Những nội dung bộ luật lao động năm 2012

Bộ luật Lao động năm 2012

có hiệu lực thi hành ngày 01/5/2013 gồm 17 chương và 242 điều.

So với Bộ luật Lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006 và 2007, Bộ luật Lao động năm 2012 có nhiều điểm mới

 

ppt48 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những nội dung bộ luật lao động năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 vật chất.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtTrước khi ban hành nội quy lao động, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.NQLĐ phải thông báo đến từng NLĐ và được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.Điều 120. Đăng ký nội quy lao động.Người SDLĐ phải đăng ký NQLĐ tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động người SDLĐ phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận HS đăng ký NQLĐ, nếu NQLĐ có quy định trái pháp luật thì cơ quan QLNN vế lao động cấp tỉnh hướng dẫn sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 121 Hồ sơ đăng ký nội quy lao động.Văn bản đề nghị đăng ký NQLĐ;Các văn bản của NSDLĐ có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;Biên bản họp góp ý của tổ chức đại điện tập thể lao động tại nơi làm việc;Bản nội quy lao động.Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động.	NQLĐ có hiệu sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhận được hồ sơ. Trừ trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động.	1- Việc xử lý KLLĐ được quy định như sau:NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ; Phải có sự tham gia của đại diện tập thể lao động tại nơi làm việc;NLĐ phải có mặt và có quyền bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trường hợp dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi bằng biên bản;	2- Không được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với 1 hành vi vi phạm kỷ luật lao động.	3- Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtKhông được kỷ luật lao động đối với người lao động trong thời gian sau đây:Nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;Đang bị tạm giam, tạm giữ;Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126;Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, người LĐ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 	5 - Không kỷ lật LĐ đối với NLĐ vi phạm kỷ luật LĐ trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 124. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.Tối đa 06 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm; trường hợp phức tạp có liên quan đến tài chính, tiết lộ bí mật công nghệ . . . tối đa là 12 tháng.Khi hết thời gian quy định tại các điểm a,b, c khoản 4, Điều 123 (ốm, tạm giam, chờ kết quả điều tra), nếu còn thời hiệu thì NSDLĐ tiến hành xử lý KLLĐ ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thêm 60 ngày kể từ ngày hết hạn.	Khi hết thời gian quy định tại các điểm d khoản 4 Điều 123 (nữ có thai, nuôi con dưới 12 tháng), mà thời hiệu xử lý KLLĐ đã hết thì được kéo dài thời hiệu không quá 60 ngày kể từ ngày hết gian nêu trên.3.	Quyết định xử lý KLLĐ phải được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động.Khiển trách ( đối với NLĐ vi phạm lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ, không gây hậu quả nghiêm trọng)Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức. Sa thảiKỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 126. Áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. 	Chỉ được sử lý kỷ luật sa thải trong các trường hợp sau đây:Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ.NLĐ bị sử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 127. Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động. NLĐ bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị KLLĐ kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật. Trường hợp cách chức sau 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm thì không bị coi là tái phạm.NLĐ bị KLLĐ kéo dài thời hạn nâng lương, sau khi chấp hành ½ thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được NSDLĐ xét giảm thời hạn.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 128 Những quy định cấm khi xử lý KLLĐ.-Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ-Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương-Xử lý KLLĐ đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chấtĐiều 129 Tạm đình chỉ công việc. NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy nếu để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.Thời hạn tạm đình chỉ không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày, NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương. Hết thời hạn tạm đình chỉ người SDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc.Trường hợp NLĐ bị xử lý KLLĐ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.Trường hợp NLĐ không bị xử lý KLLĐ thì được NSDLĐ trả đủ tiền lương cho thời gian bị đình chỉ công việc.Trách nhiệm vật chấtĐiều 130. Bồi thường thiệt hại.NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của DN thì phải bồi thường về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ xuất với giá trị không quá 10 tháng tiền lương tối thiểu vùng , thì NLĐ phải bồi thường nhiều nhất 03 tháng lương và khấu trừ dần vào lương (không quá 30% TL tháng).NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do DN giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ tài sản theo giá thị trường, trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bối thường theo HĐTN, trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.Trách nhiệm vật chấtĐiều 131. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại.Phải căn cứ vào lỗi. mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của NLĐTrình tự thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại được áp dụng như trình tự thủ tục kỷ luật lao động (Điều 123, 124).Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.	Người bị xử lý KLLĐ, bị tạm đình chỉ công việc hoặc bồi thường vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người SDLĐ, cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.Giải quyết tranh chấp lao độngThẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:1- Hòa giải viên lao động.2- Tòa án nhân dân.Đối với tranh chấp lao động cá nhân : trước khi yêu cầu tòa án giải quyết phải thông qua thủ tục hòa giải của HGV lao động, trừ các trường hợp quy định ở khoản 1, Điều 201 Bộ LLĐ gồm: Về xử lý KLLĐ sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ;Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ;Giữa người giúp việc gia đình và người SDLĐ;Về BHXH, BHYT;Về bồi thương thiệt hại đối với doanh nghiệp đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết TCLĐ cá nhân là 01 năm, yêu cầu hòa giải viên lao động là 06 tháng.Giải quyết tranh chấp lao độngThẩm quyền giải quyết TCLĐTT.1- TCLĐTT về quyền:Hòa giải viên lao động.Chủ tịch UBND cấp huyện.Tòa án nhân dân.2- TCLĐTT về lợi ích:Hòa giải viên lao động.Hội đồng trọng tài lao động. Thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐTT là 01 nămĐình công và giải quyết đình côngĐiều 209. Đình côngĐình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhăm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quết tranh chấp lao động.Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các TCLĐ tập thể về lợi ích sau thời gian quy định tại Điều 206.Điều 210. Tổ chức và lãnh đạo đình công.	- Ở nơi có công đoàn thì do công đoàn tổ chức.	- Nơi không có thì do công đoàn cấp trên.Điều 211. Trình tự đình công.Lấy ý kiến tập thể.Ra quyết định đình công.Tiến hành đình công.Đình công và giải quyết đình côngĐiều 215. Những trừơng hợp đình công bất hợp pháp.Không phát sinh từ TCLĐ tập thể về lợi íchTổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công.Khi vụ việc TCLĐ tập thể chưa hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động.Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.Đình công và giải quyết đình côngĐiều 218. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của NLĐ trong thời gian đình công.NLĐ không tham gia nhưng phải ngừng việc thì được trả lương ngừng việc theo khoản 2, Điều 98 Bộ luật lao động và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động.NLĐ tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.XÉT TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNGĐiều 233, Xủ lý vi phạm.Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. Trường hợp đình công bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người SDLĐ thì tổ chức lãnh đạo đình công phải bối thường.Người lợi dụng đình công để gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại tài sản của người SDLĐ; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công thì tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thi phải bồi thường. CHÂN THÀNH CẢM ƠN

File đính kèm:

  • pptBAI GIANG LOP CAN BO QUAN LY NGANH GIAO DUCppt.ppt
Bài giảng liên quan