Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo nhằm nâng cao kết quả học tập phần văn học dân gian cho học sinh lớp 10

1. Hiện trạng

 Kết quả học phần Văn học dân gian của học sinh lớp 10 trường THPT A còn thấp.

Nguyên nhân và lựa chọn nguyên nhân - Nhiều hs chưa có PP học phù hợp với đặc trưng bộ môn.

- HS lười soạn bài, sao chép bài của bạn.

- HS không có thói quen đọc kỹ VB trước khi soạn bài, lên lớp.

- PPDH của GV chưa phát huy tính tích cực của HS.

 

doc6 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo nhằm nâng cao kết quả học tập phần văn học dân gian cho học sinh lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i chứng, lớp 10A2 làm nhóm thực nghiệm. 
- Thực nghiệm dạy bằng phương pháp đọc sáng tạo trong thời gian 2 tháng của HKI.
- Lấy kết quả bài kiểm tra giữa HKI làm kiểm tra sau tác động đối với nhóm thực nghiệm (lớp 10A2) 
5. Đo lường
1- Thiết kế công cụ đo:
1.1. Tạo 6 câu hỏi trước tác động
- Kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo (Kiểm tra trên một nhóm học sinh, chấm điểm, dùng phương pháp chia đôi dữ liệu, tính rhh và Rsb
1.2. Tạo 6 câu hỏi sau tác động
- Kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo(tương tự như đã làm với công cụ đo trước tác động)
2. Kiểm tra tính tương đương của 2 nhóm ĐC và TN
- Dùng phép kiểm tra T-test độc lập.Ta tính được p=0.18 > 0.05 => sự chênh lệch điểm số TB của 2 nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa. Vậy 2 nhóm tương đương.
3. Tác động
3.1. Thời gian: 2 tháng
3.2. Đối tượng: học sinh lớp 10A2
4. Đo lường
4.1. Độ tin cậy:
rhh = 0.9
Rsb= 1 > 0.7 -> có độ tin cậy cao
4.2. Độ giá trị 
Thực hiện tính độ tương quan giữa kết quả học tập môn Văn đầu năm với kết quả sau tác động rhh=1 -> có độ giá trị cao.
6. Phân tích dữ liệu
1. Mô tả dữ liệu
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Trước TĐ
Sau TĐ
Trước TĐ
Sau TĐ
Mốt
51
71
44
49
Trung vị
49
71
50
50
Giá trị TB
48.60
69.53
50.13
50.8
Độ lệch chuẩn
4.79
6.20
4.22
4.459
P
0.18
0.00
SMD
-0.36
4.20
2. So sánh
Từ bảng mô tả trên, ta thấy kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p=0.0000000004 -> sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm TN và nhóm ĐC có ý nghĩa (do tác động chứ không do ngẫu nhiên)
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = 4.2. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của PP đọc sáng tạo đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
3. Liên hệ dữ liệu
Mối tương quan dữ liệu
Nhóm TN
Nhóm ĐC
r
AH
r
AH
Trước tác động - Sau tác động
0.6
Lớn
0.9
Gần hoàn toàn
7. Kết quả
Giả thuyết của đề tài: “Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo nhằm nâng cao kết quả học tập phần văn học dân gian cho học sinh lớp 10 trường THPT.A.” đã được kiểm chứng.
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
 Tên đề tài:
Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo nhằm nâng cao kết quả học tập phần văn học dân gian cho học sinh lớp 10 trường THPT.A.
 Nhóm nghiên cứu:
1. Bùi Ngọc Nhân – Phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Quảng Bình.
2. Lê Thủy Thạch – Phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Quảng Bình.
3. Phan Thanh Bình – Phòng GDTH, Sở GD&ĐT Quảng Bình.
4. Dương Thị Lệ Giang – Trường THPT Đồng Hới.
 Tổ chức: SGD&ĐT Quảng Bình.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
*Đổi mới phương pháp dạy học Văn nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học nói chung trong những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Thực tế nhiều học sinh ban cơ bản Trường THPT.A. còn lúng túng khi xác định phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập chưa cao. 
*Giải pháp của chúng tôi là sử dụng phương pháp đọc sáng tạo ứng dụng cho học phần VHDG như một sự nhấn mạnh tính khả thi của phương pháp này trong việc nâng cao chất lượng học phần VHDG cho học sinh. 
*Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 10 ban cơ bản trường THPT A. Lớp 10A1 là lớp đối chứng và 10A2 là lớp thực nghiệm . Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài VHDG trong chương trình. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 69.5; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 50.8. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp đọc sáng tạo làm nâng cao kết quả học tập các bài VHDG trong chương trình môn văn lớp 10 trường THPT A. 
GIỚI THIỆU
Tại trường THPT.A. học sinh còn lúng túng khi xác định phương pháp học tập cho mình vì thế lười soạn bài, sao chép bài của bạn. Lên lớp, giáo viên chưa thật sự chú ý định hướng phương pháp học tập cho học sinh, chưa chú ý lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng từng thể loại. Vì thế, kỹ năng phân tích cũng như sự sáng tạo trong cảm thụ văn học của các em vẫn chưa cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp đọc sáng tạo nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Giải pháp thay thế: Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
Phương pháp đọc sáng tạo không phải là phương pháp mới mẻ trong hệ thống phương pháp dạy học Văn song trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa ý thức vận dụng đúng mực phương pháp này trong quá trình phân tích tác phẩm.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng phương pháp đọc sáng tạo khi phân tích tác phẩm. Từ đó, định hướng cho học sinh vận dụng để cảm thụ tác phẩm, truyền cho các em niềm say mê khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp đọc sáng tạo có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 10 trường THPT.A. không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, Phương pháp đọc sáng tạo có nâng cao kết quả học tập phần VHDG cho học sinh lớp 10 trường THPT.
PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 trường THPT A (tương đương nhau về tỷ lệ giới tính, trình độ, ý thức học tập).
- Về phía giáo viên: là giáo viên giỏi cấp tỉnh, cùng dạy lớp 10A1, !0A2, có trách nhiệm và nhiệt tình trong giảng dạy.
b.Thiết kế: thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương.
- Chọn 2 lớp học theo chương trình cơ bản 10A1 và 10A2. Lớp 10A1 làm nhóm đối chứng, lớp 10A2 làm nhóm thực nghiệm. 
- Ra một đề kiểm tra mới làm bài kiểm tra trước tác động 
- Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình có sự khác nhau do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệc giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
- Kết quả: 
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
50.8
69.5
p =
0.44
p=0.44 > 0.05. Từ đó, ta thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Vậy, hai nhóm tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm 
O1
PP đọc sáng tạo
O3
Đối chứng
O2
Không sử dụng PP đọc sáng tạo
O4
ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Ở lớp đối chứng: Thiết kế bài học không sử dụng phương pháp đọc sáng tạo khi tìm hiểu tác phẩm VHDG.
- Ở lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng phương pháp đọc sáng tạo khi tìm hiểu tác phẩm VHDG.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
	Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan trong 02 tháng. 
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra số 1
	Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra giữa học kỳ 
Bài kiểm tra sau tác động gồm 6 câu hỏi trong đó có 4 câu kiểm tra kiến thức cơ bản và 2 câu tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). 
Sau đó nhóm nghiên cứu tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Trước TĐ
Sau TĐ
Trước TĐ
Sau TĐ
Mốt
45
71
44
49
Trung vị
50
71
50
50
Giá trị TB
50.4
69.5
50.1
50.8
Độ lệch chuẩn
4.9
6.2
4.2
4.5
p
0.44
4e-10
SMD
0.063
4.20
r
0.4
0.9
Từ bảng mô tả trên, ta thấy kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p=0.0000000004. Do đó sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm TN và nhóm ĐC có ý nghĩa (do tác động chứ không do ngẫu nhiên)
Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = 4.2. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của PP đọc sáng tạo đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Mối tương quan dữ liệu
Nhóm TN
Nhóm ĐC
r
AH
r
AH
Trước tác động - Sau tác động
0.4
Trung bình
0.9
Gần hoàn toàn
BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 69.53. Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 50.8. Độ chênh lệch điểm TBC giữa hai nhóm là 18.73. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.000000004< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
* Hạn chế: 
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đọc sáng tạo đối với học sinh lớp 10 là một giải pháp tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải kiên trì, biết phối hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác và sử lí một cách tinh tế các nguồn thông tin trên mạng Internet để thiết kế bài học hợp lí.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
* Kết luận:
 Việc sử dụng phương pháp đọc sáng tạo cho học sinh lớp 10 thay thế cho các phương pháp đọc hiểu khác đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 
* Kiến nghị:
Với SGD: Tổ chức những cuộc hội thảo đổi kinh nghiệm giảng dạy.
Với BGH nhà trường, tổ chức giao lưu giữa các trường trong địa bàn thành phố tạo điều kiện để giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn lớp 10 Ban cơ bản – NXB GD 2007
2. SGV Ngữ văn lớp10 Ban cơ bản – NXB GD 2007
3. Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.

File đính kèm:

  • docBT NC khoa hoc su pham ung dung. QUANG BINH,giang.doc
Bài giảng liên quan