Kiểm tra học kỳ I Năm học 2012-2013 môn Giáo dục công dân Lớp 7

1/ Sống giản dị là:

a. Sống hợp với điều kiện của bản thân, không cầu kỳ, kiểu cách.

b. Sống đơn giản, sơ sài, không cần chăm chút bản thân

c. Đối xử với mọi người chân thành, cởi mở.

d. Tác phong rườm rà, lòe loẹt.

 2/ Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính trung thực:

 a. Nhận lỗi thay cho bạn. b. Thẳng thắn phê bình bạn khi bạn mắc khuyết điểm.

 c. Thành thật nhận lỗi khi mình mắc lỗi. d. Xem bài của bạn trong tiết kiểm tra.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I Năm học 2012-2013 môn Giáo dục công dân Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG THCS TÂY PHÚ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
HỌ VÀ TÊN:LỚP: MÔN GDCD 7. Thời gian: 45’.
A/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
I/ Khoanh tròn chữ cái đầu câu có đáp án đúng. (3 điểm):
 1/ Sống giản dị là: 
Sống hợp với điều kiện của bản thân, không cầu kỳ, kiểu cách.
Sống đơn giản, sơ sài, không cần chăm chút bản thân
Đối xử với mọi người chân thành, cởi mở.
Tác phong rườm rà, lòe loẹt.
 2/ Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính trung thực:
 a. Nhận lỗi thay cho bạn. b. Thẳng thắn phê bình bạn khi bạn mắc khuyết điểm.
 c. Thành thật nhận lỗi khi mình mắc lỗi. d. Xem bài của bạn trong tiết kiểm tra.
 3/ Hành vi nào sau đây chứng tỏ người có tính kỷ luật:
 a. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. b. Hối hận khi mắc khuyết điểm.
 c. Đi xe đạp trong sân trường. d. Nghiêm túc trong giờ học và kiểm tra. 
 4/ Cách thể hiện nào chứng tỏ sự tôn kính Thầy (Cô) giáo, khi gặp Thầy (Cô):
 a. Chỉ nhìn và gật đầu. b. Hỏi: Thầy (Cô) đi đâu đấy?.
 c. Cúi chào lễ phép d. Giả vờ không nhìn thấy.
 5/ Sự giúp đỡ nào thể hiện tính đoàn kết, tương trợ:
 a. Chép bài giúp bạn, khi bạn bị ốm. b. Làm hộ bài kiểm tra cho bạn khi bạn bị ốm.
 c. Nhắc bài giúp bạn khi kiểm tra. d. Giấu khuyết điểm của bạn.
 6/ Câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” Khuyên ta nên:
 a. Có đạo đức và kỉ luật. b. Có đức tính tự tin.
 c. Biết yêu thương con người. d. Có lòng khoan dung.
II/ Đánh dấu X vào ô trống thích hợp để nội dung đã cho tương ứng với bài học. (2 điểm):
Cách rèn luyện:
Đạo đức và kỉ luật
Tự tin
Khoan dung
Đoàn kết tương trợ
Tích cực, chủ động và tự giác học tập; tham gia các hoạt động tập thể. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
Sống cởi mở, gần gũi với mọi người,cư xử chân thành, rộng lượng, tôn trọng cá tính người khác.
Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Sống hòa nhập với mọi người.
Tự giác thực hiện những qui định chung của tập thể, của cộng đồng, của cơ quan
B/ TỰ LUẬN (5 điểm):
 Câu 1 (2 điểm): Tự tin là gì?. Tự tin có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?.
 Câu 2 (2 điểm): Thế nào là gia đình văn hóa?. Là học sinh, em có trách nhiệm gì để góp phần xây dựng gia đình mình đạt danh hiệu gia đình văn hóa?.
 Câu 3 (1 điểm): Hãy kể một mẫu chuyện ngắn hoặc một việc làm của em có nội dung thể hiện tinh thần đoàn kết-tương trợ?.
BÀI LÀM:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ MỘT
MÔN GDCD 7-NĂM HỌC 2012-2013
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 ĐIỂM)
I/ khoanh tròn đúng, mỗi câu được 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
c
d
c
a
b
II/ Đánh dấu X vào ô trống thích hợp để nội dung đã cho tương ứng với bài học. (2 điểm):
 Đánh dấu đúng mỗi ô, được 0.5 điểm.
Cách rèn luyện:
Đạo đức và kỉ luật
Tự tin
Khoan dung
Đoàn kết tương trợ
Tích cực, chủ động và tự giác học tập; tham gia các hoạt động tập thể. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
X
Sống cởi mở, gần gũi với mọi người,cư xử chân thành, rộng lượng, tôn trọng cá tính người khác.
X
Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Sống hòa nhập với mọi người.
X
Tự giác thực hiện những qui định chung của tập thể, của cộng đồng, của cơ quan
X
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM)
Câu 1: (2đ) Nêu được tự tìn là gì, được 1 điểm.
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, có thể làm nên việc lớn. nếu thiếu tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối, nhỏ bé.
Câu 2: (2đ) 
* Gia ñình vaên hoaù laø gia ñình hoaø thuaän, haïnh phuùc, tieán boä, thöïc hieän keá hoaïch hoaù gia ñình, ñoaøn keát vôùi xoùm gieàng vaø laøm toát nghóa vuï coâng daân. (1 điểm)
* Đối với học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách:
- Chăm ngoan, học giỏi. (0,25 điểm)
- Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ, (0,25 điểm)
- Thương yêu anh chị em, (0,25 điểm)
- Không đua đòi, ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh döï gia đình. (0,25 điểm)
Câu 3: (1đ) 
Tùy theo nội dung trình bày: nêu bật được tinh thần đoàn kết; tương trợ trong học tập, lao động, cuộc sống của HS.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN GDCD 7.
NĂM HỌC: 2012-2013
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Giản dị. Trung thực.
Sống ntn là giản dị.
Tg thực là không dối trá, lừa đảo...
Số câu
Số điểm
1
0,5đ
1
0,5đ
2
1đ
2. Khoan dung.
Xác định lòng khan dung với những đức tính khác
Rèn luyện lòng khoan dung.
Số câu
Số điểm
1
0,5đ
1
0,5đ
2
1đ
3. Tôn sư trọng đạo.
Truyền thống của dân tộc ta về kính trọng người thầy
Số câu
Số điểm
1
0,5đ
1
0,5đ
4. Xây dựng gia đình văn hoá.
Trách nhiệm của HS trong việc XD GĐVH
Số câu
Số điểm
1
2đ
1
2đ
5. Đoàn kết tương trợ.
Đoàn kết tương trợ là gì.
Trách nhiệm của HS
Bài tập tình huống
Số câu
Số điểm
1
0,5đ
1
0,5đ
1
1đ
3
2đ
6. Tự tin.
Ý nghĩa và biểu hiện của lòng tự tin.
R.luyện tính tự tin.
Số câu
Số điểm
1
2đ
1
0,5đ
2
2.5đ
7. Đạo đức, kỉ luật.
Đ.đức và K.L là yếu tố cần thiết của HS.
R.luyện đạo đức, kỉ luật.
Số câu
Số điểm
1
0,5đ
1
0,5đ
2
1đ
Tổng số câu
3
4
2
3
1
13
Tổng số điểm
1.5đ
2đ
4đ
1,5đ
1đ
10đ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN GDCD 7-năm học 2012-2013
1. Sống giản dị:
- Thế nào là sống giản dị? ý nghĩa? Sưu tầm các câu ca dao hoặc tục ngữ
2. Trung thực:
- Thế nào là trung thực? Biểu hiện của lòng trung thực.
- Ý nghĩa của trung thực. 
- Sưu tầm các câu ca dao hoặc tục ngữ nói về nội dung bài học.
3. Yêu thương con người:
- Thế nào là yêu thương con người?
- Ý nghĩa của yêu thương con người.
- Sưu tầm các câu ca dao hoặc tục ngữ nói về nội dung bài học.
4. Tôn sư trọng đạo:
- Thế nào là tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?. Ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo.
5. Khoan dung:
- Thế nào là khoan dung? Đặc điểm của lòng khoan dung là gì?. Ý nghĩa của lòng khoan dung. Cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
- Sưu tầm các câu ca dao hoặc tục ngữ nói về nội dung bài học.
6. Xây dựng gia đình văn hoá:
- Thế nào là gia đình văn hoá?. Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
- Trách nhiệm của mọi người và học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
7. Đoàn kết tương trợ:
- Thế nào là đoàn kết tương trợ?. Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ?.
- Sưu tầm các câu ca dao hoặc tục ngữ nói về nội dung bài học.
8. Tự tin:
- Thế nào là tự tin?. Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
- Học sinh cần rèn luyện ntn để trở thành người có tính tự tin.
- Sưu tầm các câu ca dao hoặc tục ngữ nói về nội dung bài học.
9. Đạo đức và kỉ luật:
- Thế nào là đạo đức, kỉ luật?. 
- Học sinh cần rèn luyện ntn để trở thành người có đạo đức kỉ luật?.
10. Bài tập tình huống:
Nêu tình huống phù hợp với nội dung bài học đã cho ôn tập.
Giải thích được ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà em sưu tầm được.

File đính kèm:

  • docKIỂM TRA HKI có ma trậnGDCD7 12-13.doc
Bài giảng liên quan