Hướng dẫn trình bày sáng kiến kinh nghiệm

 MỞ ĐẦU

 (5-10% tổng số trang)

 - Nêu rõ sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, cơ sở của đề tài ( SKKN giáo dục nhằm giải quyết vấn đề gì ; được xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào; vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục không ? )

 - Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng vấn đề, tình hình nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước.

 - Khẳng định tính mới về khoa học của đề tài trong điều kiện thực tế của ngành và địa phương.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn trình bày sáng kiến kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNGPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆNTRƯỜNG THCS ..SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN( Hình ảnh minh hoạ)Tổ bộ môn :Giáo viên :Giảng dạy :Số diện thoại :NĂM HỌC :..MỤC LỤCĐề mục	Trang----	MỞ ĐẦU	(5-10% tổng số trang)	- Nêu rõ sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo, cơ sở của đề tài ( SKKN giáo dục nhằm giải quyết vấn đề gì ; được xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào; vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục không ? ) 	- Tổng quan thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu, thực trạng vấn đề, tình hình nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước.	- Khẳng định tính mới về khoa học của đề tài trong điều kiện thực tế của ngành và địa phương. 	NỘI DUNG	(80-90% tổng số trang)	A. CƠ SỞ KHOA HỌC (LÝ LUẬN )	B. THỰC TRẠNG 	C. NỘI DUNG (Đây là phần nội chính của đề tài) 	Trình bày cụ thể nội dung viết về cái gì? Nêu những việc đã làm, những suy nghĩ sâu sắc, các biện pháp cải tiến cụ thể (VD: Nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra và đánh giá, bồi dưỡng học sinh )	D. HIỆU QUẢ	- Tiến hành thực nghiệm để đối chiếu, so sánh.	- Nêu rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN.	- Phân tích, so sánh và đánh giá kinh nghiệm đó.	KẾT LUẬN	(5-10% tổng số trang)	- Kết quả đạt được. 	- Ý nghĩa của SKKN đối với việc giáo dục, dạy học.	- Những nhận định chung về áp dụng và khả năng vận dụng.	- Hướng phát triển của đề tài.	- Những ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng.	PHỤ LỤC	(Nếu có)	TÀI LIỆU THAM KHẢO	1. .	2. ..	3. .	Hình thức trình bày:	- Phong chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.	- Dòng này cách dòng kia 1.5 (lines). Ký tự đầu tiên của mỗi đoạn được thụt vào 0,5 inches. Đoạn này cách đoạn kia một dòng rưỡi (1.5 lines).	- Các ký hiệu dùng để trình bày trong mỗi phần:	1.	1.1.	1.1.1.	1.1.2.		1.2.		2.	2.1.Một số vấn đề cần lưu ý:	- Viết đúng quy định của ngữ pháp hiện hành (chính tả, cách đặt câu, cách dùng các dấu chấm câu ) và những quy định khác do nhà nước quy định về cách ký hiệu và phiên âm ...	- Cách hành văn cần chính xác, ngắn gọn, sâu sắc, dễ hiểu.	- Cần tỷ mỷ, trung thực trong việc trích dẫn tài liệu người khác.	- Bố cục cần cân đối giữa các phần: Mở đầu 5-10%, Nội dung 80-90%, Kết luận 5-10%	HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU	 VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI.Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN):II. Định hướng một số lĩnh vực viết SKKN:III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm chấm SKKN:I. Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN):	Sáng kiến kinh nghiệm: là nội dung sáng tạo được trải nghiệm trong thực tế. Nói cách khác, sáng kiến kinh nghiệm là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên. 	Cán bộ quản lý, giáo viên trong thực tiễn công tác chỉ đạo, quản lý, giảng dạy và giáo dục học sinh đều có những nội dung, biện pháp cải tiến sáng tạo mang tính khoa học thực tiễn. 	Đề tài,SKKN là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên trong thực tế mang lại kết quả tốt, có tác động tích cực trong việc tạo chuyển biến chất lượng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý, giảng dạy và giáo dục học sinh.	Có nhiều cách viết SKKN, tuy nhiên phổ biến là viết theo lối tường thuật - đây là cách viết phổ biến đối với cá nhân. Người viết nêu lên những cải tiến, trong công tác chỉ đạo, quản lý, giảng dạy và giáo dục thông qua những hoạt động cụ thể. Những hoạt động được chọn phải điển hình, tiêu biểu, phục vụ cho nội dung đề tài đã được xác định. Yêu cầu là thông qua những hoạt động này, người viết phải trình bày cụ thể, hợp lý về cách làm mới, có tính sáng tạo - sáng kiến cải tiến, để giải quyết một thực tế về chỉ đạo, quản lý, giảng dạy và giáo dục của mình có kết quả tốt; cần nêu quá trình các hoạt động này theo diễn biến thời gian của giai đoạn trước và sau khi tác động các biện pháp chỉ đạo, quản lý, giảng dạy và giáo dục. 	Xác định đề tài: Đề tài SKKN phải được xác định rõ ràng, có cơ sở khoa học đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện và có giá trị phổ biến phục vụ cho những vấn đề có tính chất thời sự và lâu dài của ngành giáo dục và đào tạo. Người viết nên chọn một vấn đề, một khía cạnh sâu sắc nhất để viết, không nên chọn một vấn đề quá rộng lớn, đề tài có phạm vi hẹp sẽ dễ nghiên cứu và trình bày đầy đủ, triệt để, sâu sắc.II. Định hướng một số lĩnh vực viết SKKN:	Nội dung nghiên cứu đề tài SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy-học, giáo dục đạo đức cho học sinh, phong trào THTT-HSTC, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, hiệu quả hoạt động phong trào thi đua của đơn vị ...	Các đề tài SKKN có thể thuộc các lĩnh vực cụ thể về: 	- Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường. 	- Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện cuộc vận động “Hai không”;	- Hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; về việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN ở đơn vị. 	- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu; thí nghiệm thực hành; làm và sử dụng đồ dùng dạy học; ôn tập chương; ôn tập thi tốt nghiệp; luyện thi tuyển sinh vào lớp 10.	- Tổ chức hoạt động của các phòng bộ môn, phòng thư viện, phòng thực hành thí nghiệm, phòng thiết bị; về xây dựng cơ sở vật chất ...	- Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ở đơn vị; xây dựng các phần mềm tin học, bài giảng điện tử, phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. 	- Công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể và công tác xây dựng Đảng; về đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; về việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.	- Tổ chức, nội dung hoạt động phong trào Trường học thân thiện, học sinh tích cực.	- Cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác đua-Khen thưởng trong đơn vị.III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm chấm SKKN:	1.Về nội dung: Đạt tối đa 90 điểm 	a. Tính mới: (20 điểm)	Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục...phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình.	b. Tính khoa học: (25 điểm)Có luận đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng ( giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có...)Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể.Có luận cứ khoa học, xác thực: thông qua các phương pháp hoạt động thực tế.Có luận chứng: những minh chứng cụ thể ( số liệu, hình ảnh...) để thuyết phục được người đọc.Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra; phù hợp với qui luật, với xu thế chung, không phải là ngẫu nhiên.	c. Tính ứng dụng thực tiễn: (20 điểm )	Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng đại trà trong toàn ngành giáo dục; được các CB-GV trong ngành vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao. 	d. Tính hiệu quả: (25 điểm)	Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất. 2. Về hình thức: (10 điểm: 05 điểm cho mỗi mục) 	a. Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. 	b. Đề tài được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, đóng bìa. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị, tổ, phòng (khoa); tên đề tài; tên tác giả; chức danh; năm thực hiện.3. Đánh giá, xếp loại: 	- Loại A: Đạt từ 85 - 100 điểm 	- Loại B: Đạt từ 65 - 84 điểm 	- Loại C: Đạt từ 50 - 64 điểm 	- Không xếp loại: Đối với các đề tài đạt dưới 50 điểm. 	- Không xếp loại những đề tài không có tính mới.

File đính kèm:

  • pptCÁCH TRÌNH BÀY SKKN.ppt