Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 tập tốt bài thể dục phát triển chung

Như chúng ta đã biết trong bài "Sức khoẻ và thể thao" ngày 27/3/1946 đăng trên báo "Cứu quốc" có đoạn viết "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng cần phải có sức khoẻ mới làm được, mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày ngủ dậy tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy là sức khoẻ".

 Vậy nên giáo dục thể chất đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: "Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của giáo dục thể chất trong nhà trường. giáo dục thể chất được hiểu vì " Qúa trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người".

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 5694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 tập tốt bài thể dục phát triển chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
học thường không làm công tác chủ nhiệm một lớp nào, vậy nên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho quá trình giảng dạy thu được hiệu quả cao. Thông qua sự phối hợp này, giáo viên bộ môn sẽ nắm dược cá tính , tâm lí, sở thích cũng như trạng thái sức khoẻ của từng học học sinh để từ đó đề ra được các biện pháp giáo dục cho các đối tượng học sinh một cách hợp lí. 	Đối với học sinh cấp tiểu học, giáo viên chủ nhiệm được xem như người cha, người mẹ ở trường nên học sinh rất vâng lời giáo viên, hay biểu lộ cảm xúc vui, buồn, thích hay không thích cho thầy, cô chủ nhiệm của lớp nên khi xảy ra trường hợp học sinh của lớp nào có biểu hiện chây lười trong việc tập luyện thể dục, ít vâng lời giáo viên bộ môn thì lúc này công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đó trong việc giáo dục những học sinh trên là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thì vai trò của phụ huynh học sinh cũng có vai trò không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên thể dục. Bởi vì thực tế học sinh chỉ tham gia vào quá trình học tập ở trường với lượng thời gian khá ít, còn lại là tự học tập ở nhà, thế nên để tất cả học sinh đều có ý thức tự tập luyện, hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày đều phải cần đến sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ các em, cũng nhờ sự phối hợp này giáo viên thể dục còn nắm rõ hơn về tình trạng sức khoẻ, tâm sinh lí của từng em để từ đó đưa ra các biện pháp và phân bố thời gian dạy học được hợp lý.
	4. Kết quả ứng dụng và triển khai.
	Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào việc giảng dạy bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 5, sau một thời gian khảo sát vào hai thời điểm : Từ tháng 10/2010 đến cuối tháng 1/ 2011bản thân tôi thu được kết quả như sau:
	Giáo viên cảm thấy tự tin và chủ động hơn, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập ngày càng cao.
	Chất lượng chung của học sinh lớp 5 có sự chuyển biến rõ rệt về mặt ý thức cũng như luyện tập thực hành.
	Học sinh nắm được tầm quan trọng, cũng như ý nghĩa của việc tập luyện thể dục. Từ đó các em có thói quen tập thể dục buổi sáng, tự giác rèn luyện nhằm nâng cao sức khoẻ thông việc học tập ở lớp.
	Kết quả cụ thể:
Thờigian 
khảo sát 
Khối lớp 
Tổng số hs
Hoàn  thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành
 (B)
 TS
 %
 TS
 %
 TS
 %
 Tháng 10/2010
 5
 45
 10
22,2
 35
 77,8
 0
 Cuối tháng 1/2011
 5
 45
 15
 33,4
 30
 66,6
 0
	Qua bảng thống kê cho thấy kết quả giảng dạy môn thể dục cuối tháng 1/2011 so với đầu năm có sự chuyển biến rõ rệt. Số lượng hoàn thành tốt tăng lên 20%.
	5. Bài học kinh nghiệm.
	Để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hoá, cũng như để đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, tạo ra môi trường cung cấp cho xã hội những con người có sức khoẻ tốt, thể lực cường tráng, dẻo dai. Bản thân tôi rút ra một số bài học sau:	Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý tập trung vào việc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học để giúp học sinh nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức cơ bản.
	Đối với những động tác khó, giáo viên phải hướng dẫn và làm mẫu từng động cử động trước sau đó mới tiến hành hướng dẫn và làm mẫu toàn bộ động tác.
	Phân bố thời gian tiết học hợp lý sao cho học sinh được thực hành tập luyện nhiều, chú ý đặc điểm cá biệt của học sinh, ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm nhỏ để tập luyện.
	Kết hợp với nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý, thường xuyên áp dụng phương pháp trò chơi, thi đua, để kích thích sự hưng phấn tập luyện ở học sinh, góp phần giảm sự nhàm chán ở một số học sinh.
	Khi hướng dẫn kỹ thuật động tác cần giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, giáo viên làm mẫu phải chuẩn xác và chọn vị trí đứng làm mẫu thích hợp.
	Cần khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các em, giờ học nên diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng.
	Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy, phương tiện, đồ dùng dạy học một cách hợp lí.
	Cần sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô vào việc dạy học nhằm làm cho lớp học sinh động, giảm thời gian làm việc cho giáo viên, từ đó có điều kiện uốn nắn, sửa sai kịp thời.
III/ KẾT LUẬN:
	Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi cảm thấy tự tin và chủ động hơn khi giảng dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện.
	Đối với học sinh khá, giỏi tinh thần tập luyện cao hơn, chuẩn xác hơn. Với những học sinh yếu, mất tập trung trong giờ học đều hưng phấn tham gia vào tập luyện và có sự tiến bộ rõ rệt, ý thức tự giác ngày càng cao.
	Đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thích được tính sáng tạo và hăng say tập luyện thể dục.
	Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình thực hiện "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung". Trong quá tình áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy bài thể dục cho học sinh lớp 5 có thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Phước Sang, ngày 28 tháng 1 năm 2011
	Người viết
	 Lê Quang Trung
MỤC LỤC:
Nội dung
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:	
	1. Lý do chọn đề tài.
	1.1: Cơ sở lý luận.
	1.2: Cơ sở thực tiễn.
II. NỘI DUNG PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	1. Đối tượng nghiên cứu.
	2. Phạm vi nghiên cứu.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
	1. Thực trạng của vấn đề.
	a. Thuận lợi.
	b. Khó khăn.
	2. Nguyên nhân dẫn tới học sinh tập chưa tốt bài thể dục 
phát triển chung.
	3. Những biện pháp và tổ chức thực hiện.
	3.1: Giúp học sinh hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tập luyện bài thể dục phát triển chung.
	3.2: Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học hợp lý.
	3.3. Giải thích rõ lỹ thuật động tác.
	3.4: Thực hiện "làm mẫu" chính xác:
	3.5: Sử dụng "băng đĩa nhạc" có lời hô vào trong tiết dạy.
	3.6: Tổ chức luyện tập theo "nhóm đôi".
	3.7: Dùng phương pháp "thi đua" vào tiết dạy một cách hợp lý.
	3.8: Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để giúp các em có ý thức tập luyện tốt bài thể dục.
	4. Kết quả ứng dụng và triển khai.
	5. Bài học kinh nghiệm.
V. KẾT LUẬN:
1
1
1,2
2
2
2
2
2,3
3
3
3
3
3,4
4
5
5,6
6,7
7,8
8,9
9
9,10
10,11
11
11,12
12,13
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN the duc toi lua chon.doc