Nghị luận xã hội về an toàn giao thông

Nghị luận xã hội về an toàn giao thông

I. Mở bài :

- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài :

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:

+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày

+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

 

doc7 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị luận xã hội về an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông . Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có . 
d/ Giải pháp khắc phục 
Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạn giao thông . 
Còn đối với giao thông học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.
Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông
e/ Phê phán những thái độ , hành động coi nhẹ an toàn giao thông 
Ngày nay , tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những người chủ tương lai đất nước đang gây bức xúc trong dư luận . Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Những bậc cha mẹ nuông chiều con , khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,. Nếu như những thanh thiếu niên kia biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. 
Một mặt khác , do sự tắc trách của một số cơ quan xây dựng, rút xén vật liệu khiến cho chất lượng đường xá kém . Còn có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường, rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ cố tình không hiểu sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.
3/Kết bài 
Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình , phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.
MỘT SỐ TƯ LIỆU MỚI
Tai nạn giao thông là thảm họa ngang với sóng thần
(Dân trí) -“11.929 người chết, 9.290 người bị thương mỗi năm vì tai nạn giao thông. So sánh với thảm hoạ sóng thần tại Nhật Bản, số người chết bằng 75%, số người bị thương bằng 156%” – Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận, đây là thảm họa, là quốc nạn cần kiên quyết giảm thiểu.
Các con số được Bộ trưởng GTVT đưa ra trong báo cáo về tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông trong cả nước và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn gửi tới Quốc hội. 
Quốc nạn tai nạn giao thông
Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu rõ thực trạng, tai nạn giao thông trong cả nước thời gian vừa qua diễn biến rất phức tạp, số vụ tai nạn giao thông và số người chết do tai nạn vẫn ở mức rất cao. Diễn biến tai nạn giao thông trong bốn năm trở lại đây (2007-2011), việc giảm thiểu tai nạn chưa ổn định. Năm 2008 tai nạn có tỷ lệ giảm khá mạnh nhưng đến 2009, 2010 chỉ “nhúc nhích” không đáng kể. 
10 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã xảy ra 11.036 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.265 người, bị thương 8.379 người. Theo số liệu thống kê trên, bình quân ở nước ta mỗi năm có 11.929 người chết và 9.290 người bị thương do tai nạn giao thông gây ra.
“Nếu so sánh với đại thảm hoạ kép sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 vừa qua, số người chết vì tai nạn giao thông một năm bằng 75,55% (số người chết do thảm họa sóng thần là 15.790 người), số người bị thương vì tai nạn giao thông bằng 156,58% (số người bị thương do thảm họa sóng thần là 5.933 người)” – Bộ trưởng Đinh La Thăng làm phép tính.
Ông Thăng nghiêm khắc đánh giá, thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra đang là một thảm hoạ và có thể coi là quốc nạn cần kiên quyết giảm thiểu.
Rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra. Trong đó, người đứng đầu ngành GTVT thừa nhận nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các cấp còn nhiều thiếu sót; ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn rất kém.
Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Số phương tiện giao thông tăng nhanh. Hiện cả nước có hơn 1,8 triệu xe ô tô, 33,6 triệu xe máy, so với năm 2003, số ô tô đã tăng gấp 2,75 lần, xe máy tăng gấp 2,96 lần.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, sát hạch lái xe ở một số nơi chưa thật sự nghiêm túc dẫn đến một số lái xe chưa thành thạo điều khiển phương tiện đã tham gia giao thông, gây mất an toàn giao thông. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của một bộ phận cán bộ chưa quyết liệt, không đảm bảo tinh răn đe, nhiều nơi còn xảy ra tiêu cực, thiếu nghiêm minh khi xử lý vi phạm.
Một nguyên nhân khác cũng được kể đến là chế tài xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông còn chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe dẫn đến tình trạng nhờn luật, thiếu tự giác, cố tình vi phạm pháp luật.
Ông Thăng đưa ra mục tiêu giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông hàng năm trong nhiệm kỳ Bộ trưởng của mình.
 Tai nạn giao thông, những con số cao ngất ngưỡng
Thực trạng giao thông Việt Nam những năm qua luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, nếu có thể nói là một đại họa về nhận thức của người tham gia giao thông thì không sai chút nào. Nhìn lại số liệu thống kê các năm với những con số không cần bình luận, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) luôn ở ngưỡng trên 12.000 vụ và số người chia tay cuộc sống về bên kia thế giới (nếu có ) thì trên 11.000 người mỗi năm, trung bình mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ TNGT và số người chết cũng cặp kè cùng nhau đi lên . 
Điểm lại số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông quốc gia qua các năm gần đây: 
Năm 2006, cả nước xảy ra 14.668 vụ TNGT đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, làm chết 12.719 người và bị thương 11.273 người. Trong tổng số vụ TNGT đường bộ xảy ra năm 2006 thì có tới 144 vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 408 người, bị thương 493 người. 
Năm 2007, số vụ TNGT cũng xảy ra ở mức 14.600 vụ, làm chết 13.200 người, bị thương 10.500 người. Nếu ta làm phép tính đơn giản là chia cho 365 ngày thì bình quân mỗi ngày có 40 vụ TNGT, làm chết 36 người và bị thương 29 người. 
Năm 2008, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,8 nghìn vụ TNGT, làm chết 11,6 nghìn người và làm bị thương 8,1 nghìn người. So với năm 2007, tình hình giao thông năm 2008 tưởng như đã được giảm nhiệt, số vụ TNGT giảm 12,5%, số người chết giảm 11,9% và số người bị thương giảm 23,6%. Bình quân một ngày xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và làm bị thương 22 người, và cho thấy đều giảm so với năm 2007. 
Năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ TNGT, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người; so với năm 2008 giảm 390 vụ, giảm 78 người chết, giảm 152 người bị thương (giảm chẳng là bao so với con số chục nghìn). Bình quân một ngày trong năm 2009, cả nước xảy ra 34 vụ TNGT, làm chết 32 người và làm bị thương 22 người. 
...tưởng như số liệu sẽ được giảm dần nhưng sự thật lúc nào cũng gây mất lòng! 
Năm 2010, cả nước đã xảy ra 14.442 vụ TNGT, làm chết 11.449 nghìn người và làm bị thương 10.633 người. So với năm 2009, số vụ tai nạn giao thông tăng 13,2%, số người chết giảm 0,1% và số người bị thương tăng 32,2% (giảm rất ít và tăng rất nhiều ). Bình quân một ngày trong năm 2010, cả nước xảy ra 38 vụ TNGT, làm chết 31 người và làm bị thương 28 người. 
Năm 2011, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, những con số về TNGT đã gần như tăng gấp đôi...   
Theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, cả nước đã xảy ra 373 vụ TNGT và làm 228 người chết, 359 người bị thương chỉ trong 5 ngày từ 30 đến mùng 5 Tết Nguyên đán. Và theo kết quả bình chọn trên báo dân trí từ ngày 12/02 - 20/02/2011 về các nguyên nhân thì do ý thức người tham gia giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (61%), kế đến là trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT (26%).   
Cũng theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - đường sắt, 6 tháng đầu năm 2011, cả nước xảy ra 23.065 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.662 người, bị thương 25.662 người. Đặc biệt, trong tổng số các vụ tai nạn, có 53 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, làm 166 người chết và 185 người bị thương. 
Một vài vụ nghiêm trọng gần đây 
Tai nạn tảm khốc ngày 5/7/2011 trên QL1A thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh khiến tài xế chết tại chổ, 22 người bị thương  
Vụ tai nạn giao thông sáng ngày 25/7/2011 trên QL1A (đoạn đi qua thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) khiến 2 người chết tại chổ và 6 người khác bị thương nặng 

File đính kèm:

  • docNghị luận xã hội về an toàn giao thông.doc