Một số phương pháp và kỹ năng công tác giáo dục truyền thống

1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích giáo dục truyền thống

1.1 Khái niệm truyền thống

Truyền thống là những tập tục, thói quên và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành

từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa

phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và

phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung:

+ Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng

phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ.);

+ Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh

thần nhân đạo cao cả.);

pdf6 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp và kỹ năng công tác giáo dục truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ạng, ... 
- Tổ chức cho các đội viên, đoàn viên ưu tú được đứng gác danh dực cho các nghĩa trang liệt sỹ 
trong những ngày lễ lớn. 
- Khuyến khích tổ chức các hình thức như viếng, đặt hoa để tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng liệt 
sỹ nhân những dịp có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời của tuổi trẻ, như: Được kết nạp vào Đoàn, vào 
Đảng, đi làm nghĩ vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc... 
- Hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị lực lượng vũ trang. 
- Tổ chức mit tinh, da hội kỷ niệm những ngày lễ lớn. 
- Tổ chức các hoạt động: "Vì biên giới, hải đảo", "Hiến máu nhân đạo"... 
3.3 Các hình thức giáo dục truyền thống chủ yếu 
- Sinh hoạt truyền thống kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày thành lập Đoàn và Tháng Thanh niên 
Việt Nam. 
+ Tuyên truyền cổ động: Thông tin thành tích chào mừng ngày kỷ niệm, những tư liệu lịch sử về 
Đảng và Đoàn ở địa phương và cả nước... qua hệ thống khẩu hiệu, bản tin, phát thanh, báo tường, 
triển lãm những hình ảnh, hiện vật lịch sử của Đảng, của Đoàn. 
+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động thanh niên tình nguyện thiết thực chào mững ngày 
3/2, ngày 26/3 và Tháng Thanh niên Việt Nam. 
+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ. 
+ Tổ chức họp mặt thân mật với các Đảng viên, cựu cán bộ Đoàn. 
+ Thăm nhà truyền thống hoặc phòng truyền thống địa phương. 
+ Mit tinh và dạ hội truyền thống 
- Đợt sinh hoạt truyền thống nhân ngày 30/4, 1/5, 7/5 và 19/5. 
+ Hoạt động tuyên truyền cổ động về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ngày giải phóng hoàn 
toàn miền Nam. 
+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ. 
+ Tham quan nơi đã diễn ra trận đánh của quân đội và dân quân tự vệ trong cuộc kháng chiến chống 
Pháp, chống Mỹ. 
+ Hoạt động giúp đỡ chăm sóc thương binh, liệt sỹ và gia đình bộ đội, thanh niên xung phong. 
+ Tổ chức giao lưu với các anh hùng và cựu chiến binh ở địa phương. 
+ Tuyên truyền cổ động giới thiệu với giai cấp công nhân Việt Nam về cuộc đời hoạt động của Bác 
Hồ. 
+ Tham quan một cơ sở công nghiệp và những nơi liên quan đến đời sống và hoạt động của Bác Hồ. 
+ Hội thảo nghiên cứu di sản tư tưởng của Bác Hồ. 
+ Tìm hiểu về giai cấp công nhân Việt Nam và cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. 
- Hoạt động truyền thống kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Đợt hoạt động này, 
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các ngành, các đoàn thể ở cơ sở tổ chức những hoạt 
động chung. 
- Những ngày hội truyền thống của tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc: Từ 15/11 đến 25/12. 
+ Hoạt động tuyên truyền cổ động giới thiệu lịch sử quân đội Việt Nam anh hùng. 
+ Phong trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ. 
+ Tổ chức trọng thể lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ. 
+ Tham quan nơi đã diễn ra trận đánh của quân đội và dân quân tự vệ trong cuộc kháng chiến chống 
Pháp, chống Mỹ. 
+ Hoạt động giúp đỡ chăm sóc thương binh liệt sỹ và gia đình bộ đội thanh niên xung phong. 
+ Họp mặt thân mật với các anh hùng, các tướng lĩnh, sỹ quan và cựu chiến binh ở địa phương. 
+ Gặp gỡ đơn vị bộ đội, công an kết nghĩa. 
+ Triển lãm hình ảnh "Bộ đội cụ Hồ". 
+ Đêm văn nghệ truyền thống. 
+ Giao lưu với các đơn vị lực lượng vũ trang. 
4. Một số mô hình giáo dục truyền thống 
4.1 Mô hình "Hội trại truyền thống" 
a. Mục đích 
- Thông qua hình thức trại nhằm giúp cho thanh thiếu niên hiểu và nhận thức rõ hơn về truyền thống 
của Đảng, của dân tộc, của Đoàn thanh niên, của địa phương đơn vị. 
- Đổi mới hình thức giáo dục truyền thống, tạo sân chơi hấp dẫn, lành mạnh thu hút đông đảo các đối 
tượng thanh niên tham gia. 
b. Yêu cầu, cách thức tổ chức 
- Tiến hành các công việc chuẩn bị như một hội trại bình thường: Xác định mục tiêu, thời điểm, chủ 
đề, quy mô trại; xây dựng kế hoạch, chương trình, thành lập Ban chỉ huy trại; tham mưu trình Đảng 
uỷ, Ban giám hiệu; thông báo chủ trương, kế hoạch cho các đơn vị tham gia xúc tiến các công tác 
chuẩn bị... 
- Cần lưu ý việc xác định chủ đề, nội dung của hội trại gắn với những thời điểm, những sự kiện lịch 
sử trọng đại của đất nước, dân tộc, của Đảng, của Đoàn, của địa phương, đơn vị... 
c. Một số hoạt động cơ bản trong hội trại: 
- Tổ chức các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian gắn với nội dung giáo dục truyền thống, các địa danh 
lịch sử, với truyền thống của trường. 
- Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động trong hội trại như trò chơi, thi dựng trại, thể thao, văn hóa văn 
nghệ... có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống theo chủ đề. 
- Tổ chức các hoạt động múa hát tập thể các bài hát truyền thống, bài hát tuổi trẻ. 
- Tổ chức các hoạt động giao lưu truyền thống giữa các đơn vị giao lưu với các nhân chứng lịch sử, 
giao lưu theo chủ đề về truyền thống... 
- Lửa trại truyền thống. 
- Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện. 
4.2 Hoạt cảnh truyền thống 
a. Khái niệm 
Hoạt cảnh là loại hình sân khấu hóa, tổng hợp nhiều bộ môn nghệ thuật, như: múa, hát, nhạc, thơ, 
đọc dẫn... Hành động được thể hiện bằng những hình tượng nghệ thuật, đan kết đội hình và sử dụng 
ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác nhau. 
Hoạt cảnh truyền thống nhằm giới thiệu quá trình lịch sử một cách khái quát, ngắn gọn, điển hình 
theo một trình tự rõ ràng, cách thể hiện gần gũi với cuộc sống, gây được ấn tượng xúc động, tình 
càm sâu sắc đối với người xem. 
Hoạt cảnh truyền thống cần gắn với các nghi lễ trọng thể khác, nên được sắp xếp sao cho hợp lý, tốt 
nhất là được thể hiện ở phần đầu trong một không khí nghiêm túc. 
b. Các bước tiến hành 
- Bước 1: Viết kịch bản, lời bình 
Có 2 cách viết: 
+ Thứ nhất: Viết dưới dạng kịch bản sân khấu, được chia thành từng đoạn, từng lớp riêng biệt, viết 
dưới dạng lời bình (vì lời viết được đọc dẫn trong hoạt cảnh). 
+ Thứ hai: Viết theo ý tưởng dàn dựng của đạo diễn. Trên cơ sở ý tưởng dàn dựng hình tượng của 
đạo diễn để viết lời bình, lời dẫn sao cho phù hợp và hòa quyện với hình tượng nghệ thuật sân khấu. 
Với cách này, đạo diễn phát huy được vai trò độc lập, sáng tạo, không bị gò bó. 
Lưu ý, cả hai cách viết đều phải tôn trọng tính chân thực và sự chính xác của các sự kiện lịch sử. Mỗi 
giai đoạn lịch sử phải tìm được những sự kiện điển hình, tiêu biểu, tạo những tình huống gây xúc 
động, đồng thời cũng phải tại nên cao trào, nêu bật được chủ đề. Thời gian đọc chậm của mỗi kịch 
bản từ 15 đến 20 phút. 
- Bước 2: Đạo diễn 
Chọn đạo diễn có kinh nghiệm, am hiểu về nghệ thuật sân khấu, vừa có thể dàn dựng hướng dẫn, 
chắp nối các khâu âm thanh, ánh sáng, trang trí, âm nhạc, đạo cụ... Đạo diễn phải hết sức linh hoạt 
xử lý các tình huống thoe các điều kiện cụ thể về diễn viên, đạo cụ, các điều kiện âm thanh, ánh 
sáng... 
Trong quá trình dàn dựng không nên thay đổi nhiều về ý tưởng, cách thể hiện để tránh gây cảm giác 
khó chịu, thiếu tự tin cho diễn viên. 
- Bước 3: Đọc lời bình, lời dẫn 
Việc đọc lời bình, lời dẫn góp phần làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt cảnh. Vì thế cần chọn 
người đọc có kỹ thuật tốt: giọng ấm áp, linh hoạt, rõ ràng, đọc diễn cảm tốt... 
Hoạt cảnh nên chọn 2 người đọc, một giọng nam, một giọng nữ để tránh đơn điệu. Người đọc phải 
hiểu rõ kịch bản và trình tự diễn biến trên sân khấu, bảo đảm lời dẫn và hành động trên sân khấu 
luôn hòa nhập với nhau, làm tăng hiệu quả của nhau. 
- Bước 4: Trang trí, hóa trang, trang phục 
Vì số người tham gia hoạt cảnh thường khá đông, có người tham gia 2 đến 3 vai diễn. Chính vì vậy 
không nên rườm rà, cầu kỳ quá, gây tốn kém, nhưng cũng tránh tình trạng qua loa đại khái, tự nhiên 
chủ nghĩa. Đặc biệt hoạt cảnh truyền thống nhằm dựng lại những nét điển hình trong lịch sử nên cần 
nghiên cứu và lựa chọn trang phục cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử khác nhau. 
- Bước 5: Tổng duyệt chương trình 
Khi mọi việc đã chuẩn bị tương đối chu đáo, cần có buổi tổng duyệt để xem xét lại toàn bộ các khâu, 
các cảnh, các vai để có sự điều chỉnh cho hoàn thiện hơn. 
4.3 Mô hình "Sân chơi lịch sử" 
a. Mục đích: 
- Tạo điều kiện cho sinh viên trau dồi kiến thức, ôn lại các truyền thống lịch sử nhân các ngày lễ lớn 
của dân tộc và thế giới. 
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, sinh viên. 
b. Yêu cầu - cách thức tổ chức: 
- Sân chơi phải mang tính đại đồng, dành cho tất cả học sinh, sinh viên trong trường. 
- Các thành viên tham gia thi phải được giao lưu một cách thuận tiện, không phân theo khoa, lớp để 
đảm bảo tính sôi nổi, bổ ích của sân chơi. 
- Nội dung câu hỏi phải xen kẽ nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa lý, triết học, thể thao..., các câu hỏi 
ở lĩnh vực khác phải có liên quan hoặc bổ trợ cho nội dung lịch sử, với định hướng như trên, sân 
chơi sẽ bớt đi tính khô khan của chuyên ngành và kích thích học sinh, sinh viên tìm hiểu kiến thức 
một cách toàn diện. 
- Hình thức tổ chức sân chơi phải không ngừng thay đổi, cải tiến; ví dụ: trong sân chơi lần 1 là "trắc 
nghiệm đúng sai" thì lần 2 đổi thành "đất nước mến yêu" với nội dung đã có trong lịch sử nhưng với 
cách tổ chức khác nhau, hoặc nội dung thì "theo dòng lịch sử" trong sân chơi lần 2 sang lần 3 đồi 
thành "Hành trình theo chân Bác"... 
- Câu hỏi trong sân chơi phải đảm bảo chất lượng, lúc đầu các câu hỏi có thể dễ để các bạn tự tin, 
dần dần độ khó phải được nâng lên. Tránh tình trạng câu hỏi đưa ra quá dễ sẽ làm cho người chơi 
cảm thất nhàm chán và không học hỏi thêm được gì khi đến với sân chơi. Số lượng câu hỏi dễ chiếm 
20 - 30%, còn lại câu hỏi khó chiếm 70 - 80%. 
- Để phong phú chương trình, xen kẽ các nội dung kiến thức là phần hát các ca khúc cách mạng, hát 
về Bác Hồ, về quê hương đất nước..., qua các bài hát sẽ khơi gợi lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước 
của các bạn sinh viên. 
c. Biện pháp tổ chức 
- Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường xây dựng kế hoạch phổ biến để học sinh, sinh viên có thời 
gian chuẩn bị. 
- Mời các chuyên gia, cố vấn về chuyên môn hỗ trợ tổ chức sân chơi. 
- Lê kế hoạch, soạn nội dung, câu hỏi gửi tới hội đồng cố vấn, ban giám khảo đóng góp cho ý kiến để 
tránh những sai sót. 

File đính kèm:

  • pdfMot so phuong phap va ky nang cong tac giao duc truyen thong.pdf
Bài giảng liên quan