Kỹ năng cắm trại

Nói đến “cắm trại” nhiều người lại nghĩ ngay rằng: đó là cuộc vui chơi, giải trí,

nghỉ mát, du lịch, dã ngoại. hoặc đại loại như vậy. Quan niệm sai lầm đó khá phổ

biến ngay cả trong các đoàn thể thanh thiếu niên.

Trại là một nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt và giáo dục thanh thiếu niên. Giúp

các em thỏa mãn óc phiêu lưu, khám phá, huấn luyện tinh thần kỷ luật, trật tự, tăng

cường sức khỏe, sự chịu đựng.

Trại là một thế giới thần tiên của những thanh thiếu niên yêu thiên nhiên và

ham hoạt động. Ở đó các em thấy mình gần gũi và hòa quyện với thiên nhiên, thấy

tâm hồn mình phóng khoáng và cao thượng hơn.

pdf20 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng cắm trại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
p kiểu nào, thì chúng ta cũng phải cho 
những vật dễ bắt lửa ở dưới trước, rồi sắp cành cây hay củi nhỏ lên, sau hết mới chất 
củi lớn (nhớ chừa nơi châm lửa). 
Sắp xếp đội hình 
Nếu là lửa trại nguyên thủy thì quá dễ dàng, vì trại sinh tự động đến ngồi xuống 
xung quanh đống lửa là đủ. Nhưng nếu lửa trại tăng cường, nhất là những buổi lửa trại 
có quan khách và khán giả tham dự, thì chúng ta phải biết cách sắp xếp đội hình. 
Trại sinh ngồi hai ba vòng, không nên ngồi quá rộng, vì sẽ không nghe được 
tiếng nói của diễn viên (nếu không có hệ thống khuếch âm), cũng đừng để khán giả 
tràn vào nơi trình diễn, gây cảnh lộn xộn. 
Quan khách được tiếp rước và hướng dẫn đến chỗ ngồi dành sẵn, trên gió, gần 
nơi trình diễn. 
Nhưng các bạn hãy cẩn thận. Một buổi lửa trại mà có quan khách và khán giả 
thì sẽ biến thành buổi biểu diễn văn nghệ, không khí thân mật ấm cúng sẽ không tồn 
tại. Các trại sinh dễ rụt rè nhút nhát bỏ mất dịp thử nghiệm tài năng. Như thế thì giá trị 
giáo dục của lửa trại sẽ chẳng còn bao nhiêu. 
Chương trình lửa trại 
Lửa trại là một buổi trình diễn văn nghệ tự nhiên nhưng không vì thế mà chúng 
ta thiếu cố gắng và dễ dãi với mình để đi đến coi thường tình cảm của khán giả, và tự 
hạ thấp tính năng giáo dục của nghệ thuật. 
Hãy suy nghĩ để sáng tạo cái đẹp, cái thiêng liêng của ngọn lửa - đừng để lố 
bịch, nhàm chán, rẻ tiền vì thiếu chuẩn bị. 
Chương trình lửa trại được Quản trò sửa soạn ít nhất là một ngày. Nhưng hình 
thức và nội dung được giữ kín để tạo sự hấp dẫn (ngoại trừ Quản lửa, để kịp phối 
hợp). 
Sau khi thu thập các tiết mục của các đơn vị - Quản trò sẽ tùy nghi sắp xếp, 
nhưng ca hát thường phải chiếm tối đa, nhất là ca múa cộng đồng. Như thế, bầu không 
khí sẽ sôi động, bớt uể oải, nhàm chán. 
Nên thu xếp sao cho các anh chị Phụ trách và cả quan khách tham gia một vài 
tiết mục hay mẩu chuyện (nhưng phải hỏi ý kiến của họ trước). 
Thường thì chương trình được thiết lập theo khung sau: 
- Tập hợp (hò lửa) 
- Đón các anh chị Phụ trách và quan khách. 
- Gọi lửa, châm lửa, nhảy lửa 
- Lời khai mạc (nếu có) 
- Sinh hoạt cộng đồng, văn nghệ, ca múa... 
- Giờ tinh thần (câu chuyện tàn lửa) 
- Giải tán 
Quản trò nên sắp xếp làm sao cho đến khi gần kết thúc, thì chương trình trầm 
lắng dần dần và kết thúc trong im lặng. 
Thủ tục khai mạc 
Quản trò linh động lựa chọn các cách khai mạc lửa trại tùy theo điều kiện và 
tính chất của buổi lửa trại đó. Những thủ tục dưới đây chỉ là sự gợi ý: 
Thủ tục 1: 
- Quản trò và một số người “hò lửa”. 
- Sau mỗi bài hát “Gọi lửa” thì nêu tên từng đơn vị mời ra khu vực lửa trại. 
- Đơn vị nào nghe gọi tên mình sẽ “A” lên một tiếng thật dài và chạy ra. 
- Sau khi trại sinh đã ra khu vực lửa trại hết thì mới mời các anh chị Phụ trách 
và quan khách. 
- Trại trưởng hay chủ tọa châm lửa. 
- Hát bài “nhảy lửa” và cùng nhảy chung. 
- Lời khai mạc (nếu có) 
- Chương trình sinh hoạt, văn nghệ. 
Thủ tục 2: 
- Anh chị phụ trách tiếp tân đón quan khách từ xa và hướng dẫn vào khu vực 
lửa trại. 
- Thần Bóng đêm ra chận lại, vừa khoe khoang khoác lác vừa hù dọa. 
- Thần Ánh sáng (Quản trò) xuất hiện trong tiếng động inh tai (do trại sinh gõ 
bằng đủ thứ loại dụng cụ) với cây đuốc trong tay, đánh đuổi Thần Bóng đêm 
và hướng dẫn quan khách an tọa (trại sinh im lặng). Thần Ánh sáng lên 
tiếng trấn an và ca ngợi ngọn lửa, ca ngợi ánh sáng... 
- Thần Ánh sáng hát bài “Gọi lửa” lần thứ nhất, tất cả hát lại lần thứ hai. 
- Quản trò mời anh chị Phụ trách hay chủ tọa châm lửa. 
- Múa và hát bài “Nhảy lửa”. 
- Chương trình sinh hoạt, văn nghệ.... 
Bế mạc 
Hết chương trình, Trại trưởng cám ơn quan khách và khán giả. Anh chị Phụ 
trách tiễn quan khách trong khi trại sinh ca bài “Tạm biệt”. 
 Nếu có tĩnh tâm, tuyên hứa thì giờ này bắt đầu chuẩn bị tiến hành. 
Câu chuyện tàn lửa 
Nếu lửa trại thường, thì trước khi bế mạc, Trại trưởng có “Câu chuyện tàn lửa” 
với tất cả trại sinh. Đây cũng là giờ tinh thần với những lời tâm tình nhắn nhủ ngắn 
gọn. Sau đó hát bài “Tàn lửa” rồi từ từ im lặng rút lui về lều của mình, tuyệt đối 
không vỗ tay, reo hò hay hô giải tán lúc này. 
Quản trò 
Người ta thường hiểu lầm: Quản trò là một anh hề, lên nhảy nhót, uốn éo để 
chọc cười thiên hạ. Không đơn giản như vậy đâu, người Quản trò là linh hồn của buổi 
lửa trại, nó quyết định sự thành đạt của buổi lửa trại đó. Người Quản trò ngoài óc khôi 
hài, dí dỏm, còn phải năng động, phản ứng nhanh, san lấp ngay những lỗ hổng của 
chương trình. Người Quản trò phải có nhiều vốn liếng sinh hoạt như: trò chơi, băng 
reo, ca múa cộng đồng... Phải biết lúc nào tạo bầu không khí sôi động, lúc nào phải 
trầm lắng. Biết cắt ngang một cách khéo léo những tiết mục quá dài hoặc có nội dung 
nhảm nhí. Biết phối hợp cùng Quản ca và Quản lửa để tạo nên một chương trình sống 
động. 
Quản ca 
Thường thì nhiệm vụ này Quản trò có thể kiêm nhiệm nhưng nếu trong buổi 
lửa trại lớn hay Quản trò không có năng khiếu về ca hát, thì phải có Quản ca để chia 
bớt gánh nặng. 
Quản ca không cần phải là ca sĩ mà chỉ cần biết hát và thuộc nhiều bài hát sinh 
hoạt, vui ca... Biết bắt nhịp, chia bè hát đuổi (luân xướng), biết một số bài ca múa 
cộng đồng, biết chọn bài hát cho đúng với hoàn cảnh, biết trại sinh đã thuộc những bài 
ca múa nào và cũng phải có óc hài hước, vui tươi, dí dỏm, phối hợp với Quản trò, 
Quản lửa cho nhịp nhàng. 
Quản lửa 
Là người chịu trách nhiệm về củi đốt và ánh sáng (nếu tổ chức lớn thì nên lập 
ra một ban ánh sáng) cho nên người Quản lửa phải biết kỹ thuật sắp củi sao cho cháy 
đều, hiểu rõ tính chất cháy của những loại củi khác nhau. Lo dự trù củi cho đủ dùng, 
không được thiếu nửa chừng. Là người chọn khu vực để đốt lửa, Quản lửa phải biết 
phòng hỏa, tránh đốt lửa dưới tàn cây xanh hay gần những cây có dầu. 
Trong lúc sinh hoạt văn nghệ, phải phối hợp với Quản trò, Quản ca, để biết khi 
nào cần tăng, khi nào cần giảm ánh sáng. Vì vậy Quản lửa phải biết một số xảo thuật 
ánh sáng và cách tạo màu cho lửa. 
Ghi nhớ: 
- Quản trò, Quản lửa, Quản ca không nên xuất hiện khi trình diễn, trừ trường 
hợp cần thiết. 
- Anh chị Phụ trách nào muốn tham gia cũng phải báo cho Quản trò để sắp xếp, 
không được giẫm chân lên phần việc của họ. 
Công cụ hỗ trợ cho lửa trại 
Chuột lửa: 
Là một công cụ dùng cho việc châm lửa khai mạc, có nhiều cách để chế tạo 
chuột lửa, tùy theo sáng kiến của mỗi người. Hoặc từ trên cao chạy xuống đống lửa 
hoặc từ dưới thấp chạy lên cao rồi mới xuống đống lửa. 
a. Từ trên cao chạy xuống: 
- Căng dây kẽm đến thân cây hay một điểm cao và có độ dốc vừa phải, đầu 
dây kẽm (phía đống lửa) chúng ta nối bằng một đoạn dây nylon ngắn để sau 
khi cháy thì dây đứt, không gây trở ngại cho việc trình diễn. 
- Lấy lon sữa bò, lon bia... cho giẻ tẩm dầu vào, lấy dây kẽm làm thành một 
cái quai. Dùng tim đèn nối dài (hay vải se lại thành sợi) cột vào lon. 
- Treo lon trên điểm cao nhất của sợi dây kẽm, cố định bằng dây thun, thòng 
dây tim xuống cho vừa tầm. 
- Khi đốt, dây thun đứt, lon lửa sẽ trôi theo độ dốc xuống đống lửa. 
b. Từ dưới chạy lên: 
Nguyên tắc thì vẫn trượt theo dây kẽm nhưng một bên thì nhờ trọng lượng, một 
bên thì nhờ dây thun đàn hồi. Loại chuột lửa này chúng ta để cho hộp lon nằm ngang 
và làm hai khoen bằng dây kẽm để dễ dàng trượt theo dây hướng dẫn. 
Từ một góc nào đó, dùng dây thun tạo lực đàn hồi để bắn mồi lửa lên cao, có 
sẵn chuột lửa. Từ đó chuột sẽ chạy xuống đống củi. 
Làm đuốc: 
1. Dùng vải quấn quanh một cành cây tươi, lấy dây kẽm buộc lại, nhúng vào dầu. 
Cách này giản dị nhưng lửa cháy không bền. 
2. Lấy một lóng tre, trúc, nứa... vừa tay cầm và có mắt (loại còn tươi), đổ dầu vào lóng 
tre và nhét giẻ lại, ta có một cây đuốc cháy khá lâu. 
3. Chẻ một lóng tre ra làm 6 hay 8 phần đều nhau, lấy lon bia hay nước giải khát (loại 
nhỏ) để vào và dùng dây kẽm cố định cho thật chặt, đoạn đổ dầu và nhét giẻ vào. 
Tạo màu cho lửa 
Trong khi trình diễn văn nghệ, nếu Quản lửa biết cách tạo màu cho lửa, thì tiết 
mục sẽ thêm hấp dẫn và vui mắt. Dưới đây là một số vật liệu mà Quản lửa phải chuẩn 
bị để tạo màu cho lửa. 
Lửa bừng sáng: Ném vào lửa những bao nylon nhỏ có chứa dầu lửa hay xăng, 
rơm khô, giấy cắt vụn, thuốc pháo bông. 
Tạo khói: Ném vào lửa rơm ướt, lá cây tươi. 
Lửa màu đỏ: Bột than. 
Lửa xanh: Bột sulfate đồng, giấy bạc trắng. 
Lửa vàng: Muối bọt, nhựa thương phẩm. 
Lửa tóe bông: Muối hột. 
Báo trại 
Một trong những hoạt động lý thú của trại hè, trại họp bạn... là BÁO TƯỜNG. 
Báo tường là một hình thức thông tin, giới thiệu, giải trí... của trại sinh. 
Thông tin: Thông báo những chỉ thị, huấn lệnh... của ban quản trại, phản ảnh 
lại cuộc sống và hoạt động của trại, đưa những tin tức mới nhất trong ngày. 
Giới thiệu: Nếu có nhiều đoàn, nhiều địa phương tham gia thì nên nêu một vài 
nét về đơn vị mình như: truyền thống, tổ chức, số thành viên... và giới thiệu về địa 
phương của mình. 
Giải trí: Gồm thơ, văn, truyện, tùy bút, tranh ảnh, sưu tầm, dịch thuật, vui 
cười... 
Báo tường cũng là một hình thức thủ công trại, nên không thể làm sẵn ở nhà 
(dù chỉ là tiêu đề hay tên báo), rồi đem đến gắn vào. Tất cả phải được làm ở trại và chỉ 
được mang theo những vật dụng cần thiết như: 
- Giấy, keo, hồ... 
- Màu, bút màu, giấy màu... 
- Hình chụp, tranh ảnh, tạp chí... 
Đề tài: 
- Đề tài tự chọn: Nếu tự chọn đề tài, thì chuẩn bị nội trong một ngày là đủ. Tuy 
nhiên chúng ta cũng nên giới hạn trong một số chủ đề. 
- Đề tài quy định: Với hình thức này, nên thông báo cho trại sinh trước vài ngày 
để họ kịp sáng tác. 
Cách chấm điểm: 
1. Sự tham gia nhiệt tình của từng đơn vị. 
2. Đúng chủ đề. 
3. Trình bày đẹp, cân đối, hài hòa. 
4. Văn thơ hay, tranh vẽ đẹp, có ý nghĩa. 
Ghi nhớ: 
- Mục đích của Báo Trại là thúc đẩy khả năng sáng tạo, ứng biến linh động của 
trại sinh, nên không được làm sẵn ở nhà hay nhờ người khác làm dùm. 
- Không nói xấu hay công kích lẫn nhau. 
- Không khoe mẽ hay hoạt động tuyên truyền. 

File đính kèm:

  • pdfKy nang cam trai.pdf
Bài giảng liên quan