Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

- Rừng nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới là những quần hệ phụ của rừng mưa phân bố ở vùng chí tuyến nóng ẩm, là khu vực rừng có diện tích lớn nhất hiện nay và có tác dụng lớn nhất trong duy trì môi trường sinh tồn của loài người.

- Nó phân bố chủ yếu ở các khu vực châu Á, châu Úc, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và các quần đảo trên Thái Bình Dương thuộc khu vực chí tuyến.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 có thông thường thì hồ được hình thành khi một con sông thay đổi dòng chảy. ứ đọng. Vùng biển nhiệt đới, cho dù chúng được các con sông lớn, suối, hoặc hồ Oxbow, gần như là phong phú về các loài động vật như là các khu rừng nhiệt đới bao quanh chúng. Ảnh chụp từ trên cao một hồ nước tự nhiên hình trái tim tại lưu vực sông Amazon gần Manaus, tây bắc Brazil. d) Thổ nhưỡngĐặc điểm của rừng mưa là lượng mưa rất lớn. Điều này làm cho đất khô cằn vì nguồn dinh dưỡng hòa tan bị cuốn trôi. Đất đỏ, cằn cỗi và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đã hình thành trên nền địa tầng cổ xưa. - Tình trạng mục rữa nhanh chóng do vi khuẩn ngăn cản việc tích lũy đất mùn. Sự tâp trung ôxit sắt và ôxit đồng gây ra bởi quá trình đá ong hóa, tạo nên màu đỏ tươi cho đất và đôi khi tạo ra những khoáng thể (như bôxit..). - Trên những lớp nền trẻ hơn, đặc biệt là nền đất hình thành từ núi lửa, đất nhiệt đới có thể khá màu mỡ, như đất ở những khu rừng có lũ lụt theo mùa, được cung cấp thêm phù sa mỗi năm. Đa Dạng Sinh Thái Rừng Nhiệt Đới - Rừng nhiệt đới điển hình đa dạng sinh học, nó là mái nhà chung của hơn nửa tổng số loài sinh vật trên hành tinh. - Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á - Là nơi phát sinh loài người, cũng là nơi cung cấp lượng lớn nhu cầu cuộc sống của con người: Dưỡng khí, luơng thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu... Đặc điểm - Rừng nhiệt đới là nơi sinh sống của nhiều loài hơn tất cả quần xã sinh vật khác cộng lại. Khoảng 80% đa dạng sinh học được biết đến có thể tìm thấy tại rừng nhiệt đới.Các rừng rậm nhiệt đới có hơn một nửa số loài của thế giới, mặc dù chỉ chiếm 7% bề mặt đất của trái đất. -Độ phong phú loài tương đối của quần xã sinh vật rừng nhiệt đới thay đổi nhóm loài, và các kiến thức khoa học về độ phong phú loài của một số bậc phân loại vẫn còn giới hạn.	a.Thực vật- Đa dạng thành phần: Rừng nhiệt đới là thảm thực vật phát triển đa dạng phong phú nhất trong các thảm thực vật trên trái đất, tiêu biểu như: lim, gụ, trắc, tếch, lát...Cây phân thành nhiều tầng, tán hẹp, che bóng.- Đa dạng về cấu trúc: Do thành phần loài ở đây rất phong phú nên cấu trúc ở tầng ở đây rất đặc biệt.Tầng cây Rừng nhiệt đới được chia làm 5 tầng khác nhau với hệ động thực vật khác nhau, thích ứng với sự sống trong từng khu vực riêng biệt. Chúng bao gồm: tầng cỏ và quyết, tầng cây bụi, tầng dưới tán, tầng tán, tầng trội.Tầng trội- Hình thành bởi những loài cây gỗ cao đến 40 - 50 m. - Trong một số trường hợp, một vài mảnh rừng trội có thể đạt tới chiều cao 70-80 mét.- Những mảnh rừng này có khả năng chống chọi với nhiệt độ cao và gió mạnh.- Phần lớn thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) họ Dâu tằm (Moraceae), họ Đậu (Leguminosae) v.vCây bạnh vè, vườn Quốc Gia Cát Tiên, Đồng NaiTầng tán(tầng tán chính)Đây còn gọi là tầng lập quần bao gồm cây gỗ cao trung bình từ 20 - 30 m, thân thẳng, tán lá tròn và hẹp.Tầng này là tầng chính cho một lượng lớn các lòai động vật sinh sống như ếch rừng, khỉ, chim, đười ươi, và côn trùng. Tầng tán là tầng gồm những cây sống ngay dưới tầng trội.Phần lớn là những loài cây thường xanh thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae).v.v..Cây họ vang (Caesalpiniaceae)Tầng dưới tán- Cao từ 8 - 15 m, mọc rải rác dưới tán rừng, tán hình nón hoặc hình tháp ngược.- Phần lớn thuộc họ Bứa (Clusiaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Na (Annonaceae)..v..vCây họ na (Annonaceae)Tầng cây bụiCao từ 2 - 8 m. Tổ thành loài cây thuộc các họ Cà phê (Rubiaceae), họ trúc đào (Apocynaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Na (Annonaceae), họ Mua (Melastomaceae).Họ trúc đào (Apocynaceae)Tầng cỏ quyếtTầng cỏ quyết C: cao không quá 2 m. Tổ thành loài cây thuộc các họ Ô rô (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Môn ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Hành tỏi (Liliaceae) và những loài dương xỉ v.vTham gia tầng này còn có những cây tái sinh của những loài cây gỗ lớn ở tầng trội và tầng tán chính.Bên cạnh sự đa dạng về các loài cây gỗ, rừng nhiệt đới cũng phong phú về các loài cây hoa thảo, dương xỉ, nấm.Ngoài 5 tầng trên, còn có nhiều thực vật ngoại tầng, chúng tham gia vào tất cả các tầng trong hệ sinh thái rừng như dây leo, thực vật phụ sinh, thực vật kí sinh. Thực vật ngoại tầng đa dạng phong phú là một đặc điểm điển hình của rừng nhiệt đới.- Dây leo có thể là thân gỗ hoặc thân cỏ thuộc các họ Đậu (Leguminosae),họ Gắm (Gnetaceae) v.v... Ngoài ra còn có những loài dây leo điển hình của rừng nhiệt đới thuộc họ Cọ dừa dài hàng trăm mét thuộc các chi Calamus, Daemonorops đặc hữu của vùng Đông Nam Á.Dây leoThực vật phụ sinh (loài thực vật sống nhờ vào những loài cây khác) gồm những loài cây thuộc họ Phong lan (Orchidaceae).v.v.Đặc biệt là những loài cây sống nhờ cây kí chủ như loài đa (Ficus), chân chim (Schefflera)..v..v..Thực vật phụ sinh mọc trên cây gỗ Thực vật kí sinh bao gồm những loài cây thuộc chi Loranthus trong họ Tầm gửi (Loranthaceae), chi Balanophora trong họ Cu chó (Balanophoraceae) sống bám trên cành lá và rễ cây.Một cây tơ hồng đang ký sinh trên thân cây cà chua b.Động vậtĐộng vật rừng nhiệt đới đa dạng và phong phú về thành phần loài.Đây là nơi trú ngụ của các cây lá rộng nên rất giàu loài. Trong rừng mưa nhiệt đới, tính đa dạng là nguyên sinh do sự phong phú lớn về các loài động vật, nhất là côn trùng.Động vật có xương sốngĐộng vật rừng nhiệt đới đa dạng và phong phú về thành phần loài. Tỷ lệ số loài động vật có xương sống ở cạn tìm thấy trong các rừng nhiệt đới có thể so sánh với con số này của thực vật. Do tán rừng là thảm liên tục nên nhiều nhóm động vật chuyên sống ở đây, giỏi leo trèo, di chuyển từ cây này sang cây khác như khỉ, vượn, sóc bay cầy bay. Dưới đất là voi, lợn rừng, bò rừng, trâu rừng, hươu, hoẵng, nai, gấu, hổ, báo.... Số loài chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2600, trong đó 1300 loài tìm thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài ở vùng nhiệt đới châu Á. Con số này xấp xỉ 30% tổng số loài toàn cầu.Động vật không xương sốngĐộ phong phú tương đối của các loài động vật không xương sống trong rừng nhiệt đới hầu hết vẫn chưa được biết chắc chắn.- Tỷ lệ các loài của rừng nhiệt đới trên tổng số các loài của thế giới không thể ước lượng được chính xác bởi lẽ tổng số loài của một số đơn vị phân loại và nhóm sinh thái lớn có nhiều tiềm năng. Bao gồm côn trùng, giun tròn và động vật không xương sống đáy biển, vẫn chưa được biết rõKhoảng 30 triệu loài động vật chân khớp, chiếm 96% tổng số loài trên trái đất, có thể tồn tại trong các rừng nhiệt đới .Dưới lớp lá mục là những loài giun, chân khớp (rết, bọ cạp); côn trùng rất phong phú.Tầng đáy rừng rất ẩm và nóng, ruồi muỗi rất nhiều.- Cho tới gần đây, tính đa dạng tương đối của nhóm động vật chân khớp của vùng nhiệt đới so với vùng ôn đới vẫn được coi là tương tự đối với những nhóm sinh vật đã biết như thực vật có mạch hoặc chim.Một số loài động thực vật mới phát hiện trong rừng nhiệt đớiLoài cá ăn gỗ kỳ lạ ở khu rừng nhiệt đới amazonKhỉ Marmosets pygmyMột nhà khoa học Australia đã phát hiện một loài ếchkhác thường ở miền Nam Việt Nam và đặt tên là ếch bay ma cà rồng(vampire flying frog.)Loài lan Vani mới vừa được các nhà khoa học phát hiện tại KBTTN Hòn Bà (Khánh Hòa)Cây ăn thịt Philcoxia minensisTương tác giữa các quần thể sinh vậtQuan hệ trung lập : xác lập mối quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau, nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho sự phát triển số lượng loài kia.Quan hệ lợi một bên : hai loài sinh vật sống chung trên 1 địa bàn, loài thứ nhất lợi dụng điều kiện do loài thứ hai đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ nhất.Quan hệ ký sinh: quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật chủ, có thể gây hại và giết chết vật chủ như giun, sán trong cơ thể động vật và người.Quan hệ thú dữ con mồi : quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và loài kia là con mồi của nó, như giữa sư tử, hổ và các loài động vật ăn cỏ sống trên đồng cỏ.Quan hệ cộng sinh : quan hệ của 2 loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ tảo và địa y,...Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của chúng có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kiaQuan hệ hạn chế: quan hệ giữa 2 loài sinh vật, loài thứ nhất đem lại lợi ích cho loài kia và loài thứ hai khi phát triển lại hạn chế sự phát triển của loài thứ nhất.MẠNG LƯỚI THỨC ĂNMạng lưới thức ăn là một tập hợp nhiều chuỗi thức ăn chồng chéo nhau. Trong đó, một mắt xích vừa là sinh vật ăn nhiều loài sinh vật khác vừa là con mồi cho nhiều sinh vật khác.Ý Nghĩa Kinh Tế, Phòng Hộ Và Khoa HọcRừng cung cấp gỗ, củi, vật liệu cho xây dựng, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp làm giấy, chất dẻo, sơn, dược liệu,  cho toàn nhân loại.Rừng cung cấp thực phẩm, đất đai để mở rộng sản xuất nông nghiệp, điều hoà khí hậu vùng và toàn cầu.Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão, điều hòa khí hậu, nơi cư trú động thực vật- Rừng là nơi lưu trữ nguồn tài nguyên sinh học quý giá trên hành tinh.Hiện trạng tài nguyên rừng.Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng của trái đất thay đổi theo thời gian.Tốc độ mất rừng hằng năm của Thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau:- Nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.- Quy hoạch một số vụ việc , kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.- Tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.- Quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.- Xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện...- Hoạt động phá rừng của bọn lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.Hậu quả

File đính kèm:

  • pptrung_nhiet_doi.ppt
Bài giảng liên quan