Luận văn Tìm hiểu các từ phủ định gì, nào trong câu tiếng Việt trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu

4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Nội dung luận văn

 

pptx24 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu các từ phủ định gì, nào trong câu tiếng Việt trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LỄ BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨĐề tài:TÌM HIỂUCÁC TỪ PHỦ ĐỊNH GÌ, NÀO TRONG CÂU TIẾNG VIỆT TRÊN BA BÌNH DIỆN:NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNGHọc viên : Trần Cảnh HuyNgười hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị LươngHÀ NỘI - 2009PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài2. Lịch sử vấn đề3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn5. Phương pháp nghiên cứu6. Nội dung luận văn1. Lí do chọn đề tàiCâu phủ định tiếng Việt được quan tâm trong nhiều công trình nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp nhưng chủ yếu là những vấn đề khái quát. Các hình thức phủ định trong câu rất đa dạng, góp phần bộc lộ đặc trưng riêng, độc đáo của tiếng Việt. GÌ, NÀO là các từ phủ định xuất hiện với tần suất lớn, khả năng kết hợp, ý nghĩa và cách sử dụng đặc biệt... Thế nhưng, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu các từ phủ định này trên cả ba bình diện.2. Lịch sử vấn đềLuận văn tìm hiểu lịch sử vấn đề theo hai hướng: về câu phủ định và từ phủ định; về các yếu tố phủ định GÌ, NÀOLuận văn đã tham khảo các công trình nghiên cứu ngữ pháp; các luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp ở ĐHQG Hà Nội và ĐHSP Hà Nội.Luận văn nhận thấy: câu phủ định, các hình thức phủ định trong tiếng Việt, các từ phủ định GÌ, NÀO không còn là vấn đề mới mẻ. Các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả khái quát hoặc tìm ra những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo ngữ pháp, ý nghĩa phủ định... 4. Những đóng góp mới của đề tàiVề lý luận: luận văn là minh chứng cho thành công của việc vận dụng lý thuyết ba bình diện vào nghiên cứu một vấn đề ngôn ngữ; bổ sung cho lý thuyết phủ định; hệ thống hóa một số từ ngữ phủ định.Về mặt thực tiễn: kết quả của luận văn giúp cho người sử dụng tiếng Việt có ý thức hơn về việc dùng các cấu trúc phủ định; kết quả của luận văn như một tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu câu phủ định và hình thức phủ định tiếng Việt.PHẦN NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý luậnChương 2: Tìm hiểu từ phủ định GÌ trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.Chương 3: Tìm hiểu từ phủ định NÀO trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.Chương 1: Cơ sở lý luận1.1. Lý thuyết tình thái1.2. Lý thuyết ba bình diện1.3. Lý thuyết phủ định Tiểu kết chương 1Chương 1: Cơ sở lý luận1.1. Lý thuyết tình tháiKhái niệm tình tháiPhân loại tình tháiCác phương tiện biểu thị tình tháiTrong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ dừng lại:- Xác định tính phi hiện thực mà GÌ, NÀO góp phần thể hiện.- Xác định thái độ của người nói thể hiện qua phát ngôn.- Xác định hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp của phát ngôn, mục đích của phát ngônChương 1: Cơ sở lý luận 1.2. Lý thuyết ba bình diệnBình diện ngữ pháp: các đơn vị ngôn ngữ thường được nghiên cứu: đặc điểm, vị trí – khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp. Bình diện ngữ nghĩa: Nghĩa học là phần nghiên cứu mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ với các vật, việc, hiện tượng,... Bình diện ngữ dụng: Ngữ dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với người sử dụng, với việc sử dụng ngôn ngữ trong một tình huống giao tiếp cụ thể...Chương 1: Cơ sở lý luận1.3. Lý thuyết phủ định Khái niệm câu phủ định: được định hình trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.Phân loại câu phủ định: phủ định chung/phủ định riêng; phủ định toàn bộ/phủ định bộ phận; câu phủ định/câu bác bỏ. Phương tiện và chức năng ngữ pháp của các phương tiện phủ định.Phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ: có loại câu phủ định dùng để miêu tả nhưng cũng có loại câu phủ định dùng để bác bỏ ý kiến của người khác. Chương 2: Tìm hiểu từ phủ định GÌ trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.2.1. Kết quả phân, loại thống kê 2.2. Cấu trúc 12.3. Cấu trúc 22.4. Cấu trúc 32.5. Cấu trúc 42.6. Đối chiếu, so sánhTiểu kết chương 2Chương 2: Tìm hiểu từ phủ định GÌ trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng2.1. Kết quả phân, loại thống kê Cơ sở phân loại: dựa vào đặc điểm từ loại (xác định trong “Từ điển tiếng Việt” [60]) để phân loại GÌ. Kết quả phân loại, thống kê: Luận văn chia các trường hợp phủ định của GÌ thành bốn nhóm, trong bốn cấu trúc. Trong cấu trúc 1: 366/1815 lần (chiếm 20,2 %); Trong cấu trúc 2: 13/1815 lần (chiếm 0,1 %); Trong cấu trúc 3: 364/1815 lần (chiếm 20,0 %); Trong cấu trúc 4: 856/1815 lần (chiếm 47,2 %).Chương 2: Tìm hiểu từ phủ định GÌ trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. 2.2. Cấu trúc 1: CN + VT + BN (DANH TỪ + GÌ)GÌ là các đại từ, thường đứng sau các danh từ hoặc kết hợp trực tiếp với các động từ. Các tổ hợp này thường kết hợp với các từ phủ định khác để nhấn mạnh ý phủ định. GÌ thường làm các thành phần phụ trong cụm từ hoặc trong câu.Bản thân từ GÌ không mang nghĩa phủ định, tuy nhiên GÌ góp phần bộc lộ ý nghĩa phủ định tuyệt đối. GÌ có thể tham gia vào các phát ngôn thực hiện hành vi phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. Trong cấu trúc này, tầm phủ định của GÌ có phần hạn chế, lực phủ định của GÌ yếu.Chương 2: Tìm hiểu từ phủ định GÌ trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. 2.3. Cấu trúc 2: DANH TỪ/ĐỘNG TỪ + GÌGÌ là các đại từ, thường kết hợp trực tiếp với danh từ hoặc động từ ở phía trước tạo câu phủ định đặc biệt. GÌ là thành phần đặc biệt về ngữ pháp và ngữ nghĩa.Bản thân GÌ đã mang ý nghĩa phủ định, do vậy, GÌ có tầm phủ định rộng, lực phủ định mạnh. GÌ thường xuất hiện trong các câu phủ định miêu tả, trong lời trần thuật; ít tham gia vào các câu phủ định miêu tả trong lời đáp của câu hỏi và các tình huống phủ định bác bỏ.Chương 2: Tìm hiểu từ phủ định GÌ trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. 2.4. Cấu trúc 3: CN + VT + GÌ + BNGÌ là các phụ từ, thường đứng sau các VT để tạo nên các kiểu câu phủ định. GÌ là thành phần phụ song mang ý nghĩa phủ định chính của phát ngôn. GÌ là tác tử phủ định chính của phát ngôn, thường tác động lên các VT làm VN. GÌ có tầm phủ định rất rộng, lực phủ định mạnh. Đây là cấu trúc hoạt động linh hoạt nhất của GÌ, có thể tham gia vào nhiều tình huống giao tiếp khác nhau.Chương 2: Tìm hiểu từ phủ định GÌ trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. 2.5. Cấu trúc 4: CN + KHÔNG/CHẲNG/CHƯA + VT + GÌGÌ là các trợ từ, thường đứng cuối câu, kết hợp với các từ phủ định khác nhằm tạo nên các khuôn phủ định. GÌ là thành phần phụ của câu. Bản thân GÌ không mang nghĩa phủ định mà chỉ biểu thị nhấn mạnh ý phủ định hoàn toàn trong các khuôn phủ định, vì thế thường xuất hiện trong các hành vi phủ định miêu tả. Tầm tác động của GÌ khá linh hoạt, phụ thuộc vào từ - cụm từ bị phủ định; lực phủ định của GÌ yếu.Chương 3: Tìm hiểu từ phủ định NÀO trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng3.1. Kết quả phân, loại thống kê 3.2. Cấu trúc 13.3. Cấu trúc 23.4. Cấu trúc 33.5. Đối chiếu, so sánhTiểu kết chương 3Chương 3: Tìm hiểu từ phủ định NÀO trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng3.1. Kết quả phân loại, thống kê Cơ sở phân loại: dựa vào đặc điểm từ loại (được xác định trong “Từ điển tiếng Việt” [60]) để phân loại NÀOKết qủa phân loại, thống kê: Luận văn chia các trường hợp phủ định của NÀO thành ba nhóm, trong ba cấu trúc khác nhau. - Trong cấu trúc 1: 381/564 lần (67,5%); Trong cấu trúc 2: 126/564 lần (22,2%); Trong cấu trúc 3: 13/564 lần (2,3%).Chương 3: Tìm hiểu từ phủ định NÀO trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng 3.2. Cấu trúc 1: CN (DANH TỪ + NÀO) + VNNÀO là các đại từ, thường kết hợp với các danh từ tạo thành các cụm từ phiếm định. Các tổ hợp này có thể kết hợp với các từ phủ định khác. NÀO là thành tố mang ý nghĩa phủ định của câu. Bản thân NÀO đã hàm chứa nghĩa phủ định. Khi kết hợp với các yếu tố phủ định khác, NÀO góp phần bộc lộ ý nghĩa phủ định tuyệt đối. Do vậy, NÀO có tầm phủ định linh hoạt, lực phủ định mạnh. Đây là cấu trúc hoạt động linh hoạt nhất của NÀO.Chương 3: Tìm hiểu từ phủ định NÀO trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng 3.3. Cấu trúc 2: CN + NÀO + VNNÀO là phụ từ, thường kết hợp trực tiếp với các VT ở trước hoặc đứng đầu câu, kết hợp với các cụm CN – VN ở phía sau. NÀO là một dạng BN hoặc là thành phần phụ tình thái của câu. NÀO mang ý nghĩa phủ định chính.NÀO là tác tử phủ định chính của phát ngôn nên tầm phủ định rất rộng, lực phủ định mạnh. NÀO có thể tham gia vào các phát ngôn thực hiện hành vi phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.Chương 3: Tìm hiểu từ phủ định NÀO trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng 3.4. Cấu trúc 3: CN + VN + NÀONÀO là các trợ từ, thường kết hợp với các từ phủ định khác nhằm tạo nên các khuôn phủ định. NÀO là thành phần phụ nhằm bộc lộ ý nghĩa phủ định toàn bộ, phủ định tuyệt đối. Bản thân NÀO không mang nghĩa phủ định mà chỉ biểu thị nhấn mạnh ý phủ định hoàn toàn. Tầm tác động của NÀO linh hoạt, phụ thuộc vào vai trò, vị trí của từ bị phủ định. Lực phủ định của NÀO trong trường hợp này yếu. Thường xuất hiện hạn chế hơn trong giao tiếp.Chương 3: Tìm hiểu từ phủ định NÀO trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng 3.5. Đối chiếu, so sánhLuận văn đã tiến hành so sánh các cấu trúc tương ứng của GÌ và NÀO GÌ trong cấu trúc [1] và NÀO trong cấu trúc [1]GÌ trong cấu trúc [2] là trường hợp mang đặc điểm riêng của GÌ, không có cấu trúc tương ứng của NÀO.GÌ trong cấu trúc [3] và NÀO trong cấu trúc [2]GÌ trong cấu trúc [4] và NÀO trong cấu trúc [3]PHẦN KẾT LUẬNVận dụng lý thuyết phủ định kết hợp với lý thuyết ba bình diện và lý thuyết tình thái vào nghiên cứu GÌ, NÀO đã mang đến một kết quả mới mẻ, toàn diện và thiết thực. Đây là những kiến thức cần thiết trong quá trình học tập, giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận văn chứng minh cho việc vận dụng thành công lý thuyết ba bình diện vào nghiên cứu một vấn đề ngôn ngữ, góp phần hệ thống hóa một số từ phủ định, bước đầu thấy được nét đặc trưng riêng, tinh tế, độc đáo của ngôn ngữ dân tộc. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ VÀ QUÝ VỊ MẠNH KHỎE!

File đính kèm:

  • pptxCau phu dinh.pptx
Bài giảng liên quan