Hướng dẫn thiết kế Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 10

Tên hoạt động

1.   Mục tiêu hoạt động

 -       Về kiến thức

 -       Về kỹ năng

 -       Về thái độ

2.   Nội dung hoạt động

3.   Công tác chuẩn bị

 -       Giáo viên

 -       Học sinh

 

ppt19 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thiết kế Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hướng dẫn thiết kế HĐGDNGLL lớp 10Cấu trúc bản thiết kế HĐGDNGLL lớp 10Tên hoạt động1.   Mục tiêu hoạt động	-       Về kiến thức	-       Về kỹ năng	-       Về thái độ2.   Nội dung hoạt động3.   Công tác chuẩn bị	-       Giáo viên	-       Học sinh4.   Tổ chức hoạt động	-       Hoạt động khởi động	-       Hoạt động 1	-       Hoạt động 2	-       .	-       Hoạt động n5. Kết thúc hoạt độngb. Các bước tiến hành lập bản thiết kế HĐGDNGLL lớp 10Bước 1 Bước 2Bước 3Bước 4Bước 5Bước 6backBước 7Bước 1. Lựa chọn và đặt tên cho hoạt độngMỗi chủ đề cần được tiến hành bởi nhiều hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường. Vì thế, giáo viên cần có sự lựa chọn các hoạt động; tìm tòi, cân nhắc khi đặt tên cho hoạt động. Tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Đồng thời, tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, cuốn hút, tạo ra được hứng thú tham gia của học sinh.Việc đặt tên cho hoạt động cần đảm bảo một số yêu cầu sau:- Tên phải nêu rõ chủ đề, nội dung của hoạt động.- Tên phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.- Tên phải tạo ấn tượng, gây sự hấp dẫn đối với học sinh.Trong thực tế, có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chương trình hoặc trong sách giáo viên. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp, giáo viên có thể lựa chọn tên khác cho hoạt động, hoặc có thể lựa chọn hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ý, nhưng phải sát với chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của chủ đề.backBước 2. Xác định mục tiêu của hoạt độngMỗi hoạt động được xác định đều phải hướng tới việc thực hiện mục tiêu chung của chủ đề theo từng tháng nhưng bản thân nó cũng có mục tiêu riêng.Sau khi lựa chọn và đặt tên cho hoạt động, cần xác định mục tiêu của hoạt động. Mục tiêu của hoạt động phải nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên, mỗi một hình thức hoạt động khác nhau có thể có lợi thế hơn hoặc tập trung hơn trong việc thực hiện các mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn hình thức giao lưu, diễn đàn, toạ đàm có nhiều khả năng hơn trong việc hình thành thái độ; hình thức thi tìm hiểu, thảo luận có nhiều khả năng giúp đạt đư mục tiêu kiến thức.Mục tiêu hoạt động cần được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, có tính xác định và có thể lượng hoá được để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá.backBước 3. Xác định nội dung và hình thức hoạt độngMục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc xác định một cách đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức hoạt động. Cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp và khả năng của học sinh để:-       Xác định nội dung phù hợp cho các hoạt động. -       Liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động.-       Lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Để tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn HS có thể cùng một hoạt động nhưng phải có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Các hoạt động được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức làm trung tâm, còn các hoạt động khác là hỗ trợ. Tránh sự trùng lặp, gây nhàm chán đối với học sinh khi thực hiện các chủ đề giáo dục.backBước 4. Chuẩn bị hoạt động Sự thành công của các hoạt động phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị. Chính trong bước này giáo viên có điều kiện phát huy tính chủ động của học sinh và có điều kiện thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức để thực hiện có hiệu quả hoạt động. Muốn vậy, giáo viên cần phải: - Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.- Dự kiến về các phương tiện, điều kiện thiết yếu cho mỗi hoạt động trong từng chủ đề để có sự chuẩn bị trước như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, trang phục, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, máy ảnh, máy camera, máy tính- Dự kiến sự phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận; thời gian phải hoàn thành các hoạt động.- Bản thân giáo viên phải có các biện pháp để thúc đẩy học sinh trong quá trình chuẩn bị; phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để có sự trợ giúp. - Giám sát, động viên, giúp đỡ, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tốt khâu chuẩn bị.- Kiểm tra lại các nội dung, tiến trình hoạt động, thời gian hoạt động, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được để hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hoá bằng văn bản (đó chính là bản kế hoạch tổ chức hoạt động).-       Về phía học sinh: Khi được giao nhiệm vụ, Ban cán sự lớp tổ chức cho tập thể lớp hay giao cho các tổ, nhóm bàn bạc một cách dân chủ và chủ động trong việc phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ, nhóm; trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị, đồng thời phản ánh kịp thời với giáo viên để các thày cô nắm rõ tình hình, kịp thời điều chỉnh kế hoạch tổ chức khi cần. backBước 5. Tiến hành hoạt độngBước này giáo viên điều khiển học sinh thực hiện bản kế hoạch đã được thiết kế, giáo viên cần:- Quán triệt lại mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian tiến hành cũng như nhiệm vụ của các cá nhân, nhóm, tổ để học sinh nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nội dung công việc và nhiệm vụ cần hoàn thành.- Chỉ đạo học sinh thực hiện nội dung các hoạt động theo tiến trình đã xác định.+  Phát huy vai trò tự quản của Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi Đoàn (giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn).kịch bản+     Phát huy vai trò tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh.+    Đảm bảo sự phong phú về nội dung, hình thức tổ chức để hoạt động được diễn ra nhẹ nhàng, hấp dẫn.+  Giám sát việc thực hiện, giúp đỡ học sinh kịp thời, thiết lập mối quan hệ gần gũi, đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau. +    Có những hình thức động viên, khuyến khích nhằm thúc đẩy tập thể hoạt động tích cực, duy trì hứng thú hoạt động.+    Điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) để việc thực hiện các hoạt động đúng hướng, nhằm đạt mục tiêu đề ra. backBước 6. Kết thúc hoạt độngBước này cũng do học sinh tự điều khiển, với nhiều cách kết thúc khác nhau. Khi thiết kế bước này, giáo viên có thể dự kiến lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lý, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với học sinh, tránh sự nhàm chám và tẻ nhạt. Giáo viên có thể lựa chọn một số cách kết thúc như: ý kiến phát biểu của đại biểu, của giáo viên; Ban cố vấn công bố kết quả cuộc thi; trao giải thưởng của Ban tổ chức, tiết mục văn nghệ tập thểback Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL 1. Mục tiêu đánh giáKhảng định sự phát triển của học sinh về nhận thức, về thái độ, về hành vi cần rèn luyện.Kết quả hoạt động có là một trong những căn cứ để đánh giá hạnh kiểm của học sinh.Thông qua việc đánh giá kích thích tinh thần ý thức vươn lên trong học tập và tham gia hoạt động của học sinh, tạo động cơ để học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường.2. Nội dung đánh giáĐánh giá kết quả hoạt động của học sinh được thể hiện ở hai cấp độ : Đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể lớp :* Nội dung đánh giá cá nhân-    Đánh giá về mức độ nhận thức vấn đề của nội dung hoạt động.-    Đánh giá về tinh thần ý thức trách nhiệm tham gia hoạt động của tập thể.-    Đánh giá hiệu quả đóng góp của bản thân vào kết quả hoạt động của tập thể.* Nội dung đánh giá tập thể lớp-    Số lượng học sinh tham gia hoạt động-     Các sản phẩm hoạt động-     ý thức cộng đồng trách nhiệm-     Tinh thần hợp tác trong hoạt động3. Hình thức đánh giá-         Đánh giá bài viết thu hoạch của học sinh nếu có-         Đánh giá qua quan sát học sinh tham gia hoạt động-         Đánh giá qua toạ đàm trao đổi.-         Đánh giá sản phẩm của học sinh.-         Đánh giá qua các lực lượng giáo dục khác* Quy trình đánh giá-         Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí của hoạt động-         Tập thể lớp đánh giá và quyết định ( Có sự tham khảo ý kiến của GVCNL và các giáo viên cố vấn hoạt động)-         Giáo viên chủ nhiệm đánh giábacktchd

File đính kèm:

  • pptHuong dan soan giang HDGDNGLL lop 10.ppt
Bài giảng liên quan