Kì quan thiên nhiên của thế giới (2)

Rạn san hô Great Barrier

Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo Tiều) là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới,bao gồm khoảng chừng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2.Phần đá ngầm nằm ở khu vực Biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc Úc. Một phần lớn đá ngầm được bảo vệ bởi công viên hải dương rạn san hô Great Barrier.

 

doc18 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì quan thiên nhiên của thế giới (2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hu vực với nhiều loài hơn nữa vẫn đang được phát hiện hay lập danh lục].
Khu vực lá xanh của thực vật và cây gỗ trong rừng mưa dao động khoảng 25 % như là kết quả của các thay đổi theo mùa. Tán lá xanh trải rộng trong mùa khô khi ánh nắng mặt trời là cực đại và sau đó bị thu hẹp lại trong mùa ẩm nhiều mây. Các thay đổi này tạo ra sự cân bằng cacbon giữa quang hợp và hô hấp.
Khu vực rừng mưa này cũng chứa một số loài có thể gây ra những mối nguy hiểm cho con người. Trong số các động vật săn mồi lớn nhất có cá sấu Caiman đen, báo đốm Mỹ và trăn anaconda. Trong khu vực sông, các loài cá chình điện có thể phóng ra điện gây choáng hay làm chết người, trong khi cá hổ cũng có thể cắn và làm người bị thương Hàng loạt loài ếch tên độc tiết ra các chất độc ancaloit ưa mỡ qua thịt của chúng. Tại đây cũng có hàng loạt các loài sinh vật kí sinh và các tác nhân truyền bệnh dịch. Các loài dơi quỷ sinh sống trong các rừng mưa và có thể lan truyền virus bệnh dại]. Các bệnh như sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết Dengue cũng có thể bị nhiễm phải trong khu vực Amazon.
Núi Matterhorn/Cervino
Italia, Thụy Sĩ 
Matterhorn/Cervino có lẽ là núi quen thuộc nhất trong dãy Alps Châu Âu. Nằm trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Italia, những ngọn tháp trên ngôi làng Zermatt của Thụy Sĩ và làng Breuil-Cervinia ở Val Tournanche của Italia. Núi có bốn mặt, hướng về bốn hướng la bàn, tương ứng với các mặt phía Bắc và phía Nam tạo thành một rặng núi cao hướng Đông-Tây. Các mặt dốc và chỉ có các khoảnh tuyết nhỏ và băng bám vào chúng; các trận tuyết lở thường xuyên chuyển tuyết xuống tích tụ trên các sông băng ở dưới chân của mỗi mặt núi.
Núi ulura
Núi đá Uluru được coi là một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới tại Australia. Núi đá này có thể thay đổi nhiều màu sắc trong một ngày. 
  Uluru (còn có tên gọi khác ‘Ayes Rock’ hay ‘The Rock’) vốn là ngọn núi đá nguyên khối khổng lồ thuộc dãy núi Ayers nằm ở miền trung Australia, cách thành phố Ailissibulins 350 km về phía đông. Uluru được tình cờ phát hiện vào năm 1973 và được đặt theo tên vị thủ tướng người Australia lúc bấy giờ là Hengli Ayers. Về sau, tiếng đồn về hòn đá khổng lồ truyền đi khắp nơi, du khách từ khắp nơi nườm nượp kéo đến. Đến nay, nơi này đã được quy hoạch thành công viên quốc gia và trở thành điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới.
  Vào ngày 26/10/1985, chính phủ Australia đã trao quyền sở hữu Uluru cho thổ dân Anangu. Một trong những điều kiện để trao quyền là thổ dân Anangu phải cho Công viên Quốc gia và động vật hoang dã thuê lại Uluru trong vòng 99 năm. Điều này đồng nghĩa với việc thổ dân Anangu và Công viên Quốc gia và động vật hoang dã cùng nắm quyền quản lý Uluru.
  Nhìn từ xa, bề ngoài của hòn đá khổng lồ Uluru tròn và bóng nhẵn, toàn vẹn một khối, không có lấy một cọng cỏ. Với cao 348 m, dài 3 km, chu vi chân núi khoảng 8,5 km , nó khiến tất cả mọi thứ xung quanh trở nên thật nhỏ bé. Bốn mặt vách dốc đứng, trên đỉnh bằng phẳng như một hòn đảo mới nứt ra, lại vừa giống một con thú khổng lồ đang nằm nghỉ trên một mặt đất khiến hòn núi lộ ra vẻ hùng vĩ, tráng lệ và bất phàm.
Mỗi năm có khoảng 350.000 du khách tới thăm Uluru và một nửa trong số này đã leo núi. Từ sáng sớm đến lúc chạng vạng tối, người ta có thể nhìn thấy màu sắc của ánh sáng thay đổi trên vách núi. Lúc rạng đông, mặt trời vừa mọc thì toàn bộ khối đá màu đỏ nhạt. Đến giữa trưa lại biến thành màu đỏ của trái cam, phản chiếu ánh mặt trời.
  Buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn về , hòn đá lộ màu đỏ thẫm, thậm chí chuyển màu tím. Màn đêm buông xuống, nó lại thay chiếc áo ngoài màu vàng nâu để hoà lẫn với cảnh vật xung quanh. Nếu gặp trời mưa to hay khi mưa vừa tạnh thì hòn đá khổng lồ lại hiện màu tro bạc, pha lẫn một chút đen, giống như môt con báo nằm trên bãi cát.
  Nguyên nhân đổi màu của Uluru liên quan đến đặc tính của núi đá. Uluru thực ra là một khối đá ráp thạch anh, chất đá cứng rắn, kết cấu chặt chẽ. Bề ngoài của đá ráp màu đỏ gồm có chất ôxy sắt dưới sự chiếu rọi của ánh sáng mặt trời, dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ đổi màu liên tục khiến hòn đá còn có tên "ngũ sắc độc thạch sơn". Trải qua sự bào mòn của mưa gió, mặt đá trở nên bằng phẳng, hòn đá vẫn đứng sừng sững và được các nhà địa lý gọi là núi Thực Dư.
  Uluru nằm ở tâm điểm của châu Úc, một vùng sa mạc mênh mông có tên gọi Alice Springs nên nhiệt độ nơi đây nóng khủng khiếp, 40 độ C. Khách du lịch thường mặc áo dài tay, đội mũ che kín để tranh cái nóng trên sa mạc. 
Được công nhận là một trong những kì quan thiên nhiên thế giới tại Australia, hiện tại, Uluru là địa điểm thăm quan thu hút hầu hết sự chú ý của du khách khi đến với Australia. Tùy vào sự tưởng tượng mà mỗi người ngắm Uluru lại lưu giữ những hình ảnh độc đáo riêng cho mình. Nhưng nếu đến đây vào một buổi sớm mai, chắc chắn sẽ thật ấn tượng với cảnh bình minh cùng mặt trời trên
Đảo quốc maldives
Maldives (Quần đảo Maldive), là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700 kilômét phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống.
Những cuộc nghiên cứu so sánh về khẩu ngữ truyền thống Maldives cho thấy khả năng những người định cư đầu tiên tại đây là người Dravidian đến từ các bờ biển gần nhất, có lẽ là những ngư dân từ những vùng biển phía tây nam Tiểu lục địa Ấn Độ và những bờ biển phía tây Sri Lanka. (Những người dân đầu tiên của Maldives phải tới đây từ nhiều thiên niên kỷ trước, vì không hề có một truyền thuyết thực sự liên quan tới việc định cư trên những hòn đảo.
được cai trị như một vương quốc Hồi giáo độc lập từ năm 1153 tới năm 1968, Maldives đã là vùng bảo hộ của Anh từ năm 1887 cho tới ngày 25 tháng 7 năm 1965. Năm 1953, đã có một nỗ lực sớm chết yểu nhằm thành lập một nền cộng hòa, nhưng cuối cùng chính thể vương quốc được tái lập. Năm 1959, để phản đối chủ nghĩa tập trung trung ương của Nasir, người dân trên ba hòn đảo xa nhất phía nam đã nổi lên chống chính phủ. Họ đã thành lập nước Cộng hòa Suvadive Thống nhất và bầu Abdullah Afeef lên làm tổng thống, lựa chọn Hithadhoo là thủ đô của nhà nước cộng hòa.
Sau khi giành được độc lập từ Anh năm 1965, chính thể vương quốc tiếp tục hoạt động trong ba năm tiếp theo dưới sự cai trị của Vua Muhammad Fareed. Ngày 11 tháng 11 năm 1968, vương triều bị xoá bỏ và thay thế bằng chính thể cộng hòa, dù đây là sự thay đổi địa phương không dẫn tới những thay đổi lớn khác trong các cơ cấu chính phủ. Tên chính thức của đất nước được đổi từ Quần đảo Maldive thành Maldives theo hướng cải cách. Du lịch bắt đầu phát triển trên quần đảo này trong khoảng năm năm sau đó, từ đầu thập niên 1970
Ngày 26 tháng 12 năm 2004, Maldives đã bị tàn phá bởi một trận sóng thần sau trận Động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Chỉ chín hòn đảo thoát khỏi cơn sóng thần này trong khi năm mươi bảy hòn đảo phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, mười bốn hòn đảo phải sơ tán hoàn toàn, và sáu hòn đảo thiệt hại một phần mười nhân mạng. Hai mươi mốt hòn đảo du lịch khác bị buộc phải đóng cửa vì những thiệt hại vật chất. Tổng thiệt hại ước tính hơn 400 triệu dollar hay khoảng 62% GDP. Tổng cộng 108 người, gồm cả sáu người ngoại quốc, được thông báo đã thiệt mạng trong cơn sóng thần. Hiệu ứng phá hoại của những cơn sóng với những hòn đảo thấp bởi người dân ở đây không có những khu đất cao để có thể lên lánh nạn trước những cơn sóng dữ. Những con sóng cao nhất lên tới 14 feet.)
Núi kilimajaro
Kilimanjaro là ngọn núi lửa nhiều tầng đã ngưng hoạt động nằm ở phía đông bắc Tazania. Với độ cao 5.895m, Kilimanjaro được mệnh danh là nóc nhà châu Phi và cũng là ngọn núi cao thứ tư trên thế giới. 
Kilimanjaro với tuyết phủ quanh năm là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho du lịch của Tazania
Ngọn núi này đã từng là biểu tượng thật hùng vĩ, thật khắc nghiệt và cũng thật lãng mạn mà đại văn hào Mỹ Ernest Hemingway đã đem vào truyện ngắn nổi tiếng Snows of Kilimanjaro (Tuyết phủ đỉnh Kilimanjaro), bởi nơi đây tuyết phủ thành từng lớp dày trắng xóa quanh năm. 
Những cuộc chinh phục lên đỉnh Uhuru, nằm trên chóp Kibo cao nhất, luôn là hành trình gian nan, đầy thử thách nhưng lại không quá phức tạp hay phải đòi hỏi kinh nghiệm leo núi với những dụng cụ chuyên biệt cồng kềnh, mà chỉ cần một đôi chân khỏe và sức khỏe cường tráng là đủ. Chính vì thế mà ngành công nghiệp du lịch nơi đây đón khoảng 30.000 nhà leo núi thám hiểm mỗi năm.
Ở Kilimanjaro, thật dễ dàng tìm thấy những con đường mòn đông nghịt du khách mà người ta gọi đó là đường “du khách” hay đường “Coca-Cola”, đường “Whiskey” bởi vì thứ nước giải khát, rượu bia này được bày bán đầy trong các căn lều dọc bên đường.
Tuy nhiên, giống không ít điểm du lịch khác, Kilimanjaro đang bị xem là có nguy cơ suy biến bởi nhiệt độ trái đất đang dần tăng lên và đây lại là cơ hội quảng bá cho Kilimanjaro, bởi nhiều du khách mong muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn núi nổi tiếng khi không biết nó sẽ còn tồn tại thêm được bao lâu. 
“Hãy đến thưởng ngoạn Kili trước khi tuyết tan chảy mất” - đó là khẩu hiệu mà Justin Merle, hướng dẫn viên leo núi bản địa với 40 năm kinh nghiệm, đã nói!
Theo các chuyên gia về khí hậu, việc các tảng băng tuyết biến mất ở Kilimanjaro là điều không thể tránh được và sắp xảy ra
Những nhà leo núi trên đỉnh Uhuru thuộc chóp Kibo. Ở Kilimanjaro có hai mùa leo núi chính: từ tháng giêng đến tháng hai và từ giữa tháng sáu đến giữa tháng mười là những thời điểm thời tiết ổn định nhất trong năm.
Kilimanjaro có tất cả sáu đường mòn dẫn lên đến đỉnh. Đường mòn Marangu là đường được các nhà leo núi thường chọn nhất do có đoạn đường lên đỉnh ngắn nhất.
Chagga, những người cư ngụ tại chân núi phía nam, có thể mang đến 25kg hàng hóa trên đầu
Bình minh trên đỉnh Stella, một đỉnh thấp hơn miệng núi lửa của chóp Kibo
Với độ cao 5.895m, Uhuru là đỉnh núi cao nhất. Đây là nơi mà đại văn hào Hemingway đã từng lấy làm bối cảnh cho tác phẩm của mình.
Tuyết sẽ còn phủ Kilimanjaro đến bao giờ?

File đính kèm:

  • docki quan2.doc
Bài giảng liên quan