Một Số Kinh Nghiệm : Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Giảng Dạy Môn Toán

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển; coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; và muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD - ĐT. Đây chính là những cơ hội, những thách thức mới đòi hỏi ngành GD -ĐT phải có nhiều đổi mới, trong đó có đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học.

 Trong Điều 24, mục 2 Luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 Trong những năm học vừa qua, việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy ở trường THCS nói chung và phân môn Toán học nói riêng đã đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ, học sinh hoạt động tích cực hơn trong giờ học, các em nắm vững và chủ động tìm tòi, phát hiện tri thức, giáo viên không còn là người làm thay mà các em đã phát huy được vai trò thực sự của mình . Đó là thành quả của phong trào đổi mới phương pháp dạy học , trong đó sử dụng bản đồ tư duy là phương tiện dạy học tương đối mới mẻ tại nước ta vì đây là phương pháp mang lại tâm lí thỏa mái, vui vẻ, đầy tính sáng tạo rất phù hợp với tình hình dạy học của giáo viên và học sinh hiện nay và các phong trào do Bộ giáo dục phát động như phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.

 Tuy nhiên hiện nay, còn nhiều học sinh học tập thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách rời rạc, máy móc hay theo một trình tự áp đặt của thầy cô giáo dẫn đến học sinh chóng quên. Do đó sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức rất thuận lợi trong quá trình học tập, tư duy và ghi nhớ kiến thức. Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở chính học sinh hình thành, sáng tạo thỏa sức, là sản phẩm của chính tay học sinh tạo ra nên học sinh nhớ rất lâu, đồng thời bản đồ tư duy được thể hiện bằng màu sắc, đường nét và dùng những từ khóa để ghi chép một cách ngắn gọn, đầy đủ giúp học sinh quan sát được tổng thể hệ thống kiến thức.

 Dạy học bằng những phương pháp tích cực và có sử dụng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới được áp dụng nên bước đầu cả thầy và trò đều bở ngỡ và gặp không ít khó khăn: Học sinh chưa quen với việc sử dụng bản đồ tư duy để hình thành được phương pháp tổng quát hóa nội dung của một tiết học, chưa quen trong quá trình thể hiện các nhánh cho khoa học. Đó là chưa kể đến một bộ phận học sinh lười tư duy và thụ động trong học tập

Đối với giáo viên sử dụng bản đồ tư duy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu soạn , giảng. Trong thực tế giảng dạy môn toán, qua một thời gian tìm hiểu chúng tôi thấy rằng khi dạy tiết lý thuyết. chỉ có một đơn vị kiến thức rất khó hình thành bản đồ tư duy, các tiết lý thuyết là xây dựng kiến thức mà bản đồ tư duy thường dùng để hệ thống, củng cố kiến thức. Phần khác do một số giáo viên suy nghĩ là dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức nhằm mục đích là nhớ kiến thức để vận dụng vào giải bài tập.Khi dạy tiết ôn tập chương giáo viên thường ngại khó, chỉ hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết một cách qua loa đại khái rồi dành thời gian còn lại để hướng dẫn học sinh giải bài tập hoặc bỏ qua phần ôn tập lý thuyết chỉ hướng dẫn giải bài tập khi nào cần kiến thức nào thì mới yêu cầu hoc sinh nhắc lại, hoặc ôn tập kỹ lý thuyết thì thời gian hướng dẫn ôn các dạng loại bài tập trong chương không đảm bảo. Trong khi đó phân phối chương trình thì tiết ôn tập chương được phân bố thời lượng tối đa chỉ từ một đến hai tiết, nhưng nội dung ôn tập phải chuyển tải một lượng lớn kiến thức cơ bản của chương và bài tập vận dụng. Không ít học sinh lúng túng không biết học bắt đầu từ đâu , làm sao ghi nhớ các kiến thức, bởi lẽ kiến thức tổng kết chương nhiều, học sinh không biết sắp xếp ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống , không thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức dẫn đến nhầm lẫn, chán nản trong các giờ học kể cả tự học ở nhà. Ghi chép một cách thụ động các bài tập của giáo viên cung cấp nên khi gặp các bài tập tương tư. vẫn không biết cách giải quyết. Mặt khác, một số giáo viên còn ngần ngại sử dụng bản đồ tư duy. Vì chưa xác định rõ quy trình dạy học và vẽ bản đồ tư duy, nên khi bắt tay vào vẽ thì cứng nhắc, rập khuôn theo mẫu ,trong đó các nhánh phải cong, lúc ngoặc sang trái, lúc ngoặc sang phải , chữ viết lúc xuôi, lúc ngược, khó đọc dẫn đến thiếu tính sư pham.; đồng thời khi sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap lại gặp nhiều trở ngại nhất cấu hình máy vi tính phải đủ mạnh .Với thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những vướng mắc trên.

 

doc41 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 7524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một Số Kinh Nghiệm : Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Giảng Dạy Môn Toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
- Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác
Đề tài “ Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Toán THCS” đã đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, góp phần xây dựng một nền giáo dục toàn diện. Học sinh đã chấn chỉnh được cách học theo lề lối cũ đã không còn phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay . Học sinh từng bước đã khắc phục được tính lười tư duy, thụ động. Gây hứng thú, kích thích sự tìm tòi học hỏi của hoc. sinh , giúp các em biết phát hiện và sáng tạo, biết tự rèn luyện kỹ năng sống. tạo ra con người mới, năng động, sáng tạo, độc lập trong công việc và có một khối óc phát triển toàn diện, đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội mới.
- Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy giúp cho học sinh dễ nhận thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức đã học, phát triển tư duy logic, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, tăng khả năng phân tích tổng hợp và đặc biệt là ghi nhớ kiến thức và các dạng bài tập lâu hơn Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy đã giảm một lượng lớn công việc cho người giáo viên trong công tác soạn – giảng nhưng mang lại hiệu quả cao. Bởi vì bản đồ tư duy không ràng buộc thầy cô giáo phải dạy theo một quy trình rập khuôn và bắt học sinh phải thực hiện theo mà chỉ cần định hướng công việc từ đó học sinh hình thành kiến thức và tự xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức mà không phu thuộc vào người khác.
Kết quả đạt được khi áp dụng đề tài:
- Trước khi áp dụng sử dụng bản đồ tư duy kết quả học kỳ I ( Toán 9) năm 2011-2012.
Lớp
SS
Điểm
0à 3
Điểm 3,5à<5
Điểm
5à<6,5
Điểm
6,5à <8
Điểm
8 à10
Điểm TBá
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
35
3
8,6
7
20
12
34,3
7
20,0
6
17,1
25
71,4
9A2
44
5
11,4
10
22,7
18
40,9
6
13,6
5
11,4
29
65,9
9A3
44
5
11,4
8
18,2
17
38,6
8
18,2
6
13,6
31
70,5
TC
121
13
10,6
25
20,3
47
38,2
21
17,1
17
13,8
85
69,1
- Từ đầu năm đến nay sử dụng BĐTD vào dạy học kết quả hoc kỳ I ( Toán 9) năm 2012-2013
Lớp
SS
Điểm 0à3
Điểm 3,5à<5
Điểm 
5à <6,5
Điểm 
6,5à <8
Điểm 8à10
Điểm TBá
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
SL
 %
9A1
40
0
0
6
15.0
17
42.5
14
35.0
3
7.5
34
85.0
9A2
39
0
0
5
12,8
16
41.0
14
35.9
4
10.2
34
87.1
9A3
40
0
0
5
12.5
16
40.0
14
35.0
5
12.5
35
87.5
TC
119
0
0
16
13.4
49
41.2
42
35.3
12
10.1
103
86.6
- Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
Dạy học có sủ dụng bản đồ tư duy không yêu cầu phải trang bị đồ dùng và thiết bị dạy học hiện đại và phức tạp mà chỉ cần bảng phụ, giấy khổ A0, giấy khổ A4, phấn màu , bút màu tô , và các thiết bị dạy học cần thiết khác. 
Hiện nay hầu hết các trường đều trang bị máy chiếu, máy vi tính thì việc dạy học bằng bản đồ tư duy trở nên thuận lợi. Giáo viên chỉ cần soạn bài giảng điện tử ( soạn trên Power point) và trình chiếu. Đối với máy vi tính có cấu hình thấp chúng ta không cần ngần ngại khi cài đặt phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap của Buzan. Vì phần mềm này đòi hỏi máy phải có cấu hình đủ mạnh mới xử lí nhanh hoặc yêu cầu máy có nối mạng Internet mới cài đặt được vì phần mềm này đòi hỏi phải cài đặt online. Hiện nay ta chỉ cần copy phần mềm portable imindmap về máy và sử dụng chứ không cần cài đặt . Do đó đối với phần mềm portable imindmap không đòi hỏi những yêu cầu trên về phần cứng của máy vi tính cũng như nối mạng Internet chúng ta vẫn sử dụng được và khắc phục được tình trạng sử dụng vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap 5 . Mặc khác, phiên bảng portable imindmap có đầy đủ tấc cả các tính năng mà nhu cầu giảng dạy cần sử dụng. Vẽ bản đồ tư duy với portable imindmap không cần thay đổi máy vinh tính cũng như nâng cấp máy tốn kém một cách không cần thiết.
- Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động
Với việc giảng dạy có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán như trên đã gây hướng thú cho học sinh hăng hái học tập, thúc đẩy hoàn thành tốt cuộc phát động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà cả xã hội quan tâm. Với đề tài này đã cải thiện được tình trạng lười suy nghĩ, trong chờ vào thày cô giáo .hoặc chép bài giải ở sách giải bài tập để đối phó của học sinh . Chấm dứt tình trạng “bắt “ học sinh nhớ kiến thức theo hướng áp đặt của thầy cô giáo
Với việc soạn giảng cho những tiết dạy có sử dụng bản đồ tư duy như trên đã giảm nhẹ và tiết kiệm được thời gian của giáo viên và quá trình ghi chép của học sinh mà chỉ cần dựa vào bản đồ tư duy học sinh có thể nắm chắc được toàn bộ kiến thức của bài theo lối tư duy của cá nhân mình mà không có sự ràng buộc nào .
PHẦN C: KẾT LUẬN
1- Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
+ Điều kiện: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn toán được sử dụng cho tất cả các tiết dạy tiết lý thuyết , luyện tập , ôn tập chương (kể cả trong kiểm tra bài cũ) Giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức – kỹ năng của tiết dạy, đảm bảo được các yêu cầu : Nhận biết – thông hiểu – vận dụng , về kiến thức kỹ năng theo từng mục tiêu tiết dạy theo chuẩn kiến thức – kỹ năng chương trình.
+ Kinh nghiệm áp dụng: Giáo viên cần xác định mục tiêu của tiết dạy; dựa trên nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và các tài liệu tham khảo khác. Thiết kế đúng, chính xác và có hệ thống về kiến thức – kỹ năng – bài tập và mối quan hệ của chúng. Để đảm bảo các hoạt động dạy học từng tiết dạy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể ở tiết học trước những công việc học sinh cần chuẩn bị. Xây dựng tốt quy trình hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, có kế hoach động viên thái độ tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
+ Giáo viên nghiên cứu kỹ từng dạng bài, tùy theo năng lực của từng giáo viên để lựa chọn phương án dạy học bằng các phương pháp tích cực và sử dung bản đồ tư duy cho phù hợp 
2- Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Qua gần thời gian áp dụng những giải pháp của đề tài, chúng tôi thấy hiệu quả đã mang lại như sau : Bước đầu hình thành được cho học sinh phương pháp học tập chủ động, sáng tao, phát triển tư duy không chỉ riêng môn toán mà còn phát huy hiệu quả đó trong nhiều môn học khác. Do đó đề tài này không chỉ dừng lại ở môn toán mà còn vận dụng cho hầu hết các môn học khác trong trường phổ thông. Dạy học theo giải pháp của đề tài mang lại hiệu quả cao nhưng quá trình dạy học lại thật đơn giản, do đó đây là giải pháp thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiệu quả nhất.
- Đề xuất, kiến nghị
Với những giải pháp của đề tài “ Một số kinhnghiệm sứ dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Toán THCS” và đã trãi nghiệm ở đơn vị, do đó chúng tôi mạnh dạng xin đưa ra những kiến nghị sau: 
	- Đối với giáo viên bộ môn phải thường xuyên sử dụng bảng đồ tư duy trong giảng dạy và rút kinh nghiệm sau từng tiết dạy. Đồng thời mạnh dạn , không ngại khổ, ngại khó, suy nghĩ tìm tòi phối hợp các phương pháp và sử dụng bảng đồ tư duy trong dạy học có hiệu quả nhất .Giúp học sinh có thói quen ghi nhớ, suy luận theo bảng đồ tư duy trong học tập và trong cuộc sống.sau này . Giáo viên liên tục cập nhật những thông tin về phương pháp, phương tiện và các kinh nghiệm dạy học bằng bản đồ tư duy trên mọi kênh thông tin.
	- Đối với học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập phục vụ cho việc vẽ bảng đồ tư duy, hình thành thói quen tự nghiên cứu, suy nghĩ, chủ động trong học tập. Phải rèn luyện vẽ bảng đồ tư duy, tìm nhiều cách thể hiện khác nhau đối với một hệ thống kiến thức.
	- Đối với tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức họp bàn, trao đổi về phương pháp dạy học tích cực, tháo gỡ các khó khăn , tồn tại trong quá trình giảng dạy . Tăng cường thao giảng, hội giảng theo chuyên để nâng cao hiệu quả dạy học .
	- Đối với Bam giám hiệu, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ tốt cho giảng dạy áp dung phương pháp dạy học mới, tổ chức các thao giảng, hội giảng, trang bị tài liệu về phương pháp dạy học mới cho học sinh và giáo viên tham khảo.
	- Đối với Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức thao giảng hội giảng, tập huấn chuyên môn cụm về chuyên đề sử dụng bản đồ tư duy cho các tiết dạy là những tiết dạy khó. , bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học tích cực.
 (Chắc chắn đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục này phản ánh chưa sâu chưa đầy đủ không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô giáo các bạn đồng nghiệp tận tình góp ý giúp đỡ chúng tôi xin chân thành cảm ơn.)	
 Mỹ Quang, ngày 2 tháng 3 năm 2013
 TM. Nhóm Toán
 Võ Ẩn
 XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THẨM ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
I. Đặt vấn đề
1
2
 1. Thực trạng của vấn đề 
1
3
 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
2
4
 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
5
II. Phương pháp tiến hành
6
 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 
4
7
 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
5
B. NỘI DUNG
8
I. Mục tiêu
6
9
II. Mô tả giải pháp của đề tài
6
10
 1. Thuyết minh tính mới
6
11
 2. Khả năng áp dụng 
33
12
 - Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả
34
13
 - Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
34
14
 - Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành. 
34
15
3. Lợi ích kinh tế- xã hội 
35
16
 - Lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác.
35
17
 - Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng.
36
18
 - Tác động xã hội; cải thiện môi trường, điều kiện lao động.
36
C. KẾT LUẬN
19
- Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
37
20
- Triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
37
21
- Đề xuất, kiến nghị.
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Châu: Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán - Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009.
 2. Phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap của  Tony Buzan
3. Dạy học bằng bản đồ tư duy của tác giả Trần Đình Châu trên tạp chí Toán học và tuổi trẻ 
4. Chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD – ĐT.
5. Tài liệu tập huấn chuyên môn do phòng giáo dục, sở giáo dục đào tạo tổ chức.
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên 6,7,8,9.

File đính kèm:

  • docSKKN DỰ THI (12-13).doc