Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu tâm lí học

MỤC LỤC

Lời mở đầu.4

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC . 7

1.1. Nghiên cứu khoa học 7

1.2.Nghiờn cứu tâm lý học

1.3.Phương phỏp luận nghiên cứu tõm lý học 15

1.4.Phương phỏp nghiờn cứu tõm lý học 33

1.5. Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu tâm lý học 39

CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC 51

2.1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu 51

2.2. Giai đoạn triển khai nghiên cứu 56

2.3. Giai đoạn viết công trình khoa học 57

2.4. Giai đoạn nghiệm thu, bảo vệ công trình khoa học 61

PHẦN II: XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỰA CHỌN KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 63

CHƯƠNG 3: GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 63

3.1. Giả thuyết khoa học 63

3.2.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 69

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 84

4.1. Khái niệm tổng thể và mẫu nghiên cứu 84

4.2. Xác định độ lớn của mẫu nghiên cứu 85

4.3. Chọn mẫu xác suất 93

4.4. Chọn mẫu phi xác suất 101

PHẦN III: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC 107

CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 107

5.1. Khái niệm về phương pháp quan sát. 107

5.2. Phân loại phương pháp quan sát 108

5.3. Quy trình quan sát 112

5.4. Ghi chép trong quan sát 114

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI 120

6.1. Khái niệm về phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 120

6.2. Phân loại điều tra bằng bảng hỏi 122

6.3. Xây dựng bảng hỏi 123

6.4. Quy trình điều tra bảng hỏi 142

CHƯƠNG 7: PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN 147

7.1. Khái niệm phương pháp phỏng vấn 147

7.2.Phân loại phỏng vấn 150

7.3.Lựa chọn và tập huấn người phỏng vấn 158

7.4.Quy trình phỏng vấn 162

7.5.Ghi chép trong phỏng vấn 171

CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 176

8.1. Khái niệm về phương pháp nghiên cứu trường hợp 176

8.2. Một số loại nghiên cứu trường hợp 178

8.3. Các nội dung nghiên cứu trường hợp 180

8.4.Quy trình nghiên cứu trường hợp 184

CHƯƠNG 9 : PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 189

9.1. Khái niệm về phương pháp thực nghiệm 189

9.2. Độ hiệu lực của thực nghiệm 191

9.3. Các loại thực nghiệm 196

9.4. Các bước tiến hành một thực nghiệm 217

CHƯƠNG 10: PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ 222

10.1. Khái niệm về phương pháp trắc nghiệm tâm lý 222

10.2. Độ hiệu lực của trắc nghiệm 228

10.3. Độ tin cậy của trắc nghiệm 229

10.4. Thiết kế trắc nghiệm 236

10.5. Thích nghi và chuẩn hóa trắc nghiệm 249

CHƯƠNG 11: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 259

11.1. Khái niệm về tài liệu nghiên cứu 260

11.2. Khái niệm về phương pháp nghiên cứu tài liệu 264

11.3. Tiến trình nghiên cứu tài liệu 269

PHẦN IV: ĐO LƯỜNG, PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THÔNG TIN NGHIÊN CỨU 277

CHƯƠNG 12: ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC. 277

12.1. Khái niệm đo lường và thang đo 277

12. 2. Các loại thang đo 262

CHƯƠNG 13: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, PHÂN TÍCH THỐNG KÊ THÔNG TIN NGHIÊN CỨU 294

13. 1. Khái niệm xử lý thống kê thông tin nghiên cứu 294

13.2. Phân tích thông tin nghiên cứu 295

TÀI LIỆU THAM KHẢO 349

 

doc173 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu tâm lí học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 tin (tính tổng thể) và cuối cùng, chúng phải có thể diễn giải được theo cách giống nhau dù người diễn giải khác nhau (tính đơn nghĩa và khách quan). Sự đồng nhất có nghĩa là phải có một nguyên tắc phân loại giống nhau đối với toàn bộ thông tin nhằm có được một sự phân tích chặt chẽ. 
 Tóm lại, phân tích thống kê thông tin là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng của tiến trình nghiên cứu. Về cơ bản, phân tích thống kê thông tin là khai thác thông tin chứa trong tài liệu nghiên cứu nhằm đưa ra ý nghĩa của nó. Dù đúng hay sai, giai đoạn này của tiến trình nghiên cứu luôn gắn với việc sử dụng kiểm định thống kê. Trong thực tế, tiến trình phân tích thường đòi hỏi sử dụng thống kê. Trong một số trường hợp, một phân tích định tính có thể phù hợp hơn phân tích định lượng. Tuy nhiên, dù ưu tiên phương pháp nào, phân tích dữ liệu luôn luôn đòi hỏi phải có một kế hoạch hợp lý và thực hiện một cách nghiêm túc. Phân tích định lượng gồm có phân tích mô tả và phân tích suy luận. Phân tích mô tả phải cho phép tổng hợp dưới dạng số học một số đặc điểm riêng của một tập hợp dữ liệu. Sự phân bố, xu hướng tập trung và độ phân tán là những đặc điểm mà chúng ta quan tâm dưới góc độ thống kê học. Phân tích suy luận cho phép suy ra những đặc điểm của một tổng thể nghiên cứu dựa trên những đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Tiến trình này nhằm đánh giá khả năng xuất hiện một sự kiện đồng thời tính đến những dự báo của mô hình xác suất nếu chỉ là ngẫu nhiên thuần tuý. Vấn đề lúc này là tự hỏi khi nào sự chênh lệch giữa những điều quan sát với điều được dự báo là đủ lớn để khẳng định rằng nguyên nhân không phải chỉ là những biến đổi mang tính ngẫu nhiên. Khi một sự kiện có 5% cơ hội diễn ra hoặc thấp hơn, chúng ta coi nó như là một trường hợp hiếm gặp để khẳng định rằng nó không chỉ sinh ra từ những biến đổi mang tính ngẫu nhiên và khẳng định rằng kết luận này có ý nghĩa về mặt thống kê. Phân tích định lượng không phải là phương pháp duy nhất để hiểu thực tế. Cũng có thể tiến hành một phân tích định tính những dữ liệu. Trước tiên, điều quan trọng là phải phân biệt giữa tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính. Phân tích định tính cho phép khai thác những thông tin từ tài liệu đã thu thập được. Như vậy, ta hoàn toàn có thể phân tích theo cách định tính những dữ liệu thu được qua cách thức nghiên cứu dựa trên tiếp cận định lượng. Tiếp cận định tính mang lại khái niệm mở rộng về cách hiểu thực tế và trái ngược với tiếp cận định lượng. Đối với những người bảo vệ tiếp cận định tính, việc lượng hoá là quá giản lược và không tương ứng với bản chất của những hiện tượng và quá trình thực tế, đặc biệt là những gì liên quan đến những hiện tượng xã hội. Tiếp cận định tính cho phép hiểu thực tế, không phải gián tiếp qua những con số, mà gián tiếp thông qua ngôn ngữ hoặc từ. Phải nắm bắt và diễn giải những ý nghĩa chủ quan tiềm ẩn trong lời nói của chủ thể xã hội. Nguyên tắc cơ bản của phân tích định tính là trừu tượng hoá những thông tin trong những dữ liệu bằng cách xác định những đơn vị ý nghĩa cơ bản. Mỗi một đơn vị ý nghĩa cơ bản được mã hoá, sau đó được nhóm lại thành từng loại trước tiên là loại có giới hạn rộng hoặc hẹp, sau đó, phân thành những lớp lớn hơn cho phép thiết lập mối quan hệ giữa các loại khác nhau. Phân tích nội dung nhằm hiểu ý nghĩa một cách chính xác và thực sự của một tài liệu. 
Câu hỏi ôn tập
1. Phân biệt phương pháp phân tích định lượng và phương pháp phân tích định tính thông tin nghiên cứu.
2. Trình bày phương pháp phân tích tương quan.
3 Phân tích nội dung được thực hiện như thế nào trong nghiên cứu tâm lý học.
4. Độ chắc chắn của kết quả thu được từ các phương pháp phân tích định tính và định lượng được chứng minh như thế nào.
5. Sử dụng thống kê hướng đến những mục tiêu cụ thể nào? Mục đích chính của phân tích mô tả là gì ?
Bài tập thực hành
1.Trong dãy số dưới đây, nhà nghiên cứu có lý không khi khẳng định rằng phải có mối quan hệ tương quan thuận giữa thời gian trung bình cần thiết để giải quyết vấn đề và số lượng vấn đề được giải quyết ? Hãy trả lời có hoặc không và giải thích câu trả lời của bạn ?
Thời gian tính bằng giây
Vấn đề được giải quyết
P1
300
10
P2
350
8
P3
370
6
P4
420
4
Hãy xác định kiểm định thống kê cần thiết đối với việc phân tích những dữ liệu thu được và chứng minh lựa chọn của bạn. 
2.Một nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc bỏ học và động cơ học tập. Họ lựa chọn 90 học sinh một cách ngẫu nhiên trong một trường học ở đó có tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Họ hỏi mỗi học sinh có tin hoặc không tin rằng mình sẽ tiếp tục nghiên cứu của mình năm sau khi năm học này kết thúc. Hơn nữa, mỗi học sinh điền vào một bảng hỏi về động cơ. Bảng hỏi cho phép xác định ba loại động cơ: những học sinh có động cơ bên trong rất cao; những học sinh có một động cơ bên ngoài lớn và những học sinh có thể giữ một sự cân bằng giữa động bên trong và động cơ bên ngoài. 
3.Một nhà sản xuất muốn đưa ra thị trường một trò chơi mới đối với trẻ hai tuổi. Anh ta xây dựng ba nguyên mẫu. Sau đó, anh ta muốn biết nếu những trẻ của lứa tuổi này tự nhiên bị cuốn hút bởi một nguyên mẫu so với cái khác. Anh ta đặt các đồ chơi trên cùng một nửa đường tròn đối diện với tâm điểm là vị trí của trẻ. Ba đồ chơi được đặt trên cùng một nửa hình tròn nên cách đều vị trí của trẻ. Sau đó, nhà nghiên cứu để trẻ ngồi và cho trẻ tự nhiên lựa chọn một trong ba đồ chơi. Nhà nghiên cứu làm lại thực nghiệm này trên 29 trẻ khác nhau. Do vậy, tổng số trẻ tham gia nghiên cứu là 30 trẻ. 
Dưới đây là những kết quả thu được
Các loại đồ chơi 
1
2
3
Số lượng trẻ em
8
11
11
4.Trong ví dụ dưới đây, bạn hãy tính độ lệch chuẩn giữa tần số quan sát và những tần xuất mong đợi (lý thuyết). Giả sử rằng giá trị khi bình phương có ý nghĩa, bạn có thể kết luận gì về mối liên hệ giữa hai biến nghiên cứu? 
Một nhóm nghiên cứu quan tâm đến trò chơi gây nghiện. Họ lựa chọn 200 người chơi trong một casino. Mỗi người chơi điền vào một bảng hỏi cho phép xác định một người chơi có bị nghiện trò chơi hay không. Một bảng hỏi thứ hai cũng cho phép chỉ ra niềm tin của người tham gia đối với sự kiểm soát đối với ngẫu nhiên mà ta có thể thực hiện. Những kết quả được giới thiệu trong bảng dưới đây. 
Gây nghiện
Không gây nghiện
Tin tưởng 
80
10
Không tin tưởng 
20
90
5.Hãy làm một phân tích nội dung từ ví dụ được trình bày dưới đây. 
Đây là những kết quả điều tra (tưởng tượng) về những lý do thanh thiếu niên đưa ra để không tuân theo giờ mà bố mẹ yêu cầu chúng về nhà sau khi đi chơi đêm vào các buổi tối cuối tuần (n = 12):
A1: Đó là thời gian duy nhất mà chúng tôi có thể gặp gỡ bạn 
A2: Việc này khiến bố mẹ tôi cáu gắt. 
A3: Dù sao đi nữa, không có điều gì hứng thú ở nhà cả.
A4: Đó là thời gian duy nhất trong tuần tôi có thể tận hưởng; những buổi tối khác cần phải ngủ sớm bởi còn phải dậy sớm vào buổi sáng. 
A5: Họ đã cố gắng tìm kiếm. 
A6: Dù sao đi nữa, cha mẹ không có ở đó để kiểm tra giờ tôi về; điều này làm sao khiến tôi tuân lệnh được.
A7: Tôi không biết, đôi lần tôi về muộn, điều này phụ thuộc vào họ, nhưng nếu tôi gọi điện thoại để nói rằng tôi về muộn, họ đồng ý. 
A8: Tiệc tùng là như thế. Chúng tôi vui vẻ và không thấy thời gian đã trôi qua.
A9: Tôi chẳng đưa lý do nào cả, bởi nếu điều đó không xảy ra thường xuyên, cha mẹ tôi cũng không nói gì. 
A10: Nguyên nhân vì bạn bè tôi, họ buộc tôi
A11: Đó không phải là điều nghiêm trọng, tôi ngủ muộn vào sáng hôm sau, thông thường, tôi khổng cảm thấy thời gian trôi qua nhanh đến thế. 
A12: Những cuộc đi chơi luôn luôn vào cuối tuần, tôi không thể bỏ lỡ chúng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B. Ph.Lomov. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.
2. Dương Thiệu Tống, Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
3. Hồ Ngọc Hải, Vũ Dũng (chủ biên). Các phương pháp của tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học xã hội và Nhân văn, 2000
4. Helmut Kromrey. Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, Nxb Thế giới, 1999
5. Nguyễn Công Khanh, Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội. NXB Chính trị Quốc gia, 2004.
6. Phạm Minh Hạc, Phương pháp luận khoa học giáo dục, Nxb Viện KHGD, 1981
7. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh. Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
8. Therese Baker L, Thực hành nghiên cứu xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998
9. Trần Trọng Thủy. Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục, 1989
10. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, 2007
11. Ruza vin G.I. Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1983
12. Mendenhall W, Mc Clave J.T & Ramey M. Statistics for Psychology. Second Edition. Buxbury Press 1977
13. David. G Elmes, Barry H.katowit 2, HenryL. Roediger III. 
Research Methods in Psychology Thomson Wadsworth Canada, 2004.
14. C. James Goodwin, Research in PSychology, Methods and design John Wiley & Sons, Inc, 2002.
15. MC Guigan, F.J. Experimental Psychology. Method Research . Toronto: Prentice Hall 1997.
16. Rosenthal, R & Rosnow, RL. Essentials of behaviaral research: Methods and data analysis. New York. MC Grow Hill 1991.
17. Fife - Shaw, C. Questionaire design. In G.M Breakwell & C. Fife-Show. Research methods in psychology. Thousand Oaks, CA: Sage 1995.
18. Denzin, N. K., & Lincoln Y. S. (Eds) . Handbook of qualitative research, Thousand Oaks, CA: Sage 1994
19. Ferguson, G. A, & Takhane, Y. Statistical analysis in psychology and education (6e ed). Toronto: McGraw – Hill 1998. 
20. Miles, M.B., & Huberman, A.M. Qualitative analysis: An expanded sourcebook. Thousand Oaks, CA: Sage 1994
21. Myers, J.L., & Well, A. D. (1995) Research design & statistical analysis. Hillsdele, NJ: Lawrence Erlbaum. 1995 
22.Siegel, S. Nomparametric statistics for the behavioral sciences. Toronto: McGraw – Hill 1996
23. Stevens, J.P. Intermediate statistics: A modern approach. Hillsdale, NJ: Law rence Erlbaum 2000
24. Burlatruv, L.Ph. Psychodiagnostics, Piter Print, San-Peterburg 2005 ( bản tiếng Nga)

File đính kèm:

  • docGiao trinh phuong phap nghien cuu tam ly hoc.doc