Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Môn: Giáo dục công dân 12 - Bảng A

Em hãy lấy một ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật từ ví dụ đó? Trình bày nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật?

 

Nêu được ví dụ về vi phạm pháp luật.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Môn: Giáo dục công dân 12 - Bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sở Gd&Đt Nghệ an
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh khối 12 
Năm học 2008 - 2009
hướng dẫn và biểu điểm Chấm đề chính thức
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang)
Môn: GDCD 12 THPT - bảng A
----------------------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
Em hãy lấy một ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật từ ví dụ đó? Trình bày nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật?
5,0
Nêu được ví dụ về vi phạm pháp luật. 
0,5
Phân tích được ba dấu hiệu : 
Là hành vi trái pháp luật.
Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
1,5
Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan : 
 +Thiếu pháp luật, pháp luật không phù hợp với thực tế, điều kiện ki nh tế xã hội khó khăn
Nguyên nhân chủ quan : 
+ Coi thường pháp luật, cố ý vi phạm vì mục đích cá nhân, không hiểu biết pháp luật ..
2,0
Khẳng định nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan.
0,5
Liên hệ ..
0,5
Câu 2:
Trong tiết học môn giáo dục công dân lớp 11 giáo viên đưa ra tình huống : 
Gia đình Hoa có 65 triệu đồng tiền mặt. Người mẹ có dự định dùng số tiền đó mở cửa hàng kinh doanh. Người bố không đồng ý và cho rằng: nên cất giữ số tiền đó trong nhà để đề phòng khi gặp khó khăn. Còn Hoa thì cho rằng: nên gửi số tiền này vào ngân hàng để hưởng lợi. 
Theo em quan điểm của ai đúng? Vì sao ? 
2,0
Quan điểm của mẹ và Hoa là đúng. 
0,5
Vì : 
Tiền mặt là phương tiện lưu thông, không phải là phương tiện cất giữ. 
Gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng mức lưu thông tiền tệ, góp phần hạn chế lạm phát.
Gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh vừa ích nước vừa lợi nhà. 
1,5
Câu3:
Có ý kiến cho rằng : “ Để quản lý xã hội có hiệu quả nhà nước chỉ cần quản lý bằng phương tiện đạo đức mà không cần phải có pháp luật” . Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Giải thích vì sao ? 
4,0
Không đồng ý 
0,5
Giải thích được: Quản lý xã hội bằng đạo đức thì không có tính hiệu quả cao 
1,0
Khẳng định vai trò của pháp luật đối với sự quản lý của xã hội: 
Pháp luật là phương tiện quản lý dân chủ và hiệu quả nhất vì pháp luật có tính phổ biến, bắt buộc và tính chặt chẽ về mặt hình thức.
Không có pháp luật thì xã hội sẽ không có trật tự và ổn định 
2,0
Liên hệ ..
0,5
Câu4:
Trong một buổi ngoại khoá giáo viên đưa ra chủ đề : “Con người là thủ phạm và cũng chính là nạn nhân của tình trạng huỷ hoại môi trường”. Em hãy trình bày tham luận của mình về chủ đề trên.
4,5
Hình thức tham luận. 
0,5
Con người là thủ phạm gây ra sự huỷ hoại môi trường: Chặt phá rừng, thải khí thải, rác thải, sử dụng hoá chất độc hại, săn bắt động vật quý hiếm 
1,5
Con người là nạn nhân của sự huỷ hoại môi trường: (ô nhiễm không khí, nguồn nước, mất cân bằng sinh tháiảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống và sự sống của con người. 
1,5
Mục tiêu: Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng cuộc sống
0,5
Liên hệ
0,5
Câu 5:
Khi bàn về dự định tương lai Mai nói với bố, mẹ: Con sẽ nộp hồ sơ thi vào trường Đại học Luật vì đây là trường con thích. Nghe xong mẹ nói: theo mẹ con nên thi vào trường Đại học sư phạm vì công việc đó phù hợp với con. Còn bố thì bảo: con nên thi vào trường Đại học Kinh tế quốc dân vì chỉ có am hiểu về kinh tế thì mới có cuộc sống đầy đủ sau này. Mai không đồng ý với ý kiến của cả bố, mẹ và quyết định thi vào trường mà mình đã chọn. Mẹ Mai cho rằng việc làm này của con là không nghe theo lời cha mẹ, là bất hiếu. Còn bố tôn trọng quyết định của Mai. 
 Hỏi: 	1. Theo em, trong ba người trên việc làm của ai là thực hiện đúng quy định pháp luật? 
 	2. Nếu có người thực hiện đúng quy định của pháp luật thì đó là biểu hiện của hình thức nào? ( sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, hay áp dụng pháp luật).
 	3. Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.
4,5
 1. Trong ba người trên việc làm của bố và Mai là thực hiện đúng pháp luật.
0,5
 2. - Việc làm của Mai là hình thức sử dụng pháp luật .
 - Việc làm của bố là hình thức thi hành pháp luật.
1,0
 3. Điểm khác nhau:
* - Sử dụng pháp luật: Chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép. 
 - Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật: Chủ thể bắt buộc phải thực hiện. 
1,5
* - áp dụng pháp luật: Chủ thể thực hiện là cơ quan, công chức nhà nuớc có thẩm quyền.
- Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật: Chủ thể là mọi cá nhân tổ chức.
1,5
Chú ý: Học sinh diễn đạt theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docdap an bang A.doc