả giáo dục của mỗi hoạt động, Ban chỉ đạo phải tổ chức 
xây dựng tiêu chí đế đánh giá kết quả giáo dục của hoạt động. Phải căn cứ vào mục 
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
84
đích, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động đó, làm cơ sở 
cho việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm. Kiểm tra để điều chỉnh hoạt động tiếp 
theo, vì vậy cần chú ý khâu đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời sau mỗi hoạt động, tránh 
tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, không tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời như nhiều 
trường hiện nay. 
- Banchỉ đạo xây dựng lực lượng kiểm tra hoạt động ngoài giờ lên lớp như: 
+ Đoàn – Đội chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các 
lớp học 
+ Tổ bộ môn, tổ chủ nhiệm theo dõi, đánh giá sự tham gia của giáo viên bộ môn, 
giáo viên chủ nhiệm
- Kết quả đánh giá sẽ là một tiêu chí xếp loại thi đua các tập thể lớp, các tổ bộ 
môn, đồng thời tham gia xếp loại thi đua giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh.
1.4. Một số phương pháp kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Dự một số hoạt động
- Quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách
- Kiểm tra sản phẩm hoạt động của học sinh: bài dự thi, báo tường, tranh vẽ
- Trao đổi, trò chuyện cùng học sinh, giáo viên
- Tự đánh giá của học sinh
- Báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, giám thị
Sau khi kiểm tra, đánh giá cần rút kinh nghiệm về nội dung, hình thức và phương 
pháp tổ chức, các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính đáp ứng hoạt động, từ đó có 
những cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.
2. Kiểm tra việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục dân số - phòng chống 
ma túy vào một số môn học trên lớp
- Kiểm tra giảng dạy nội dung giáo dục dân số - phòng chống ma túy được lồng 
ghép, tích hợp vào một số môn học phải nằm trong kế hoạch kiểm tra chuyên môn của 
tổ bộ môn, của nhà trường. Cụ thể là:
+ Dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên để đánh giá hoạt động dạy của 
thầy
+ Kiểm tra vở ghi bài của học sinh 
+ Thực hiện kiểm tra trắc nghiệm 
+ Dự sinh hoạt của tổ nhóm chuyên môn
- Hàng năm, cùng với sơ, tổng kết học kì và năm học, tiến hành sơ, tổng kết các 
hoạt động giáo dục dân số - phòng chống ma túy; đánh giá kết quả thực hiện lồng 
ghép, tích hợp các nội dung này, từ đó vạch ra những kết quả đã đạt được, những tồn 
tại trong giảng dạy cũng như trong công tác quản lí để có hướng cải tiến cho các thời 
kì sau
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
85

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 11của nhà trường 
2. Xây dựng mức độ nội dung và hình thức giáo dục giới tính nhân ngày 8/3 hàng 
năm cho từng khối lớp trong nhà trường
3. Xây dựng nội dung, chương trình tổ chức ngày cao điểm giáo dục phòng 
chống ma túy cho toàn trường
4. Xác định mục đích, yêu cầu giáo dục của hoạt động “nụ cười hồng” giúp bạn 
nghèo đón Tết, từ đó xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động này của các lớp
5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lí các hoạt động giáo dục ở 
đơn vị công tác. Từ đó rút ra hướng khắc phục những điểm yếu này.
 Tóm tắt 
Các hoạt động giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong 
nhà trường. Để các hoạt động giáo dục đạt chất lượng thì hiệu trưởng cần thực hiện 
đồng bộ các biện pháp quản lí sau:
- Công tác kế hoạch:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục năm học phù hợp với điều kiện cụ thể 
của nhà trường
+ Cụ thể hóa kế hoạch hoạt động giáo dục năm học thành kế hoạch hoạt động 
hàng tháng
+ Có lịch hoạt động tuần, ngày
- Công tác tổ chức:
+ Thành lập hoặc củng cố Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục, phân công nhiệm vụ 
cụ thể cho các thành viên trong Ban, xây dựng cơ chế hoạt động của ban chỉ đạo
+ Qui định nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong 
việc tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục
+ Phối hợp các lực lượng ngoài xã hội hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động 
giáo dục: xác định lực lượng sẽ phối hợp, nội dung phối hợp, cơ chế phối hợp
- Công tác chỉ đạo:
+ Chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường: Ban chỉ đạo, Các tổ khối chủ 
nhiệm, giáo viên chủ nhiệm, các tổ bộ môn, giáo viên bộ môn, các bộ phận thư viện, 
thiết bị, bảo vệ, giám thị tham gia tổ chức hoạt động giáo dục
+ Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục
+ Phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động 
giáo dục
- Công tác kiểm tra:
+ Kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
86
+ Kiểm tra việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục dân số - phòng chống ma 
túy vào một số môn học trên lớp

1. Nhiều người cho rằng, nhà trường không cần tổ chức giáo dục toàn diện, chỉ 
cần thầy dạy giỏi – trò học giỏi thì được đánh giá là trường chất lượng giáo dục cao. 
Anh/Chị có đồng tình với kiến này không ? Tại sao đồng tình ? Tại sao không đồng 
tình?
2. Bây giờ bạn dành ít phút để suy ngẫm về những vấn đề vừa nghiên cứu và nghĩ 
xem Anh/Chị đã học được điều gì và sẽ áp dụng chúng vào trong thực tiễn giáo dục, 
thực tiễn quản lí của trường Anh/Chị như thế nào. Anh/Chị có ý tưởng gì mới về quản 
lí các hoạt động giáo dục ở đơn vị công tác ? Hãy viết ra những suy nghĩ của Anh/Chị.
Tôi đã học được .....................................................................................................
...........................................................................................................................................
Những điều cần phải thay đổi ở bản thân tôi, ở đơn vị công tác về các hoạt 
động giáo dục này là ......................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ý tưởng mới của tôi về quản lí các hoạt động giáo dục là ......................................
...........................................................................................................................................

1. Trả lời nhanh những câu hỏi dưới đây trên cơ sở kiến thức Anh/Chị đã học từ 
chương này:
a) Để thu hút được đông đảo học sinh tham gia một hoạt động ngoài giờ lên lớp, 
nhà giáo dục phải tuân thủ những yêu cầu nào khi tổ chức hoạt động ? 
b) Hiệu trưởng cần tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống ma túy như thế 
nào để đạt được mục tiêu “nhà trường không có ma túy” ?
c) Anh/Chị có hài lòng với việc giáo dục dân số - giới tính ở đơn vị công tác 
không ? Tại sao có ? Tại sao không ? 
d) Tại sao Hiệu trưởng cần thành lập Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục ?
e): Hiệu trưởng cần làm gì để giáo viên chủ nhiệm có khả năng tổ chức các hoạt 
động giáo dục cho học sinh lớp mình có hiệu quả ?
g) Tại sao mọi thành viên trong nhà trường cần tham gia tổ chức các hoạt động 
giáo dục ? Làm thế nào để huy động được họ tham gia tổ chức các hoạt động giáo 
dục?
h) Tại sao nhà trường phải phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để tổ chức 
các hoạt động giáo dục ?
i) Hiệu trưởng cần chuẩn bị những gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt 
động giáo dục ?
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
87
2. Anh/Chị hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện chất lượng các hoạt 
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dân số/giới tính, phòng chống ma túy ở đơn vị công 
tác.
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
1. Luật phòng chống ma túy - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2001
2. “Pháp lệnh dân số và Nghị định hướng dẫn thi hành” - Nhà xuất bản tổng hợp 
thành phố Hồ Chí Minh - 2003
3. “Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010”
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Sách giáo 
viên các lớp 6, 7, 8, 9
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Sách giáo 
viên thí điểm – lớp 10, 11, 12
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình - “Giáo 
dục giới tính, sức khỏe sinh sản và đời sống gia đình” - Hà Nội - 1998
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy ban dân số và gia đình trẻ em - “Giáo dục dân số 
- sức khỏe sinh sản vị thành niên” - Hà Nội 2005
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo - “Sổ tay phòng chống ma túy” - Hà Nội - 2000
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ban chỉ đạo giáo dục phòng chống AIDS - ma túy -
“Nội dung cơ bản về giáo dục phòng chống ma túy” - Hà Nội - 2004
10. Đặng Vũ Hoạt - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ 
sở - Nhà xuất bản Giáo dục - 1998
11. Nguyễn Kim Hồng - “Dân số học đại cương” - Nhà xuất bản giáo dục - 2000
12. Nguyễn Hữu Hợp - Nguyển Dục Quang - “Công tác giáo dục ngoài giờ lên 
lớp ở trưởng tiểu học” - Trưởng Đại học Sư phạm Hà nội 1 - 1995
13. “Quy định xử lý học sinh, sinh viên vi phạm ma túy” Bộ Giáo dục và Đào tạo 
số 2201/CTCT ngày 22/3/2002 
Các website tham khảo giáo dục giới tính (biểu tượng 11)
1. 
2. 
3. 
4. 
5. 
6. 
7. 

File đính kèm:

  • pdfChuong_5.pdf