Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Thực hành thí nghiệm trong dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh trong chương điện ly hóa học lớp 11 (Ban KHCB)

 Hóa học là một trong các môn thuộc môn khoa học tự nhiên, học tốt hóa học không chỉ đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông mà còn là điều kiện tốt để học sinh thi vào các trường Đại học, cao đẳng khối A, B. Thực tế hiện nay, đa số giáo viên các trường THPT thường tập trung về việc dạy lý thuyết hơn thực hành. Việc thực hành không chỉ giúp cho người học củng cố kiến thức mà còn khắc sâu kiến thức và nhớ bài lâu hơn. Riêng đối với chương điện ly việc thực hành thí nghiệm giúp cho học sinh biết được chất tan và chất không tan, màu, dạng của chất kết tủa, thao tác kĩ thuật trong thực hành thí nghiệm, vận dụng các kiến thức đã thực hành thí nghiệm vào chương trình tiếp theo và trong cuộc sống.

doc4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Thực hành thí nghiệm trong dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh trong chương điện ly hóa học lớp 11 (Ban KHCB), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NCKHSPƯD
Đề tài:
Thực hành thí nghiệm trong dạy học để nâng cao kết quả học tập của học sinh trong chương điện ly hóa học lớp 11 (Ban KHCB)
Nhóm nghiên cứu: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương
Nguyễn Hồng Sáng
Phan Duy Quan
Lê Đức Nguyên
Lê Thị Hiền
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 
	Hóa học là một trong các môn thuộc môn khoa học tự nhiên, học tốt hóa học không chỉ đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông mà còn là điều kiện tốt để học sinh thi vào các trường Đại học, cao đẳng khối A, B. Thực tế hiện nay, đa số giáo viên các trường THPT thường tập trung về việc dạy lý thuyết hơn thực hành. Việc thực hành không chỉ giúp cho người học củng cố kiến thức mà còn khắc sâu kiến thức và nhớ bài lâu hơn. Riêng đối với chương điện ly việc thực hành thí nghiệm giúp cho học sinh biết được chất tan và chất không tan, màu, dạng của chất kết tủa, thao tác kĩ thuật trong thực hành thí nghiệm, vận dụng các kiến thức đã thực hành thí nghiệm vào chương trình tiếp theo và trong cuộc sống. 
	Giải pháp của chúng tôi thực hiện đề tài là các loại hóa chất cần thiết,dụng cụ thực hành và phòng thí nghiệm.
	Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 11A1 và 11A2 (Ban KHCB) trường Trung học phổ thông Trần văn Ơn huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Lớp 11A1 là thực nghiệm và 11A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế bằng 4 tiết thực hành thí nghiệm.
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,1; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,2. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,00002 (P < 0,05) có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng thực hành thí nghiệm trong dạy học có nâng cao kết quả học tập của học sinh trong chương điện ly hóa học lớp 11 (Ban KHCB)
GIỚI THIỆU
	Việc dạy học lý thuyết suôn chỉ giúp cho học sinh có kiến thức về các chất tan và không tan để viết phương trình điện ly, phương trình ion, ion thu gọn nhưng không giúp cho học sinh khắc sâu được chất nào là chất kết tủa, màu sắc và độ kết tủa của nó như thế nào.....
	Thực tế hiện nay tại trường THPT Trần Văn Ơn chưa có phòng chức năng để thực hành thí nghiệm giáo viên chỉ dạy lý thuyết suôn, học sinh nhận biết chất kết tủa, màu sắc trên phương trình phản ứng nên rất khó khăn trong việc viết phương trình, nhận biết các chất dung dịch, cũng như kỹ năng giải toán.
Giải pháp thay thế:
	Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này giúp cho học sinh khắc phục được những thiếu sót trên, đồng thời nâng cao được kết quả học tập chương điện ly và các kiến thức học tập sau này.
Về vấn đề Thực hành thí nghiệm trong dạy học hóa học để nâng cao kết quả học tập của học sinh đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. ....
Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa THTN vào dạy và học.
Vấn đề nghiên cứu: Thực hành thí nghiệm hóa học lớp 11 chương điện ly có nâng cao kết quả học tập chương điện ly của học sinh lớp 11 không?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, thực hành thí nghiệm chương điện ly hóa học lớp 11 có nâng cao kết quả học tập chương điện ly của học sinh lớp 11.
PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi chọn trường THPT Trần Văn Ơn, vì trường này sẽ được cung cấp trang thiết bị cho các phòng chức năng trong học kỳ II năm học 2009 – 2010.
* Giáo viên:
Cô giáo giảng dạy hai lớp 11 A1 và A2 có 12 năm tuổi nghề và 3 năm là giáo viên giỏi cấp tỉnh, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm
	* Học sinh: hai lớp có kết quả học tập tương đương nhau.
b. Thiết kế 
Sau khi học xong 6 tiết lý thuyết chương trình điện ly, cho học sinh 2 lớp 11 A1 và 11A2 làm bài kiểm tra 1 tiết (cùng đề KT, bài KT trước TĐ)
	 Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 Đối chứng
Thực nghiệm 
TBC
5,9
6,3 
p =
0,07
p = 0,07 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
	Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 1).
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu 
Thông qua 2 tiết thực hành TN (cho 11A1 tiến hành TN)
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm 
O1
Tiến hành THTN
O3
Đối chứng
O2
Không có
O4
ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
 c. Quy trình nghiên cứu
	 * Tiến hành dạy thực nghiệm:
	Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết.
	Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi lớp 11A1 tiến hành TN. Cho 2 lớp làm bài KT 1 tiết.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
7,2
8,1
Độ lệch chuẩn
0,9
0,8
Giá trị P của T- test
0,00002
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,37
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00002, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =( 8,1- 7,2)/0,9 = 0,37. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có thực hành thí nghiệm đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là nhỏ.
Giả thuyết của đề tài “Việc Thực hành thí nghiệm trong dạy học trong chương điện ly hóa học lớp 11 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng.
BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,1, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,2. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,8; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,37. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là nhỏ. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p =0.00002 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
* Hạn chế: 
Để thực hiện được thực hành thí nghiệm nhà trường phải có đầy đủ phòng chức năng, đầy đủ hóa chất và dụng cụ thí nghiệm; giáo viên phải có kỹ năng về các thao tác thực hành thí nghiệm và chỉ cho học sinh những kinh nghiệm thực hành
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
* Kết luận:
 	Việc Thực hành thí nghiệm trong dạy học trong chương điện ly hóa học lớp 11 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh.
* Kiến nghị
	Đối với tỉnh: cần đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết cho các trường THPT theo hướng đạt chuẩn.
	Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.
	Chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ để nâng cao kết quả học tập môn hóa học cho học sinh.

File đính kèm:

  • docbaocaodoan binhduong.doc
  • xlsbang diem - bd.xls
  • docmaukehoach_binhduong.doc