Hướng dẫn chấm bài thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 12 Môn thi: Ngữ Văn

- Văn hoá: là tổng thể chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

- Bản sắc dân tộc của văn hoá: là màu sắc riêng, là cái giúp khu biệt văn hóa của dân tộc này với văn hoá của dân tộc khác.

- Tạo tác: là khái niệm có tính chất quy ước, chỉ những sáng tạo lớn của một dân tộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến xung quanh, tạo thành những mẫu mực đáng học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm bài thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lớp 12 Môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Hướng dẫn chấm bài thi
 bắc giang Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
 Lớp 12 - THPT 
 kì thi ngày 05 / 4 / 2009 
 môn thi: Ngữ văn (đề chính thức)
 Bản hướng dẫn chấm có 03 trang
Câu 1
ý kiến về câu nói của PGS Trần Đình Hượu
(8.0 điểm)
Đây là đề nghị luận xã hội. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều hướng khác nhau, song về cơ bản cần đạt được một số yêu cầu sau:
1. Giải thích:
a. Khái niệm: 
- Văn hoá: là tổng thể chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- Bản sắc dân tộc của văn hoá: là màu sắc riêng, là cái giúp khu biệt văn hóa của dân tộc này với văn hoá của dân tộc khác.
- Tạo tác: là khái niệm có tính chất quy ước, chỉ những sáng tạo lớn của một dân tộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến xung quanh, tạo thành những mẫu mực đáng học tập.
- Đồng hoá: vừa chỉ vị thế tồn tại nghiêng về phía tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, vừa chỉ khả năng tiếp thu chủ động của chủ thể tiếp nhận, cái khả năng cho phép một dân tộc biến những yếu tố ngoại lai thành cái của mình, trên cơ sở gạn lọc và thu giữ.
b. Nội dung ý kiến: con đường hình thành bản sắc văn hoá dân tộc là thành quả tổng hợp của một quá trình sáng tạo, tiếp xúc văn hóa, nhào trộn cái vốn có, riêng có của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài.
2. Bình luận:
a. Khẳng định đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn
- Một mặt, bản sắc văn hoá trước hết được tạo nên bởi sức mạnh của yếu tố nội lực, bởi những cái vốn có, riêng có, bởi sự sáng tạo của dân tộc đó.
- Mặt khác, bản sắc văn hoá còn được tạo thành nhờ sự tiếp thu có chọn lọc, nhờ khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài, biến những cái ngoại lai thành của mình.
b. Mở rộng vấn đề: 
 - Phê phán những khuynh hướng tư tưởng sai lệch trong nhận thức về văn hóa và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Một là: tiếp thu một cách ồ ạt, xô bồ nền văn minh văn hóa của các nước khác, tự đánh mất bản sắc văn hóa riêng của mình, bị hòa tan vào thế giới.
+ Hai là: bảo thủ, tự mãn, bế quan tỏa cảng.
- Trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi người đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập.
3.0 điểm
5.0 điểm
Câu 2
Phát biểu suy nghĩ về ý kiến của Nguyễn Minh Châu, làm sáng tỏ qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
(12.0 điểm)
Đây là bài nghị luận văn học. Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
1.Giải thích:
Thí sinh cần vận dụng kiến thức lý luận văn học để lý giải được ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
- Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống như hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm khám phá của nghệ thuật chính là con người. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử.
- Chính vì lấy con người làm tâm điểm khám phá, nên yêu cầu nhà văn phải là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Đây là một trong những tư chất cần có, một phẩm chất cao đẹp của người nghệ sĩ.
2. Chứng minh:
Thí sinh cần vận dụng những hiểu biết về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ và tăng tính thuyết phục cho ý kiến trên.
a. Số phận và vẻ đẹp con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn thời hậu chiến là một khám phá mới của Nguyễn Minh Châu sau 1975:
- Số phận éo le, đau thương và đầy nghịch cảnh của người đàn bà hàng chài.
- Vẻ đẹp tâm hồn: tình mẫu tử cao đẹp; lòng nhân hậu, vị tha, đức hi sinh của người phụ nữ .
b. Tư tưởng của Nguyễn Minh Châu qua sự khám phá đó: - Cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ; đau đớn trước tình trạng bạo hành gia đình, trước những bi kịch của con người trong cuộc sống thời bình.
- Nỗi khắc khoải, băn khoăn, trăn trở, suy tư sâu lắng của nhà văn về những vấn đề của đời sống nhân sinh, của nghệ thuật:
+ Đời sống vốn phức tạp, đầy bí ẩn, chứa đựng vô vàn những nghịch lý nên liệu có thể nhìn cuộc đời bằng cái nhìn giản đơn, dễ dãi, xuôi chiều?
+ Chiến tranh đã qua đi nhưng cuộc đời của những con người lao động nghèo khổ sẽ như thế nào, liệu có tươi sáng hơn? Tương lai của những đứa trẻ như thằng Phác sẽ ra sao? Phải chăng cuộc chiến chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan, quyết liệt hơn cả cuộc đấu tranh chống ngoại xâm? Phải chăng đã đến lúc chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, sao cho con người ngày một tốt hơn; đã đến lúc văn học phải viết về con người, trước sau con người cũng leo lên trên sự kiện để đòi quyền sống? 
 + Người nghệ sĩ cần ứng xử như thế nào về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và văn chương nghệ thuật? Nghệ thuật tiếp cận hiện thực ra sao để không bỏ quên số phận con người? Phải chăng tác phẩm là một lời nhắc nhở hay là một niềm tin sâu xa của Nguyễn Minh Châu về sứ mệnh cao quý của người cầm bút?
3. Đánh giá, nâng cao vấn đề:
- ý kiến của Nguyễn Minh Châu là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn, nó không chỉ đúng với một thời, một nền văn học mà là vấn đề muôn thuở của mọi thời, của mọi nền văn chương nghệ thuật.
- Điều đáng quý là Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm sâu sắc về vấn đề đó và hiện thực hóa trong sáng tác của mình. Quan niệm nghệ thuật trên đây của nhà văn vừa là sự kế thừa truyền thống tư tưởng nghệ thuật văn chương muôn đời, vừa là một trong những đóng góp mới mẻ, khẳng định vị trí mở đường tinh anh và tài năng của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975.
3.0 điểm
7.0 điểm
2.0 điểm
Điểm toàn bài
 (20.0 điểm) 
Lưu ý khi chấm bài:
Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản thuần tuý. Điểm toàn bài là tổng số điểm của hai câu, cho lẻ đến 0.5 điểm. Tuỳ theo mức độ trình bày nội dung và sai phạm ở hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc; trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.

File đính kèm:

  • docHuong dan cham thi HSG Ngu van 12. THPT. 2008-2009.DOC
Bài giảng liên quan