Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo

1. Khác với phần đông các danh nhân dưới thời phong kiến, Nguyễn Công Trứ (1778-1859) thành danh khá muộn màng. Vốn là người thông minh, hiếu học song sau nhiều lần thi trượt, phải đến năm Kỷ Mão (1819), khi đã ngoài bốn mươi tuổi, lứa tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" đã từng trải trường đời và định hình chí hướng, ông mới thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Điều đó cũng có nghĩa qua suốt bốn chục năm sống ở quê nhà, ông đã nghiệm sinh sâu sắc đời sống thôn dã, hấp thụ đầy đủ truyền thống văn hoá, bản chất và cốt cách người dân đất cổ Giang Đình. Trong cuộc đời, ông quả là con người lắm tài mà cũng nhiều tật. Cái tài của ông bộc lộ qua việc ông được thăng thưởng, trọng dùng, từng trị nhậm khắp vùng Hải Dương - Quảng Yên, Sơn - Hưng - Tuyên cho đến xứ An Giang - Hà Tiên, từng góp công khai khẩn đất hoang hoá ở các vùng Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Yên.; hoặc có khi làm việc ở Quốc sử quán và chủ khảo trường thi, có khi lại làm việc ở Bộ Binh, Bộ Hình và trực tiếp tham gia chiến trận. Còn cái "tật" thực chất chính là tài năng, bản lĩnh và cốt cách con người ông có nhiều mặt không chịu dung hoà với qui phạm lễ giáo phong kiến, thường xuyên tiềm tàng vượt lên "vòng cương toả", "vòng danh lợi". Cái việc từng được thăng thưởng đến chức Tổng đốc, Tham tri, rồi có lúc lại bị "trảm giam hậu" và bị cách chức, bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy Quảng Ngãi; qua hai mươi tám năm làm quan bị giáng chức và cách chức tới năm lần đủ thấy bản lĩnh con người cá nhân Nguyễn Công Trứ cao cường đến như thế nào(1)!

doc10 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hụng họa Kinh doãn Nguyễn công thất thập thọ, thứ vận)
(Nghe nói người muốn quay về ngọn núi Hồng,
     Lẽ nào sáu mươi chín năm qua đều là sai cả?)
(Họa bài thơ thọ bảy mươi của ông Kinh doãn họ Nguyễn)
Ở chặng cuối cuộc đời, dường như Nguyễn Công Trứ thực sự có đọc sách nhà Phật, mong tìm được niềm thích thảng nơi cửa chùa và thực sự có ý nguyện tôn tạo nhà chùa, gắn bó với sân chùa cảnh Phật. Nhà nghiên cứu Lê Thước xác định: “Năm Tự Đức thứ hai (1849), cụ vào ở một cái chùa trên núi Cảm Sơn, thuộc xã Đại Nại, gần tỉnh lỵ Hà Tĩnh bây giờ. Nguyên chùa ấy lập ra từ đời Lê nhưng trải qua bao phen gió dập mưa vùi nên đã tồi tàn cũ rích. Lúc cụ còn làm quan, mỗi khi ra Bắc kỳ đi qua đó thường lên núi du lãm, nhân có tự hẹn rằng: “Nếu ta được thỏa chí nguyện của ta thì quyết không phụ cái núi nầy”. Nên khi cụ vừa về hưu, đi qua chỗ ấy, dân xã Đại Nại nhớ lời, ra đón rước xin cụ lưu ở lại, vì thế nay cụ sửa sang chùa ấy lại mà lưu cư luôn. Thường khi các quan chức trong kinh ngoài quận đi qua về lại, ai cũng lên núi vào chùa, hỏi han thăm viếng, dấu xe chân ngựa lúc nào cũng tấp nập ở trước cửa ngoài Năm thứ tư (1851), cụ ra chơi Bắc kỳ, lúc trở về tu sửa chùa Viên Quang và chùa Trung Phu tại làng chính quán rồi nhân làm nhà bên cạnh chùa mà ở”(5)
4. Trong sáng tác của nhà nho Nguyễn Công Trứ cũng thấy thấp thoáng một vài câu chữ ít nhiều liên quan đến Phật giáo:Phật, Di đà, Như Lai, kiếp,  duyên, tiền duyên, chùa, tiếng chuông Và cũng thấp thoáng trong thơ Nguyễn Công Trứ là những cảm nhận về cuộc đời qua nhanh, về nỗi “Đời người thấm thoát”, về những bâng khuâng “Lúc về già”, về tâm trạng khi “Thoát vòng danh lợi” và đến bản tổng kết “Bảy mươi tuổi tự thọ”, ông mới thực sự trải nghiệm qui luật cuộc sống và ngộ ra cái điều hữu lý “sắc sắc không không” trong cốt lõi tinh thần nhà Phật và bừng tỉnh như Nguyễn Gia Thiều: Bả vinh hoa lừa gã công khanh (Cung oán ngâm khúc)... Trên tất cả, nhà nho thuần thành Nguyễn Công Trứ đã có được bài thơ Vịnh Phật thực sự độc đáo.
                 Thuyền từ một lá vơi vơi,
                 Bể trần chở biết mấy người trầm luân.
                 Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,
                 Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.
                 Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi,
                 Vớt chìm đắm đưa lên cõi tĩnh.
                 Chữ “kiến tính” cũng là “suất tính”,
                 Trong ống dòm đổ tiếng hư vô.
                 Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hỏa kỳ thư, lư kỳ cư,
                 Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.
                 Bàng y thiên lý hành tương khứ,
                 Đô tự nhân tâm tố xuất lai.
                 Bát khang trang chẳng chút chông gai,
                 Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc.
                 Trong nhật dụng sao rằng đạo khác,
                 Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.
                 Nghiệp duyên vốn tại mình ra,
                 Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.
                 Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
                 Nên mơ màng một bước một khơi.
                 Khiến cho phiền muộn Như Lai!...
Bài thơ thể hiện rõ cách cảm, cách hiểu của Nguyễn Công Trứ về Phật giáo. Trước hết, đây là cách hiểu của một người có vốn kiến văn sâu rộng, bao quát nhiều phương diện nội dung tư tưởng văn hóa, kể từ Phật học đến Nho học, Đạo học và chính Phật giáo - xã hội sử. Nội dung bài thơ không chỉ biểu cảm tư tưởng Phật giáo mà luôn mở rộng so sánh, đối sánh với các hệ phái tư tưởng khác - chủ yếu với Nho học. Điều này khiến cho sắc thái chủ thể tác giả thiên về tiếng nói của người ngoài cuộc, ngoại đạo nhận xét về Phật giáo. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Công Trứ trình bày những ý niệm cơ bản trong tư tưởng và giáo lý nhà Phật như thuyền từ (thuyền từ bi, ân đức), bể trần (bể khổ, trần cảnh, cõi trần), người trầm luân (người chìm đắm trong bể khổ), cõi tĩnh (Niết bàn), kiến tính (kiến tính thành Phật), hư vô (thực thể của vô vật, vô vi tự nhiên), bát khang trang (bát nhà chùa, nhà Phật), luân hồi (vòng sinh tử), nghiệp duyên (nhân duyên, duyên kiếp), Như Lai (chân thân Như Lai, đức Phật)
Trên cơ sở nhận thức khung cốt tư tưởng Phật giáo, nhà nho Nguyễn Công Trứ đem chiếu ứng chữ “kiến tính” với “suất tính” và cho rằng chúng có nội hàm tư tưởng, nội dung và ý nghĩa như nhau. Nói khác đi, chúng có tính tương đồng, nghĩa là “kiến tính” của Phật giáo cũng giống như “suất tính” trong Nho giáo!? Trên thực tế, “kiến tính” có nghĩa là thấy rõ được Phật tính trong mình. Sách Ngộ tính luận chép lời Bồ - đề Đạt - ma (?-528): “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật, giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”(6). Còn “suất tính” lại có nghĩa: “Cứ theo tính tự nhiên mà không cần uốn nắn, sửa đổi. Quản lĩnh được tính mình, khiến cho nguyên tính phải theo ý chí của mình”(7). Trong thực chất, “kiến tính” và “suất tính” có vẻ tương đồng về phương thức coi trọng sự hồn toàn của bản ngã nhưng lại rất khác nhau về tính mục đích: một bên hướng đến khả năng chuyển hóa về chất, hướng đến hòa đồng với tính Phật, một bên dừng lại ở tính khắc kỷ, vị kỷ, hoàn thiện chính mình. Rõ ràng hai khái niệm này có những điểm khác biệt, không thể tương đồng như nhau, khó có thể qui về một mối.
Trong tư cách nhà nho, Nguyễn Công Trứ tiếp tục đo đếm Phật giáo theo quan điểm Nho giáo, qui theo cách hiểu của Nho giáo, coi Phật cũng dựa theo Nho, đều có nguồn gốc từ “thiên lý” (lẽ trời):
                 Bàng y thiên lý hành tương khứ,
                 Đô tự nhân tâm tố xuất lai.
                 (Nương dựa theo lẽ trời mà có,
                 Đều từ trong lòng người mà ra)
Không dừng lại ở việc xác định cội nguồn và bản chất Phật giáo theo cách nhìn, cách đánh giá, cách hình dung và thước đo của nhà nho, Nguyễn Công Trứ còn tiếp tục suy diễn về giá trị nhân văn của đạo Phật “bát khang trang” và định danh, bình giá, xếp loại cũng ngang ngửa với việc bói toán của Hà Lạc (Hà đồ Lạc thư):
                 Bát khang trang chẳng chút chông gai,
                 Cùng nghiêng ngả một dòng Hà Lạc.
Cách giải thích về Phật giáo qua Nho giáo như thế có phần khá giống với định hướng/ tình trạng “nhìn Phật giáo qua khoa học” ở không ít công trình nghiên cứu Phật giáo thời hiện đại - đặc biệt rõ ở phái Tây học.
Từ điểm nhìn và thước đo Nho giáo, Nguyễn Công Trứ duy lý quan sát thấy sức mạnh trường tồn của Phật giáo bất chấp thể chế xã hội, bất chấp việc có người như Hàn Dũ (768-824) từng dâng biểu xin vua nhà Đường bỏ đạo Phật, buộc thầy chùa về làm dân, đốt sách Phật và lấy chùa làm nhà ở:
                 Kẻ muốn đem nhân kỳ nhân, hỏa kỳ thư, lư kỳ cư,
                 Song đạo thống hỏi rành rành công cứ.
Vậy mà đạo thống này vẫn được muôn người “công cứ”, tin cậy noi theo. Nguyễn Công Trứ tỉnh táo thừa nhận và ghi nhận sự thật ấy. Tuy nhiên, với cái thước đo “Trong nhật dụng sao rằng đạo khác”, ông vẫn trở lại so sánh, tính đếm giá trị bằng sự tiện ích, nhật dụng thường ngày. Hơn nữa, ngay cái cách ông nhận thức, phát hiện, khám phá, khâm phục, thán phục, đề cao khi diễn giải về “luân hồi”, “nghiệp duyên” và chữ “tâm” - “nơi vuông tấc” lòng người dường như vẫn có khoảng cách và một sự gián cách nhất định trước cõi Không:
                             Cái luân hồi chẳng ở đâu xa.
                             Nghiệp duyên vốn tại mình ra,
                             Nơi vuông tấc đủ thiên đường địa ngục.
Rút cuộc, Nguyễn Công Trứ thừa nhận căn trần còn nặng, còn mơ hồ, còn nhiều lầm lạc và đích đến cõi Phật Như Lai còn xa vời phía trước:
                             Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
                             Nên mơ màng một bước một khơi.
                             Khiến cho phiền muộn Như Lai!...
Với một nhà nho hành đạo ngang tàng như Nguyễn Công Trứ, chỉ nội một việc hồi thú, hồi đầu, hồi hướng “đáo bỉ ngạn” cũng chứng tỏ sức hấp dẫn của tư tưởng Phật giáo. Nguyễn Công Trứ đã gắn bó gần trọn cuộc đời với cửa Khổng sân Trình và con đường quan chức, ông chỉ có thể đến với nguồn sáng Phật giáo bằng tất cả vốn tri thức và những giới hạn thực có của mình.
5. Lời kết
Cuộc đời nhà nho Nguyễn Công Trứ là cả một sự nối tiếp những tháng năm dấn thân, nhập cuộc không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, trên từng chặng đường đời và đến cuối cuộc đời, ông vẫn phải nhìn lại, tính đếm lại, tổng kết lại tháng năm quá khứ. Chính những thời khắc đó đã cho phép ông có được cách đánh giá, hình dung về cõi đời và kiếp người thông kênh với quan niệm Phật giáo. Nguyễn Công Trứ căn bản là nhà nho hành đạo nhưng hiện tượng “dĩ Nho nhập Thích” ở ông càng soi sáng thêm giá trị nhân văn và chiều sâu minh triết Phật giáo, khả năng hòa giải, dung nạp của Phật giáo đối với các nguồn sáng tư tưởng khác. Đặt trong thế ứng xử với Phật giáo, hiện tượng nhà nho Nguyễn Công Trứ tiếp tục khẳng định tính qui luật của đời sống tinh thần trong thế kỷ XIX, xu thế vừa phân hóa vừa đan xen, giao hòa giữa các hệ phái tư tưởng, đặc biệt giữa Nho giáo và Phật giáo
Hà Nội, tháng 11 - 2008
______________
(1) Tham khảo Nguyễn Hữu Sơn: Nguyễn Công Trứ - “Phải có danh gì với núi sông”. Văn hóa nghệ thuật, số 10-2000. In lại trong Văn học trung đại Việt Nam - Quan niệm con người và tiến trình phát triển. Nxb. Khoa học xã hội, H, 2005, tr.345-360.
(2) Thơ văn Nguyễn Công Trứ (Trương Chính biên soạn và giới thiệu). Nxb. Văn học, H, 1983, 168 trang. Các trích dẫn thơ văn trong bài đều theo sách này.
(3) Trương Tửu: Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ. Nxb. Hàn Thuyên, H, 1943. Tuyển in trong Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu, phê bình (Nguyễn Hữu Sơn - Trịnh Bá Đĩnh sưu tầm, biên soạn). Nxb. Lao động, H, 2007, tr.676.
(4) Trương Chính: Lời giới thiệu, trong sách Thơ văn Nguyễn Công Trứ. Nxb. Văn học, H, 1983, tr.39.
(5) Lê Thước: Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Nhà sách Mạc Đình Tư Xb, H, 1928, tr.22-23.
(6) Dẫn theo Từ điển Phật học Hán Việt, Tập I (Kim Cương Tử chủ biên). Phân viện Nghiên cứu Phật học Xb, H, 1992, tr.683.
(7) Đào Duy Anh: Hán - Việt từ điển giản yếu. In lần thứ ba. Trường Thi Xb, Sài Gòn, 1957, tr.206

File đính kèm:

  • docNha Nho Nguyen Cong Tru voi Phat giao.doc
Bài giảng liên quan