Một vài gợi ý dạy và học thể thơ Hai - Cư theo đặc trưng thể loại

1. Mục đích

1.1. Giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể chính là một phương diện quan trọng của việc giảng dạy tác phẩm trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung.Phương pháp giảng dạy này đi đúng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất.

1.2. Việc dạy và học thể thơ Hai – cư của Nhật Bản ( gồm 8 bài thơ được đưa vào chương trình đọc thêm SGK10 và một số bài trong SGK Ngữ văn nâng cao 10) đang là vấn đề khó khăn đối với giáo viên và học sinh.

* Với giáo viên.

• Đây là thể thơ tương đối mới lạ dù có nhiều điểm tương đồng với thơ Đường nhưng không thể đồng nhất với thể thơ này.

• Lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp để kích thích và lôi cuốn học trò vào thế giới vi diệu của thơ Hai – cư.

*Với học sinh:

• Mới lạ về đặc điểm riêng biệt về hình thức và nội dung.

• Đòi hỏi quá trình liên tưởng và suy ngẫm trong khi sự trải nghiệm của các em chưa nhiều.

Từ những khó khăn trên chúng tôi mạnh dạn đề cập hướng tiếp nhận thơ Hai -cư từ góc độ đặc trưng thể loại.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài gợi ý dạy và học thể thơ Hai - Cư theo đặc trưng thể loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Một vài gợi ý dạy và học thể thơ Hai - cư theo đặc trưng thể loại 1. Mục đích1.1. Giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể chính là một phương diện quan trọng của việc giảng dạy tác phẩm trong sự thống nhất giữa hình thức với nội dung.Phương pháp giảng dạy này đi đúng với quy luật và bản chất của văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất.1.2. Việc dạy và học thể thơ Hai – cư của Nhật Bản ( gồm 8 bài thơ được đưa vào chương trình đọc thêm SGK10 và một số bài trong SGK Ngữ văn nâng cao 10) đang là vấn đề khó khăn đối với giáo viên và học sinh.* Với giáo viên. Đây là thể thơ tương đối mới lạ dù có nhiều điểm tương đồng với thơ Đường nhưng không thể đồng nhất với thể thơ này. Lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp để kích thích và lôi cuốn học trò vào thế giới vi diệu của thơ Hai – cư.*Với học sinh: Mới lạ về đặc điểm riêng biệt về hình thức và nội dung. Đòi hỏi quá trình liên tưởng và suy ngẫm trong khi sự trải nghiệm của các em chưa nhiều.Từ những khó khăn trên chúng tôi mạnh dạn đề cập hướng tiếp nhận thơ Hai -cư từ góc độ đặc trưng thể loại.2. Đặc điểm thơ Hai cư cần được nhận diện trên một số phương diện tiêu biểu: 2.1.Nguồn gốc: Thơ Hai – cư bắt nguồn từ thể liên ca, một loại thơ xướng hoạ trong cung đình của tầng lớp quý tộc Nhật Bản. Nội dung của nó thường mang tính chất mua vui, giải trí hoặc trào lộng .2.2. Về hình thức:Là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết (hoặc 19 âm tiết ), được ngắt theo thứ tự 5-7-5 âm ( chỉ có 7,8 chữ Nhật ).Ví dụ: Bài 5 (SGK 10)Nguyên văn tiếng Nhật ( Phiên âm La - tinh)Đọc gần như Nghĩa làSaru wo kiku hitoSutego ni aki noKaze ikani*{Sa - ru ô ki - kuhi - tô} (7 âm){su - te - gô ni a – ki nô} (7 âm){ka - zê i – kani } (5 âm)Người nghe tiếng vượn kêuTrẻ bị bỏ rơi Trong mùa thu gió thổi* Saru: con khỉ, vượn, kiku: nghe, hito: người, sutego: trẻ bị bỏ rơi, aki: mùa thu, kaze: gió* Ba dòng đoạn thơ Hai – cư có chức năng khác nhau.+ Dòng thứ nhất giới thiệu + Dòng thứ hai tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng thứ ba.+ Kết lại ý thơ nhưng không bao giờ rõ ràng, đủ ý mà phải mở ra những suy tư xúc cảm cho người đọc.2.3. Đề tài. Đề tài của thơ Hai – cư là những khoảnh khắc của thiên nhiên bốn mùa (quý đề ). Do đó bài nào cũng có từ chỉ mùa ( gọi là Kigo : quý ngữ ) Mỗi bài chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, thường là những hình ảnh bình dị, quen thuộc với người Nhật Bản.2.4. Ngôn ngữ: - Cô đọng, ngắn gọn, hàm súc, khơi gợi, đánh thức và gây liên tưởng trong lòng người đọc.Một số quý ngữHoa anh đàoThác nướcTuyếtNúi Phú SĩHoa LauHoa Bìm Bìm3. Khảo sát tình hình dạy và học thể thơ Hai – cư.3.1. Những thành công nhất định3.1.1. Giáo viên nhận thức rõ được đặc điểm của thơ Hai- cư và có sự hướng dẫn phù hợp 3.1.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác thông tin về đặc trưng thể loại trên mọi phương tiện3.1.3. Giáo viên hướng dẫn cách đọc ở nhà và trên lớp.3.1.4. Có sự kết hợp khoa học giữa phương pháp giảng dạy truyền thống như diễn giảng, giảng bình kết hợp với đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm.3.2. Những tồn tại 3.2.1. Một bộ phận giáo viên cho rằng đây là bài nằm trong chương trình đọc thêm nên “ không quan trọng”, do vậy giảng dạy qua loa không đạt hiệu quả.3.2.2. Thuyết giảng là chủ yếu 2.3.3.Chưa nhận ra nét tương đồng và khác biệt giữa thơ Hai – cư với các thể thơ khác như Đường luật để từ đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thể thơ mới lạ này trên cơ sở những hiểu biết đã có về những thể thơ khác.3.2.3.1. Nét tương đồng Về sự hình thành: + Đều có nguồn gốc từ thơ ca dân gian, được các nhà thơ sống gần gũi với nhân dân tiếp thu và phát triển rồi đạt đỉnh cao ở các nhà thơ trung đại mỗi dân tộc. Về tính chất: + đều thuộc thể loại thơ trữ tình nên khi tìm hiểu người đọc cần hiểu tâm tư, xúc cảm dạt dào của nhà thơ trước cuộc sống.+ Cùng có tính hàm súc và gặp nhau ở quy luật : Trọng tâm ý nghĩa đều ở cuối bài thơ.Thơ Hai – cư Thơ Đường- Về hình ảnh: bình thường, đơn sơ, bé mọn: con khỉ co ro, tiếng ve giữa núi rừng, cánh hoa đào rụng lả tả. - Diễm lệ : Trường giang, hoa khói, hạc vàng, mây trắng - Miêu tả cảnh vật như – nó – là, ít dùng tính từ, trạng từ.Chim đỗ quyên hót chỉ là tiếng chim, nắm tóc bạc của mẹ chỉ là di vật có thật. - “cảnh hoà trong tình, tình hoà trong cảnh”, dùng tính từ để chỉ chỉ hình ảnh, trạng thái của sự vật đồng thời diễn tả tâm trạng con người. Ví dụ : “Cô phàm”: cánh buồm lẻ loi,”cô chu”:con thuyền cô độc- Lối đối: Cân bằng bất đối xứng: giọt lệ - mái tóc mẹ - làn sương thu.Tất cả bên nhau không trật tự nhưng từ đó ta nhận ra những chân lý sâu xa trong cuộc đời.- Lối đối: cân bằng đối xứng: xưa – nay; mây – sóng tạo những cảm xúc suy tư trong lòng người đọc.Việc mở rộng so sánh đối chiếu giúp học sinh: Có một nhãn quan về rộng lớn về văn học thế giới mà văn học dân tộc chỉ là một bộ phận.Rèn cho học sinh ý thức so sánh để thấy được sự gần gũi đề tài giữa các nền văn học nước ngoài với nhau, từ đó phần nào có ý thức về sự tương đồng loại hình, quan hệ ảnh hưởng văn học hay khác biệt do bản chất văn học.3.2.3.2. Sự khác biệt 4. Đề xuất hướng dạy thơ Hai – cư theo đặc trưng loại thể : Bài thơ tả cảnh gì trước mắt ? Khoảnh khắc mà cảnh vật miêu tả? Nghệ thuật lựa chọn chi tiết, nét đặc sắc của cảnh vật được biểu hiện như thế nào ? Phát hiện quý ngữ ( từ chỉ mùa ) ở đây là từ nào? Ý nghĩa của những quý ngữ này? Phát hiện tứ thơ của bài thơ? (Mỗi bài bao giờ cũng có một tứ thơ nhất định để thể hiện cảm xúc hoặc một suy tư nhất định). Phát hiện nét Thiền tông và nét văn hoá phương Đông thấm đẫm trong bài thơ ở điểm nào ? ( Những hiện tượng tự nhiên đều có sự giao thoa và chuyển hoá lẫn nhau; Con người và vạn vật đều có quan hệ chặt chẽ; Đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, Hiu hắt, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng.)Dạy và học thể thơ Hai – cư là vấn đề còn khá mới mẻ và nhạy cảm trong thời điểm hiện nay. Những nghiên cứu và đề xuất mới chỉ là những ý tưởng ban đầu ( dù đã qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát) nên những vấn đề nêu trong bài vẫn là một hệ thống mở rất mong được các thày cô và đồng nghiệp nghiên cứu tiếp. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề trên bằng những thiết kế thể nghiệm cụ thể ở những công trình tiếp theo.5. Kết luận Xin trân trọng cảm ơn

File đính kèm:

  • pptVai goi y day va hoc tho Hai cu theo da trung the loai.ppt