Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết tiếng Pháp cho học sinh lớp 10

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

 Nguồn học sinh học Tiếng Pháp ở thành phố Cần Thơ không nhiều nên cũng đã tác động ít nhiều đến chất lượng đầu vào ở cấp THPT. Các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) về ngoại ngữ của các em còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến khả năng theo học chương trình môn học ở lớp 10.

 Giải pháp của chúng tôi là xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp phù hợp nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức ngữ pháp và qua đó hoàn thiện hơn về kỹ năng viết khi học tiếng Pháp.

 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên của lớp 10P thuộc trường THPT Châu Văn Liêm.

doc6 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết tiếng Pháp cho học sinh lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẦN THƠ
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NGỮ PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG PHÁP
cho học sinh lớp 10, Trường THPT Châu Văn Liêm - Cần Thơ
	Lê Thanh Long	Sở Giáo dục & Đào tạo Cần Thơ
	Lê Di Thanh	Trường THPT Châu Văn Liêm
	Trần Thành Nhơn	Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
	Nguyễn Văn Bắc	Trường THPT Phan Ngọc Hiển
 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 
	Nguồn học sinh học Tiếng Pháp ở thành phố Cần Thơ không nhiều nên cũng đã tác động ít nhiều đến chất lượng đầu vào ở cấp THPT. Các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) về ngoại ngữ của các em còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến khả năng theo học chương trình môn học ở lớp 10.
	Giải pháp của chúng tôi là xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp phù hợp nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức ngữ pháp và qua đó hoàn thiện hơn về kỹ năng viết khi học tiếng Pháp.
	Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên của lớp 10P thuộc trường THPT Châu Văn Liêm. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế trong 5 tuần (từ tuần 3 đến tuần 7) của năm học. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kỹ năng viết của học sinh: nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 11,52; điểm bài kiểm tra của nhóm đối chứng là 8,61. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05, như vậy có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của hai nhóm. Điều đó chứng minh rằng việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp đã giúp học sinh lớp 10P hoàn thiện hơn về kỹ năng viết tiếng Pháp.
GIỚI THIỆU
	Qua việc khảo sát tình hình học môn tiếng Pháp tại lớp 10P trường THPT Châu Văn Liêm, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh theo học chương trình Tiếng Pháp lớp 10 rất khó khăn, những hạn chế về kỹ năng cơ bản mà đặc biệt là kỹ năng viết đã khiến học sinh không đáp ứng nổi các yêu cầu của chương trình.
	Giải pháp thay thế: Xây dựng hệ thống bài tập ngữ pháp phù hợp với trình độ tiếp thu hiện tại của học sinh, đưa vào sử dụng trong các tiết phụ đạo giúp học sinh cải thiện kỹ năng viết.
	Vấn đề nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp có làm tăng kỹ năng viết tiếng Pháp của học sinh hay không?
	Giả thuyết nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp sẽ làm tăng kỹ năng viết tiếng Pháp của học sinh lớp 10P trường THPT Châu Văn Liêm.
PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
	Trường THPT Châu Văn Liêm là trường học hai buổi nên rất thuận lợi cho việc tổ chức dạy thực nghiệm.
Lớp 10P được chia thành hai nhóm ngẫu nhiên có kiểm tra sự tương đương về kết quả học tập:
Nhóm
Tổng số
Nam
Nữ
Thực nghiệm 
25
12
13
Đối chứng
28
15
13
b. Thiết kế
	Do giáo viên dạy nắm rõ tình hình học tập của học sinh nên việc kiểm tra trước tác động là không cần thiết. Từ lý do trên nên chúng tôi đã chọn dạng thiết kế thứ 4 đó là chỉ kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên.
Nhóm
Tác động
KT sau tác động
Thực nghiệm 
Sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp
O1
Đối chứng
Không sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp
O2
	Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên: thiết kế hệ thống bài tập ngữ pháp.
* Tiến hành thực nghiệm: Do nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng học cùng một lớp và để bảo đảm tính khách quan nên việc thực nghiệm được tiến hành vào các tiết phụ đạo buổi chiều. Với nhóm thực nghiệm: trong giờ học sẽ lồng ghép các bài tập trong hệ thống bài tập ngữ pháp đã thiết kế. Với nhóm đối chứng: dạy bình thường, không lồng ghép các bài tập ngữ pháp dành riêng cho nhóm thực nghiệm. Việc thực nghiệm sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 5 tuần (từ tuần 3 đến tuần 7) của học kỳ 1.
d. Đo lường
	* Bài kiểm tra sau tác động được thiết kế như sau: 
- Mục tiêu: thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu.
- Nội dung: gồm 5 phần, mỗi phần có hai bài tập nhỏ, dạng và độ khó của hai bài tập này là tương đương. 
- Thang điểm được thiết kế theo 3 mức độ trả lời cho mỗi câu hỏi:
Điểm 
0
1
2
Câu thứ n
Sai hoàn toàn
Đúng một ý
Đúng hoàn toàn
	* Việc tổ chức kiểm tra được tiến hành đồng thời cho hai nhóm tại hai địa điểm khác nhau. Việc chấm bài do hai giáo viên chấm độc lập theo đáp án thống nhất.
	* Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chia đôi dữ liệu và áp dụng công thức Spearman-Brown. Kết quả cụ thể như sau: 
- Với nhóm thực nghiệm: = 0,97 > 0,7
- Với nhóm đối chứng: = 0,91 > 0,7
Kết quả này cho phép chúng ta khẳng định độ tin cậy của dữ liệu thu được.
* Để kiểm chứng độ giá trị nội dung, chúng tôi đã yêu cầu hai GV tiếng Pháp cùng tổ chuyên môn góp ý cho đề kiểm tra và đáp án, tham gia vào quá trình coi và chấm kiểm tra.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
	* So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Nhóm
Số học sinh
Giá trị TB
Độ lệch chuẩn
Thực nghiệm 
25
11,52
5,35
Đối chứng
28
8,61
4,26
	Biểu đồ so sánh:
	* Số liệu thống kê:
Thực nghiệm
Đối chứng
Giá trị TB
11,52
8,61
Độ lệch chuẩn
5,35
4,26
Giá trị p của T-Test
0,02
Chênh lệnh giá trị TB chuẩn (SMD)
0,64
	* Bàn luận:
- Chênh lệch giá trị trung bình về kết quả kiểm tra giữa hai nhóm là: 2,91. Điều này khẳng định có sự khác biệt về điểm trung bình của hai nhóm đã có sự khác biệt rõ ràng: lớp được tác động có kết quả cao hơn lớp không được tác động. Phép kiểm chứng T-Test với giá trị điểm TB của hai nhóm cho kết quả p = 0,02 < 0,05, kết quả này cho thấy sự khác biệt về điểm TB không phải là do yếu tố ngẫu nhiên mà sự khác biệt này có được là do tác động.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra giữa hai nhóm là:
SMD = 0,64. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động đối với nhóm thực nghiệm là ở mức trung bình.
	* Hạn chế:   
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	* Kết luận: 
Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập ngữ pháp cho học sinh lớp 10P của trường THPT Châu Văn Liêm đã nâng cao kỹ năng viết tiếng Pháp của các em.
* Khuyến nghị:  
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Kế hoạch nghiên cứu KHSPƯD.
Sơ đồ tư duy.
Thang đo ( đề kiểm tra, đáp án)
Xử lý số liệu thống kê. 

File đính kèm:

  • docBao_cao_NCKH.doc
  • docKe hoach_NCKH_CT.doc
  • docSo_do_tu_duy_CT.doc
  • docThang_do.doc
  • xlsXu_ly_du_lieu.xls