Kỹ năng nâng cao sự tự tin cho trẻ

1. Tại sao phải nâng cao sự tự tin cho trẻ em?

Trước hết, sự tự tin là cơ sở cần thiết để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động trường lớp và cộng đồng. Chỉ khi tự tin, trẻ mới hăng hái và dám tham gia vào nhiều hoạt động và dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Khi tham gia vào các hoạt động đó, trẻ lại trưởng thành hơn và bản lĩnh hơn.

Thứ hai, trẻ tự tin thường mang lại niềm vui và sự tự hào cho cha mẹ và gia đình. Một ví dụ đơn giản là cha mẹ thường rất hãnh diện khi trẻ dũng cảm đứng trước khách lạ để hát hoặc múa cho ông bà, bố mẹ, họ hàng và khách khứa xem.

Thứ ba, trẻ tự tin đảm bảo triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội. Trẻ em tự tin góp phần quan trọng thay đổi cuộc sống hiện tại của bản thân và bạn bè. Về lâu dài, trẻ em sẽ trở thành những công dân dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

 

ppt4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng nâng cao sự tự tin cho trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Kü n¨ng n©ng cao sù tù tin cho trÎ1. Tại sao phải nâng cao sự tự tin cho trẻ em?Trước hết, sự tự tin là cơ sở cần thiết để trẻ có thể tham gia vào các hoạt động trường lớp và cộng đồng. Chỉ khi tự tin, trẻ mới hăng hái và dám tham gia vào nhiều hoạt động và dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Khi tham gia vào các hoạt động đó, trẻ lại trưởng thành hơn và bản lĩnh hơn. Thứ hai, trẻ tự tin thường mang lại niềm vui và sự tự hào cho cha mẹ và gia đình. Một ví dụ đơn giản là cha mẹ thường rất hãnh diện khi trẻ dũng cảm đứng trước khách lạ để hát hoặc múa cho ông bà, bố mẹ, họ hàng và khách khứa xem.Thứ ba, trẻ tự tin đảm bảo triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội. Trẻ em tự tin góp phần quan trọng thay đổi cuộc sống hiện tại của bản thân và bạn bè. Về lâu dài, trẻ em sẽ trở thành những công dân dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Những yếu tố nào làm nên sự tự tin?Kiến thức: Càng có nhiều hiểu biết và tri thức, con người càng tự tin hơn. Quá trình học tập của trẻ em có thể được nhìn nhận như quá trình tích luỹ sự tự tin. Trẻ em học giỏi thường tự tin hơn những trẻ học kém hơn. Kinh nghiệm: Trẻ có được kinh nghiệm nhờ vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế trong quá trình tham gia vào các hoạt động của trường lớp và cộng đồng. Nhờ có kinh nghiệm, trẻ bớt rụt rè, bỡ ngỡ đồng thời trở lên chủ động và khôn ngoan hơn. Thành công: Những thành công có giá trị to lớn trong việc động viên tinh thần và tạo động lực phấn đấu cho trẻ em. Thành công củng cố sự tự tin và quyết tâm của trẻ em. Thất bại: Thất bại có thể gây cho trẻ em sự thất vọng và chán nản tạm thời. Nhưng nếu nhìn nhận một cách tích cực, thất bại cũng có giá trị lớn không kém gì thành công trong việc rèn luyện sự tự tin cho trẻ em. Thất bại giúp trẻ em tự tin mà không tự cao. Thất bại cũng khiến trẻ em trở lên khôn ngoan và bản lĩnh hơn.Khen trẻ em như thế nào?Đúng lúc: Nên khen trẻ ngay khi hoặc ngay sau khi trẻ làm được việc tốt. Khen chính là một cách giáo dục trẻ tiếp tục lặp lại các hành động tốt.Hợp lý: Lời khen phải phù hợp với tiến bộ hoặc thành tích của trẻ. Tránh khen quá lời khiến trẻ hình thành tâm lý thiếu khiêm tốn. Cũng không nên khen dè dặt, không đúng mức khiến trẻ thấy chưa được đánh giá đúng.Trực tiếp: Không nhờ người khác khen hộ hoặc chuyển hộ lời khen. Khi khen trẻ nào thì nói trực tiếp với trẻ đó. Công khai: Lời khen trước nhiều người bao giờ cũng có giá trị động viên rất lớn đối với người được khen và tạo động lực phấn đấu cho những người chưa được khen. Cụ thể: Nói rõ điều gì là tốt, tích cực ở trẻ em. Tránh đưa ra lời khen chung chung, khiến trẻ không biết thực sự mình được khen vì điều gì. Chân thành: Khi khen trẻ thì cần bộc lộ sự vui sướng, hãnh diện, hài lòng về thành tích của trẻ qua giọng nói, nét mặt và cử chỉ. Góp ý với trẻ em như thế nào?Nhẹ nhàng, bình tĩnh: Trẻ rất sợ bị người lớn quát mắng và trừng phạt. Cơn thịnh nộ của người lớn có tác động rất xấu đến trạng thái tình cảm của trẻ em. Do đó, cần hết sức nhẹ nhàng và bình tĩnh khi góp ý với trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác an tâm và sự sẵn sàng lắng nghe những lời góp ý.Cụ thể: Cần chỉ rõ điều trẻ làm chưa tốt với những ví dụ, dẫn chứng cụ thể. Giúp trẻ tìm ra nguyên nhân và biện pháp để làm tốt hơn. Lời góp ý tốt không chỉ chỉ ra những điều chưa được mà còn cho trẻ biết làm sao để làm tốt hơn. Chừng mực: Cần khéo léo khi lựa chọn từ ngữ để nói về sai sót, khuyết điểm, thất bại của trẻ. Trong một số trường hợp, có thể phải nói giảm, nói tránh để không làm mất tinh thần của trẻ.Đề nghị hỗ trợ: Thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ trẻ, cùng trẻ giải quyết vấn đề. 

File đính kèm:

  • pptKy nang nang cao su tu tin.ppt
Bài giảng liên quan