Kĩ năng tự bảo vệ

Biết được quyền được bảo vệ của trẻ em trong Công ước Quyền trẻ em và trong pháp luật Việt Nam.

Hiểu được các quyền của mình, biết thực hiện, bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn khác.

Nhận biết được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bị buôn bán bắt cóc.

Có kĩ năng tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy cơ.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng tự bảo vệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆBiết được quyền được bảo vệ của trẻ em trong Công ước Quyền trẻ em và trong pháp luật Việt Nam.Hiểu được các quyền của mình, biết thực hiện, bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn khác.Nhận biết được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bị buôn bán bắt cóc.Có kĩ năng tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy cơ.II.Tài liệu và phương tiện:- Phiếu thảo luận nhóm.III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bị buôn bán, bắt cóc.a. Mục tiêu:Học sinh nhận dạng được các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bị buôn bán, bắt cóc.b.Cách tiến hành:Giáo viên chuẩn bị sẵn một số phiếu băng bìa màu đỏ và mầu xanh, phát cho mỗi học sinh hai phiếu và dùng phương pháp động não, hỏi: “Những tình huống nào là tình huống mà trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục? Bị buôn bán, bắt cóc?Yêu cầu mỗi học sinh ghi lại trên phiếu màu đỏ của mình tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục, và màu xanh là những tình huống có nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc. Học sinh thảo luận với bạn ngồi bên cạnh về tình huống các em vừa ghi.Yêu cầu đại diện từng nhóm đọc tình huống, giáo viên ghi nhanh lên bảng.Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn mà các em đã biết.c.Kết luận:Một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục là: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng một mình với người lạ; nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do; đi nhờ xe người lạ;Một số tình huống có nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc là: Rủ bạn đi cùng với họ và đề nghị bạn giữ kín điều đó không nói cho ai biết.Rủ bạn đi đến một nơi mà bạn chưa hề biết và nói rằng ở đó bạn sẽ gặp được người thân đang mong đợi.Hoạt động 2: Cách phòng tránh từ xa các tình huống có nguy cơ.a.Mục tiêu: Học sinh biết phòng tránh từ xa các tình huống có nguy cơ.b.Cách tiến hành:- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu một nửa số nhóm thảo luận về cách phòng tránh từ xa nguy cơ bị xâm hại, một nửa số nhóm thảo luận về cách phòng tránh từ xa nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc.- Các nhóm thảo luận.Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.c.Kết luận: Để phòng tránh từ xa nguy cơ bị xâm hại tình dục, nguy cơ buôn bán, bắt cóc, chúng ta cần:- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.- Không đeo trang sức khi đến trường.- Không đi nhờ xe người lạ.- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.- Không nói chuyện điện thoại với người lạ là mình đang ở nhà một mình...Hoạt động 3: Ứng phó khi bị xâm hại tình dục hoặc buôn bán, bắt cóc.a.Mục tiêu:- Học sinh biết một số kĩ năng tự bảo vệ trong những tình huống bị xâm hại tình dục hoặc buôn bán, bắt cóc.b.Cách tiến hành:Giáo viên chia lớp thành các nhóm và phân công mỗi nhóm thảo luận từng tình huống.Các câu hỏi thảo luận:Vì sao em chọn cách ứng phó đó?Em cảm thấy như thế nào khi ứng phó như vậy?Pháp luật có bênh vực chúng ta khi chúng ta tố cáo kẻ đã xâm hại hoặc buôn bán, bắt cóc trẻ em không?Khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm, hay xâm hại tình dục (dù là người lạ, người quen, hay người thân), em cần làm gì?- Đứng ngay dậy.Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại. Lùi ra xa để kẻ đó không với tay được đến người mình.Nói to/hét to và kiên quyết : Tôi sẽ mách với mọi ngườiBỏ đi ngay.Kể ngay với những người tin cậyKhi có nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc, em cần làm gì?Không nhận tiền vàng, vật chất của họ.Trả lời thẳng là không muốn đi theo họ.Kể ngay với những người tin cậy* Nếu đã bị buôn bán, bắt cóc, em cần tìm cách liên lạc và nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của chính quyền, công an nơi đó.* Hãy nhớ rằng em có quyền được pháp luật bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.Bài tập:Tình huống 1: Mẹ đưa Phương đến trường như mọi ngày. Mẹ vừa quay xe đi, Phương chạy vội ra cổng mua kẹo. Bỗng một người đàn ông ăn mặc sang trọng tự xưng là bạn của bố Phương đến chở Phương ra chỗ bố đang đợi. Phương sẽ làm gì?Tình huống 2: Tan học, Lan chờ mãi mà vẫn không thấy bố mẹ đến đón. Trời đã xẩm tối, cổng trường vắng lặng chỉ còn bác bảo vệ và một vài bạn học sinh chờ bố mẹ đến đón như Lan. Chợt có một phụ nữ lạ trạc tuổi mẹ Lan tươi cười bảo Lan lên xe để chở về nhà vì bố mẹ Lan bận không đến đón được. Lan sẽ làm gì?Tình huống 3: Trưa nay, Hồng đang ở nhà thì một người hàng xóm gõ cửa vào xin nước uống nước, thấy chỉ có một mình Hồng ở nhà, người hàng xóm bèn giở trò gạ gẫm em. Theo em, Hồng sẽ làm gì?c.Kết luận: Tự bảo vệ là một kĩ năng sống rất quan trọng để giúp chúng ta tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe, tính mạng của bản thân. Trẻ em có quyền được bảo vệ và tự bảo vệ.

File đính kèm:

  • pptKi nang tu bao ve.ppt