Giáo trình Thực hành tế bào và sinh học phân tử

CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TẾ BÀO VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

Bài 1: Cách sử dụng kính hiển vi.

Bài 2: Tế bào học.

Bài 3: Màng tế bào - Hiện tượng thẩm thấu.

Bài 4: Sự quang hợp và Các sắc tố của lá cây.

Bài 5,6: Sự hô hấp ở tế bào thực vật. Enzym hô hấp, enzym thủy giải.

 

doc23 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Thực hành tế bào và sinh học phân tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
od/KI, nước cất, dd. Toluen.
	MẪU VẬT: Đậu xanh mới nảy mầm, dd. amylase, hồ tinh bột 1%. 
	Trái khóm, Lòng trắng trứng luộc, Vải lọc. 
3.THÍ NGHIỆM:
	a) Chứng minh hoạt tính enzyme amylase:
	-Ly trích Amylase: Gĩa nát khoảng 20 hạt đậu xanh lên mầm, thêm vào 20 ml nước lọc và lọc lấy dịch lọc này có chứa enzyme Amylase.
 	Aûnh hưởng của nhiệt độ trên hoạt tính enzym Amylase:
	-Chuẩn bị 4 ống nghiệm ghi số 1,2,3,4. Cho vào mỗi ống nghiệm 1ml dd hồ tinh bột 1%. Đặt:
	-Ống 1: cho vào nước đá tan(khoảng 50C)
	-Ống 2: để ở nhiệt độ phòng
	-Ống 3: để ở nhiệt độ 500C
	-Ống 4: để ở nhiệt độ 1000C
Sau 10 phút thêm vào mỗi ống 1 ml dd.Amylase trong khi vẫn tiếp tục ngâm các ống nghiệm trong nhiệt độ thí nghiệm. Sau 20 phút lấy ống nhỏ giọt, nhỏ từng giọt trong mỗi ống nghiệm lên mặt bàn gạch men và 1 giọt thuốc thử iod/KI .Thử lần lượt các dịch trong ống nghiệm và quan sát màu của mỗi giọt dung dịch thí nghiệm ở các khỏang thời gian khác nhau, ghi chép lại để giải thích.
	Bài góp:
	Quan sát màu của các giọt thử và sau đó hãy suy luận giải thích xem tốc độ thủy giải tinh bột của amylase trong từng ống nghiệm?
b) Chứng minh hoạt tính enzyme Protease: Enzyme Bromelin.
Trong trái thơm(khóm) chứa rất nhiều enzym Bromelin.
-Ly trích Bromelin: 	Nghiền 1 miếng thơm nhỏ trong cối sứ, lọc qua vải lọc vắt lấy khoảng 25 ml nước thơm, dịch trích này có chứa enzyme bromelin. Hút vào 2 ống nghiệm mỗi ống 10 ml dịch trích. Sau đó đun sôi cách thủy 1 ống trong 15 phút. Còn 1 ống giữ nguyên nhiệt độ phòng. Cho đồng loạt vào 2 ống nghiệm vài miếng lòng trắng trứng đã luộc chín(khoảng 3 mm). Thêm vài giọt Toluen vào mỗi ống. Đậy kín, lắc nhẹ. Ghi tên đánh dấu và để yên trong phòng thí nghiệm 2 ngày sau trở lại quan sát hiện tượng mỗi ống và ghi nhận để giải thích kết quả?
	Bài góp:
Ghi nhận hiện tượng ở mỗi ống nghiệm sau 2 ngày, hãy giải thích kết quả mỗi ống để thấy sự hoạt động của enzyme phụ thuộc vào các điều kiện nào?
SỰ HÔ HẤP Ở TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA CÁC CHẤT DỰ TRỮ
A:NGUYÊN TẮC :	
I. SỰ HÔ HẤP Ở TẾ BÀO THỰC VẬT :	
Người ta thường chứng minh sự hô hấp dưới 2 khía cạnh :	
1.Một biểu hiện ở bên ngoài là sự hấp thu O2 hoặc phóng thích khí CO2 mà ta có thể đo lường mức độ. Mức độ này cho biết cường độ hô hấp ở tế bào một mô, một cơ quan hay của toàn bộ cơ thể thực vật.	
2. Và một chuỗi phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong. Khi hô hấp hydro trong tế bào sẽ bị các enzyme dehydrogenaza lấy từ những cơ chất hô hấp để cuối cùng phối hợp với O2 hấp thu từ khí quyểãn và tạo thành nước. Còn cơ chất hô hấp là glucoza sẽ bị thuỷ giải dần qua chu trình hô hấp và sau cùng được phóng thích ra ngoài dưới dạng khí CO2 .
Trong bài này, chúng ta chứng minh bằng trắc nghiệm hóa học sự hiện diện của vài enzyme hô hấp thường có nhiều trong mô dự trữ ( củ khoai tây, củ cà rốt ...) và các hột nảy mầm. 	
Phản ứng xúc tác sự chuyển H2 từ một phân tử này sang một phân tử khác có thể viết như sau :	
AH2 + B 	Enzyme oxit hóa hay ® A + BH2	 	Dehydrogenaza	 ®	
AH2 : Chất cho hydro 	 
B : Chất nhận hydro	
Nếu B là O2 thì enzyme xúc tác là oxidaza. Còn enzym peroxidaza chỉ tác động khi có mặt peroxid hydro ( H2O2 ) để tạo thành H2O .	
Một enzyme khác là catalaza xúc tác phản ứng tạo thành H2O từ H2O2 và phóng thích O2 .
II.NHỮNG CHUỖI CHẤT CHUYỂN HÓA HAY DỰ TRỮ Ở THỰC VẬT :
Cây xanh dưới ánh sáng mặt trời có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng ( cơ chế quang tổng hợp ) và để dành lại các chất này trong tế bào lá, thân hoặc rễ.	
Lá chỉ là nơi tích trữ tạm thời vì dễ rụng. Nhiều loại cây như cây mía chứa saccaroza trong thân. Thân cây xương rồng tích trữ nhiều nước. Cũõûng có cấu tạo thích ứng cho nhiệm vụ này như : củ ( khoai tây, sen, chuối ) ...và giò (hành...)	
Những cơ quan tích trữ thông thường và hiệu quả nhất vẫn là rễ. Ở rễ chất dự trữ thường ở dưới dạng đường hay tinh bột.	
Trong hột là nơi cây xanh tích tụ rất nhiều chất dự trữ cần thiết cho sự phát triển của phôi. Những hột thường giàu protein, tinh bột và chất béo cũng là nguồn thực phẩãm quan trọng cho con người.
B. THÍ NGHIỆM :
I. NHỮNG ENZYME HÔ HẤP :	
1. Oxidaza: 	(Phần này khơng làm vì thiếu hĩa chất)
-Cắt một lát mỏng của khoai tây, xuyên ngang qua chồi ( nếu có thể ) rồi cho vào mặt kính đồng hồ hay becher nhỏ ( 50ml ), dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mặt miếng khoai tây dd. guaiacum hay gum - resin 2% mới pha trong rượu .	
- Quan sát : một màu xanh hiện lên trong vòng 15' chứng tỏ có sự hiện diện của hệ thống enzyme - oxidaza.	
Lập lại thí nghiệm với lát khoai tây đã ngâm trong nước đun sôi 15' .
Bài góp:
Hãy cho biết kết quả khảo sát và so sánh kết quả của 2 thí nghiệm giữa mẫu vật sống và mẫu vật đã nấu chín? Gỉai thích?
 2. Peroxidaza : 	
- Cắt ngang vài hột đậu tương làm hai ( nếu đậu khô phải ngâm 24h trước ). Úp các mặt cắt lên tờ giấy lọc, dùng ngón tay ép nhẹ cho dịch trong hột đậu thấm vào giấy lọc. Nhỏ lên tờ giấy lọc chỗ có dịch ép, dd. benzidine 1% trong rượu vài giọt H2O2, màu xanh hiện lên cho biết tác động của peroxidaza.	
-Làm lại thí nghiệm hột đậu đã luộc chín ( nhỏ hoá chất ngay lên mặt cắt, không cần ép lên giấy lọc )	
Bài góp:
Hãy cho biết kết quả khảo sát và so sánh kết quả của 2 thí nghiệm giữa mẫu vật sống và mẫu vật đã nấu chín? Gỉai thích?
3.Dehydrogenaza : 	
-Cho vào một ống nghiệm lớn những khoanh cắt củ cải đỏ ( tránh để chồng lên nhau ). Đổ vào ống nghiệm dd. xanh- methylene 0,1% cao hơn các khoanh củ cải đỏ 1cm. Đổã một lớp dầu 0,5cm trên dd. (để tránh tiếp xúc với không khí).
-Làm một ống đối chứng không có củ cải đỏ. Rồi đặt 2 ống nghiệm vào một becher lớn chứa nước ấm ( 35 – 40 0C ) trong 30'. 
Bài góp:
-So sánh màu của dd. trong hai ống nghiệm. Giải thích cơ chế phản ứng nào tạo nên màu 2 ống nghiệm khác nhau? Tại sao phải đổ 1 lớp dầu trên mặt mỗi ống nghiệm ?
II.CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA DỰ TRỮ :
1. Saccaroza:	
a/ Cho 5ml dd. saccaroza 5% vào 5ml dd. fehling đựng trong một ống nghiệm . Đun sôi cách thuỷ 5'. 
Bài góp:
Kết quả? Giải thích kết quả?
b/ Cho 5ml dd. saccaroza 5% vào 3ml dd. acid citric 5% ( C6H8O7 ) trong ống nghiệm, đun cách thuỷ vài phút, để nguội thêm vào ống 5ml dd. fehling rồi đun cách thuỷ 5'. Có tinh thể Cu2O trầm hiện không ? 
Bài góp:
Kết quả? Gỉai thích kết quả? Cho biết phản ứng thuỷ giải sacaroza? Viết phương trình thủy giải?
c/ Đâm nhiều lát mỏng củ cải trắng( hay một đoạn thân mía ) trong một cái cối. Lọc lấy nước và xử lý giống ( a ), ( b )- chỉ khác là thay 5ml dd. sacaroza bằng 5ml dịch lọc. 
Bài góp:
Kết quả? So sánh lượng Cu2O thành lập trong 2 ống nghiệm của thí nghiệm phần c ? Giải thích kết quả đó?	
2. Tinh Bột: 
Khoai tây:
Dùng dao lam cạo nhẹ trên mặt cắt của củ khoai tây lấy 1 chút tinh bột cho lên miếng lam, rồi thêm vào 1 giọt nước cất sau đó trải đều và đậy lammen lại, đưa lên kính quan sát ở vật kính 40.
Gạo :
Ngâm nước trước nhiều giờ, lấy vài hạt gạo cho vào cối nghiền thật mịn, cho 1-2 ml nước cất vào trộn đều, sau đó nhỏ 1 giọt lên lam và đậy lammen lại đưa lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 40.
Đậu xanh:
Ngâm nước trước nhiều giờ, lấy vài hạt bỏ vỏ xanh cho vào cối nghiền thật mịn, cho 1-2 ml nước cất vào trộn đều, sau đó nhỏ 1 giọt lên lam và đậy lammen lại đưa lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 40.
-Làm 3 lần thử với lần lượt 1 lần là 1 giọt tinh bột của khoai tây, gạo, đậu xanh với 1 giọt iod/KI? Quan sát màu của thuốc thử tinh bột và giải thích?
Bài góp:
Vẽ hình chi tiết, ghi chú vài hạt tinh bột khoai tây, gạo, đậu xanh với tế bào và phiến ở vật kính 40 X?
-Làm 3 lần thử với lần lượt 1 lần là 1 giọt tinh bột của khoai tây, gạo, đậu xanh với 1 giọt iod/KI? Quan sát màu của thuốc thử tinh bột và giải thích?
3. Dầu :
Làm những lát cắt mỏng cơm dừa hoặc hạt đậu phộng. Ngâm trong dd Sudan III. Sau 15 ' rửa nhanh bằng rượu 20%, quan sát trong 1 giọt glycerin ở X40, chất dầu sẽ nhuộm màu đỏ sậm. Các giọt dầu ở nơi nào trong tế bào?
Bàigóp:
 Vẽ một số tế bào để cho biết cách phân phối của giọt dầu.
4.Protein:
Đặt một lát cắt dày của hột đậu trắng ( đã ngâm nước đến mềm để dễ cắt ) trên kính mang vật. Nhỏ lên đó vài giọt dd CuSO4 5%. Đậy lammen lại, để ở nơi mát ẩm sau 30', bỏ lammen ra, rửa lát cắt nhiều lần với nước lọc. Dùng miếng giấy thấm nhỏ, hút cho ráo nước, rồi thêm vào đó một giọt dd KOH 50% . Quan sát sẽ thấy protein có màu hồng hoặc tím của nối peptid.
Bàigóp:
 Vẽ một số tế bào để cho biết cách phân phối của nối peptid?
PHỤ LỤC:
DỤNG CỤ, HÓA CHẤT,MẪU VẬT:
DỤNG CỤ:	ống nghiệm (7), pipete các loại(3), cối,chày, daolam, lam,lammen, giấy lọc, kính hiển vi. 
HÓACHẤT:(Dùng chung các hóa chất sau)
dd.xanhmethylen1%, dd.I/KI,	 dd.KOH50%, dd.H2O2,	 dd. benzidin, dd. CuSO4 5% , dd. acid citric 5% ( C6H8O7) 
TT.fehling, TT.sudan III, dầu ăn,
MẪU VẬT: 	đậu xanh, đậu trắng, đậu phộng, đậu tương, cà rốt, khoai tây, gạo.

File đính kèm:

  • docTLHDTH_-_TBH_VA_SHPT.doc
Bài giảng liên quan