Lịch sử ngành giáo dục Thanh Hóa

Giáo dục Thanh Hóa thực hiện lời dạy của Bác

 Từ năm 1945 đến 2012 lịch sử Giáo dục Thanh Hóa trãi qua 67 năm hình thành và phát triển - 67 năm đó là 67 năm Giáo dục tỉnh nhà thực hiện lời Bác Hồ dạy. Xin được tóm lược theo dòng sự kiện và kết quả như sau:

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA GIÁO DỤC THANH HÓA

1. Giai đoạn 1946 - 1954

Kể từ Cách mạng tháng Tám 1945, nền giáo dục - đào tạo Thanh Hóa thực sự trở thành nền giáo dục do dân, vì dân và những trang sử giáo dục ở quê hương này ghi thêm được nhiều thành tựu mà hàng trăm năm trước đây chưa từng có.

Tháng 9/1945, Thanh Hóa thành lập Ty thanh tra tiểu học, thành lập Nha Bình dân học vụ. Các quận, huyện, thôn, xã đều lập Ban Bình dân học vụ gồm chủ tịch, phó chủ tịch, các kiểm soát viên và giáo viên.

 

doc20 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử ngành giáo dục Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iển Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 
3.1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện nhằm giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Đổi mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục để chuẩn hóa quản lý chất lượng giáo dục. Tập trung đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện 3 công khai (công khai chất lượng đào tạo, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất,d đội ngũ giáo viên, công khai thu, chi tài chính) và 4 kiểm tra (kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục và đào tạo, kiểm tra việc đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường, kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ) tại các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo.
3.2. Mở rộng quy mô giáo dục hợp lý, thực hiện phổ cập giáo dục
Đầu tư phát triển mạng lưới trường mầm non, phổ thông, ĐH, CĐ và TCCN. Thành lập mới các trường THPT tại huyện Nhý Thanh, Quan Sơn, Quan Hóa và Thường Xuân.
Tập trung rà soát các chỉ tiêu điều kiện phục vụ kế hoạch giáo dục như: CSVC trường học, đội ngũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tài chính cho giáo dục, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khắc phục sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng miền. 
Tiếp tục duy trì, củng cố kết quả CMC và PCGDTH đúng độ tuổi, tập trung củng cố, duy trì kết quả, đảm bảo chất lượng phổ cập THCS trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố. Các trường học phải nắm vững số học sinh bỏ học và có nhiều giải pháp tích cực vận động học sinh trở lại lớp; mở rộng các hình thức tổ chức dạy học; đưa lớp mầm non và tiểu học về các cụm dân cư, thôn, bản.
Tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương duy trì tốt công tác XMC, PCGDTH đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Thực hiện tốt phân luồng học sinh sau THCS để từng bước đạt các tiêu chuẩn của phổ cập GDTH, tạo nguồn lực cho CNH, HĐH quê hương, đất nước. 
3.3. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo
Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng đối với trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo; xây dựng và củng cố các tổ chức Đảng trong trường học để tổ chức Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường; đổi mới tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy tính chủ động và sự tự chịu trách nhiệm của các trường học và cơ sở giáo dục.
Kiểm tra thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nền nếp, kỷ cương trường học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
Tiếp tục thực hiện Nghị định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí của từng đơn vị theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo thực hiện tốt quy chế dân chủ để công khai tài chính, chi trả đúng, đủ, kịp thời chế độ cho người lao động. 
Triển khai thực hiện điều lệ, quy chế các loại trường học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai thực hiện quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình GDTX. 
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng và triển khai thực hiện các quy trình hành chính một cửa; triển khai các cuộc họp, hội nghị qua mạng đến các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường THPT và trực thuộc.
Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên. Triển khai đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường. Bồi dưỡng năng lực quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục ở các địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo, nhằm tạo sự thống nhất trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao. 
3.4. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 
Các huyện, thị, thành phố rà soát đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện việc tinh giản bộ máy, lựa chọn được đội ngũ tinh thông nghiệp vụ, giỏi chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
Triển khai thực hiện chương trình tự học về đổi mới phương pháp dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá cho tất cả giáo viên từ cấp tiểu học đến THPT. Từng đơn vị trường học thành lập Hội đồng sư phạm để đánh giá phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của ngành. 
Thực hiện chuẩn hiệu trưởng trường Mầm non, phổ thông, chuẩn giám đốc TTGDTX theo các tiêu chí quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về quản lý giáo dục cho hiệu trưởng các trường Mầm non, phổ thông TCCN theo chương trình chuẩn. Tổ chức các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng THPT và thí điểm lấy ý kiến đánh giá hiệu trưởng thông qua giáo viên. 
Triển khai công tác quy hoạch cán bộ trong toàn ngành theo hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, đảm bảo thiết thực và hiệu quả. Đa dạng hóa hình thức đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp. Bố trí sắp xếp và tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên có năng lực tiếp tục học Thạc Sĩ, Tiến sĩ. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD và đào tạo cho cán bộ quản lý đương nhiệm và lực lượng kế cận ở các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX và các trường chuyên nghiệp theo đúng quy hoạch.
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế về luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để triển khai thực hiện quyết định của Chính phủ về việc thực hiện chính sách luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện luân chuyển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục do ngành trực tiếp quản lý để điều hòa chất lượng giáo viên, chất lượng giáo dục, khắc phục cơ bản sự chênh lệch chất lượng giữa các trường học trong tỉnh. 
Thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để kiên quyết chống việc vi phạm đạo đức nhà giáo, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong từng năm học.
3.5. Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục
Các huyện, thị, thành phố phải xây dựng quy hoạch mạng lưới trường, lớp trên địa bàn đến năm 2020, đảm bảo khoảng cách hợp lý, phù hợp trước mắt và lâu dài cho đối tượng học sinh ở các cấp học, quy hoạch các điều kiện cho phát triển giáo dục bền vững (đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, CSVC trường học là các nguồn lực cho phát triển giáo dục).
Tiếp tục triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2021 theo quyết định của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục xóa bỏ 9.040 phòng học 3 ca, phòng học tạm trên địa bàn tỉnh; xây dựng 200 nhà công vụ cho giáo viên ở các huyện miền núi.
Huy động các nguồn vốn của địa phương và có kế hoạch sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí của Nhà nước hàng năm đầu tư theo các chương trình mục tiêu về giáo dục và đào tạo để củng cố và tăng cường CSVC trường học, xây dựng các phòng thí nghiệm, thư viện, phòng học bộ môn, nhà ở bán trú cho học sinh và các công trình phụ trợ khác. 
Các địa phương trong tỉnh phải tiếp tục đầu tư kinh phí từ ngân sách và huy động đóng góp từ nguồn xã hội hóa đã xây dựng, tu bổ trường, lớp, đảm bảo đủ phòng học, xây dựng mới hoặc tận dụng, sửa chữa các phòng để đồ dùng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành. 
Các nhà trường phải tập trung xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng trường học thân thiện, cải tạo khuôn viên, cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp và hướng tới chuẩn quốc gia; xây dựng trường học có nếp sống văn hóa để phấn đấu mỗi trường học là một cơ quan văn hóa. 
Tổ chức mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học theo đúng sự chỉ đạo của Bộ và của tỉnh, đúng quy định về quản lý tài chính và quy chế đấu thầu.
Tăng cường đầu tư hạ tầng CNTT như kết nối mạng Internet, mạng lan, các trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, trong dạy và học, ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học. 
3.6. Đảm bảo công bằng trong giáo dục và đào tạo
Tập trung cho giáo dục miền núi hoàn chỉnh các loại hình từ trường Mầm non đến THPT; các trường dân tộc nội trú phát triển và ổn định; chất lượng giáo dục toàn diện từng bước phải được nâng lên; hoạt động của các trung tâm HTCĐ phải có chuyển biến tích cực. 
Tập trung đầu tư xây dựng các trường DTNT tỉnh, huyện theo hướng đạt chuẩn quốc gia, là trường học thân thiện, học sinh tích cực. Thực hiện đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, học sinh miền núi và trong các trường phổ thông DTNT.
Tập trung củng cố và phát triển hệ thống các trường phổ thông DTNT giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, đặc biệt quan tâm đến trường phổ thông DTNT tỉnh về quy mô phát triển, đội ngũ nhà giáo, chế độ chính sách cho học sinh, giáo viên.
Thực hiện tốt chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong cộng đồng dân cư, nhất là con em thuộc các xã, huyện nghèo, đặc biệt khó khăn trong tỉnh.
Đi lên từ gian khó, ngành Giáo dục Thanh Hóa đã có những bước trưởng thành vững chắc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Những thành tựu đạt được là sự cố gắng, nỗ lực của nhiều thế hệ những người làm giáo dục và coi giáo dục là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu ấy là đáng trân trọng và tự hào làm động lực thúc đẩy để Thanh Hóa tiếp tục xây dựng nền giáo dục vững mạnh, toàn diện dẫn đầu trong cả nước./.

File đính kèm:

  • docLịch sử ngành giáo dục Thanh Hóa.doc