Hội nghị tập huấn tổ trưởng chuyên môn - Chuyên đề 26: Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn

Mục tiêu chung

 Học viên lĩnh hội được hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy và học, giáo dục trong phạm vi tổ chuyên môn của trường học nhằm mục đích phát triển tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Mục tiêu cụ thể

 2.1. Kiến thức:

 Học viên nắm được nội dung, yêu cầu của các nhiệm vụ kiểm tra; nắm được các phương pháp, hình thức, qui trình kiểm tra và các văn bản pháp lý liên quan đến công tác kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng.

2. Mục tiêu cụ thể

 2.2. Kỹ năng:

 Biết tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn theo đúng qui trình và có hiệu quả.

 

ppt104 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội nghị tập huấn tổ trưởng chuyên môn - Chuyên đề 26: Tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
lệch chương trình, KH giảng dạy; tham mưu với lãnh đạo nhà trường để QL chương trình, KH giảng dạy của GV, chỉ đạo QL hồ sơ giảng dạy, học tập bồi dưỡng của GV. - TTCM kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về soạn bài của GV. Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của các bài soạn: Kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm; Logic khoa học; Phương pháp giảng dạy; Hình thức tổ chức dạy; Những thiết bị dạy học cần chuẩn bị. TTCM trao đổi với GV về thực trạng của bài soạn và việc soạn bài giảng của GV ( bài được soạn phải phù hợp với nội dung từng bài học, đúng yêu cầu của chương trình qui định, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường ). Giúp đỡ GV tham khảo những bài soạn tốt, những cách soạn bài có nhiều ưu điểm của các GV trong tổ, trong trường và ở các trường bạn để GV xem xét, tiếp thu và vận dụng cho phù hợp và có hiệu quả. - TTCM kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp của GV. Xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ, GV được dự giờ; quan sát giờ dạy trên lớp; phân tích giờ dạy; trao đổi với GV sau khi dự giờ; lưu hồ sơ dự giờ GV. TTCM kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện giờ dạy trên lớp của GV ( Nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kết quả ). Xếp loại: Giỏi, khá, TB, yếu kém. TTCM cùng lực lượng kiểm tra dựa trên cơ sở những ghi nhận từ nghiên cứu hồ sơ GV, những tìm hiểu về việc học tập của HS, các ghi chép về tiết dạy để phân tích, nhận xét, đánh giá các mặt mạnh, mặt hạn chế của GV được kiểm tra qua giờ dạy trên lớp. Đánh giá mức độ tiến bộ về trình độ tay nghề so với lần KT trước. TTCM trao đổi GV về những ưu điểm cần phát huy, những khuyết điểm cần khắc phục của giờ lên lớp; giới thiệu cho GV những kinh nghiệm tốt của việc thực hiện giờ dạy trên lớp từ những GV khác trong TCM, trong trường, trường bạn để GV tham khảo, học tập và vận dụng cho phù hợp và có hiệu quả. Trước, trong và sau khi kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV, Tổ trưởng và lực lượng kiểm tra cần tạo ra bầu tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng với tất cả mọi người tham gia để cùng hiểu, cùng ý thức về trách nhiệm và quyền lợi của công tác dự giờ và được dự giờ. Kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV phải xuất phát từ tinh thần giúp đỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. - TTCM kiểm tra việc GV cho HS làm bài kiểm tra và chấm bài cho HS. TTCM xem xét, đánh giá GV về việc tổ chức KT, chấm bài, trả bài cho HS theo đúng qui định của ngành, công khai, công bằng, khách quan; động viên, khuyến khích tinh thần học tập cho HS, thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ của GV đối với các đối tượng HS trong học tập để HS có nhiều tiến bộ hơn. TTCM trao đổi với GV về những kinh nghiệm cần rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện việc KT, chấm bài, trả bài cho HS; chỉ cho GV thấy được những mặt ưu, mặt tồn tại; tư vấn cho GV những biện pháp có hiệu quả; truyền đạt cho GV những kinh nghiệm hay trong việc thực hiện những công việc KT, chấm bài, trả bài cho HS. - TTCM kiểm tra GV về việc tham gia SHCM theo KH của TCM, của trường, của mạng lưới chuyên môn Phòng GD. TTCM xem xét, đánh giá GV về việc tham gia SHCM theo KH của TCM, của trường, của mạng lưới chuyên môn Phòng GD. Chỉ cho GV thấy được việc tham gia của GV có thực sự nghiêm túc, cầu thị? đầy đủ, đúng thành phần? có hiệu quả thực sự? Có góp phần cho việc nâng cao hiệu quả trong HĐCM của GV và của TCM trong trường? Qua đó, TTCM cùng GV rút ra những kinh nghiệm thiết thực, đề ra các biện pháp cải tiến công tác SHCM của GV, của TCM ngày càng có chất lượng cao hơn. - TTCM kiểm tra GV về việc thực hiện các tiết thực hành, sử dụng ĐDDH khi lên lớp, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hồ sơ sổ sách theo qui định về chuyên môn. TTCM xem xét, đánh giá về việc thực hiện các tiết thực hành, sử dụng ĐDDH khi lên lớp, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hồ sơ sổ sách theo qui định về chuyên môn của GV. Kiểm tra sổ mượn ĐDDH, sổ đầu bài, lịch đăng ký các tiết thực hành của GV để xem xét, đánh giá việc thực hiện các tiết thực hành, sử dụng ĐDDH khi lên lớp. TTCM nghiên cứu, kiểm tra việc thực hiện, ghi chép, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các loại hồ sơ chuyên môn của GV như: giáo án, sổ báo giảng, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ họp chuyên môn, sổ chủ nhiệm ( nếu có chủ nhiệm lớp ) có đúng quy định hay không? Đánh giá mặt làm được và mặt hạn chế của GV trong việc thực hiện các nhiệm vụ này. Tư vấn cho GV cách khắc phục những hạn chế, khuyến khích GV phát huy những ưu điểm để nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. - TTCM kiểm tra GV về việc thường xuyên cập nhật những thông tin, những kiến thức mới, những hiểu biết của đời sống xã hội, ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng do ngành tổ chức. TTCM xem xét, đánh giá việc tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng do ngành tổ chức để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của GV: + BD chính trị hè; Sơ cấp, Trung cấp chính trị + BDTX theo chu kỳ + Đào tạo nâng chuẩn ( ĐH, sau ĐH ) + Tham gia các khóa BD, tập huấn ngắn hạn như: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tiếng Anh, BD tổ trưởng chuyên môn, BD công tác chủ nhiệm lớp, GD kỹ năng sống TTCM trao đổi, tư vấn, động viên GV về công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Giúp GV nhận rõ ý nghĩa quan trọng của BD và tự BD, những việc mình đã làm có hiệu quả, thiết thực trong BD nâng cao tay nghề, nâng cao nhận thức chính trị để tiếp tục phát huy; những rào cản trong quá trình BD và tự BD để có cách khắc phục. d/ TTCM kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của GV - Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung của khối lớp; - Kết quả lên lớp, tốt nghiệp của các bộ môn mà giáo viên dạy ; - Mức độ tiến bộ của học sinh  TTCM xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy: điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của HS từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kiểm tra khảo sát của TTCM và lực lượng kiểm tra; so sánh kết quả của các lớp do GV giảng dạy với các lớp khác trong trường tại thời điểm kiểm tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học). Tỷ lệ bộ môn thi tốt nghiệp cuối cấp học do GV dạy so với tỷ lệ bộ môn tốt nghiệp của PGD, SGD địa phương. Mức độ tiến bộ của HS tại thời điểm kiểm tra so với thời gian trước. TTCM và lực lượng kiểm tra giúp cho GV thấy được năng lực giảng dạy, giáo dục của mình so với trước đó, so với đồng nghiệp trong TCM, trong trường để có sự phấn đấu. TTCM và lực lượng kiểm tra cần có sự đánh giá khách quan, chính xác, công bằng, khoa học, hợp tình hợp lý căn cứ vào hiện trạng, điểm xuất phát của mỗi giáo viên, mỗi lớp học giúp GV tự điều chỉnh để khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục. e/ TTCM kiểm tra công tác dạy thêm – học thêm - Dựa theo quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành qui định về dạy thêm, học thêm. Quyết định số 35/2010 ngày 15/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng qui định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của SGD, PGD về công tác dạy thêm, học thêm. TTCM kiểm tra dạy thêm – học thêm đối với GV trong tổ do mình QL theo sự phân công của Hiệu trưởng. TTCM kiểm tra GV về việc thực hiện đúng tiến độ qui định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được qui định để dành cho dạy thêm – học thêm; bảo đảm quyền lợi của HS. 3.3. Phương pháp kiểm tra a/ Dự giờ Chuẩn bị dự giờ Quan sát giờ dạy trên lớp Phân tích giờ dạy của GV Lưu hồ sơ b/ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên TTCM kiểm tra, đánh giá lao động quá khứ của GV trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy và giáo dục c/ Nghiên cứu các hồ sơ QL của trường và TCM Các hồ sơ QL như : hồ sơ QL nhân sự; hồ sơ kiểm tra, thanh tra của nhà trường, TCM, các cấp QL; sổ đầu bài, sổ theo dõi dạy thay – dạy bù, sổ mượn đồ dùng dạy học, sổ mượn sách và tài liệu, sổ dự giờ ( của HT, PHT, TTCM ), sổ theo dõi của tổ trưởng về việc GV bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, d/ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS Xem vở ghi của HS, các bài kiểm tra, bài thi mà GV đã chấm, sản phẩm lao động của HS. Thống kê kết quả quá trình học tập của HS. Xem xét kết quả KT chất lượng định kỳ. Xem xét kết quả KT miệng, KT viết toàn thể HS hoặc một số HS trong lớp sau khi dự giờ. e/ Trao đổi, lắng nghe ý kiến của các cá nhân, bộ phận liên quan : HT, các PHT, các tổ chuyên môn khác trong nhà trường, GVCN; cán bộ thư viện, thiết bị; GV khác trong tổ và trong trường; các tổ chức đoàn thể trong trường; phụ huynh và HS. II. TTCM TỔ CHỨC KT HOẠT ĐỘNG CỦA TCM 4. Tổng kết, điều chỉnh TTCM thực hiện sơ kết công tác KT trong các cuộc họp chuyên môn của tổ trong tháng, theo từng đợt KT, từng học kỳ, tổng kết năm học. Lưu trữ, bảo quản các thông tin về hoạt động KT bằng hồ sơ KT, đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ KT: tính chính xác, khách quan; tính toàn diện; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn. Những kết luận KT về HĐCM của tổ là cơ sở cho TTCM điều chỉnh để hoàn thiện và nâng cao năng lực sư phạm của GV; cải tiến công tác quản lý HĐCM của TT; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra của TT, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của TCM, thúc đẩy sự phát triển chuyên môn của TCM và của nhà trường. KẾT LUẬN	TTCM kiểm tra và đánh giá các HĐCM của TCM trong nhà trường thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý như xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra, tổng kết, điều chỉnh. 	TTCM phải có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra có hiệu quả. TTCM phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp; có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm cao; có uy tín với GV trong tổ và trong nhà trường; trung thực; thận trọng; tế nhị trong giao tiếp; thân ái với mọi người. 	Phát huy những nhân tố tích cực, phổ biến những kinh nghiệm tốt trong quá trình kiểm tra để mọi thành viên trong tổ và trong nhà trường học tập lẫn nhau. 	Phân tích, trao đổi, làm rõ những mặt còn hạn chế trong quá trình kiểm tra HĐCM của tổ để rút kinh nghiệm, khắc phục cho tốt hơn. 	Tự soi rọi và điều chỉnh cho tốt hơn về công tác kiểm tra, công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn./. 

File đính kèm:

  • pptTai lieu boi duong nghiep vu kiem tra cho to chuyenmon.ppt
Bài giảng liên quan