Những vấn đề chung về môi trường

Theo UNESCO, môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động, đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thoả mãn những nhu cầu của con người.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề chung về môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i công dân về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ rừng.* Công dân: Phải xây dựng ý thức về bảo vệ rừng, tích cực tham gia vào các chiến dịch trồng rừng.II. Ô nhiễm nước ngọt: Khối lượng nước tự do trên Trái Đất khoảng trên 1,4 tỉ km3, trong đó nước ngọt khoảng hơn 3% và trong số 3% này lại có khoảng 77% ở dạng đóng băng. Thực tế, lượng nước đóng vai trò bảo tồn sự sống chỉ chiếm trên khoảng 200000km3 (tức là khoảng 1/7000 tổng lượng nước) Ở nước ta, lượng nước bình quân đầu người khoảng 17 000km3/ năm, gấp 3 lần so với bình quân đầu người trên thế giới. Tuy nhiên, hệ số khai thác mới chỉ khoảng vài %, chủ yếu là phục vụ nông nghiệp. Lượng mưa ở nước ta tương đối lớn (1800 - 2000mm), phân bố không đều và tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa.1. Tài nguyên nước:2. Hiện trạng sử dụng nước:Nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng lớn, bắt nguồn từ:- Sự khẩn hoang và khai phá nông nghiệp.- Sinh hoạt và thuỷ lợi.- Quá trình đô thị hoá kéo theo các vấn đề khai thác, đặc biệt là khai nước ngầm đã phá vỡ cân bằng sẵn có giữa nước ngầm và nước bề mặt.- Các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp làm nhiễm bẩn nước sông, hồ, nước ngầm.- Nhu cầu về nước thay đổi ở từng nơi, nhưng trung bình 10% tổng lượng nước dành cho sinh hoạt, 40% cho công nghiệp, còn lại nhu cầu của nông nghiệp là chủ yếu3. Sự ô nhiễm nguồn nước:- Ô nhiễm nước: Các sản phẩm phế thải được đưa vào nước, làm ảnh hưởng xấu đến giá trị sử dụng của nước, cân bằng sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và nước bị ô nhiễm.- Các dạng ô nhiễm nước: + Ô nhiễm hoá học+ Ô nhiễm vật lý.+ Ô nhiễm sinh - lý học.+ Ô nhiễm sinh học4. Những giải pháp bảo vệ nước: - Có bộ máy nhà nước quản lý và bảo vệ nguồn nước.- Tăng cường nhận thức về môi trường cho cộng đồng, làm cho mọi người nhân thức được ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm nguồn nước đến đời sống của chính bản thân họ.- Phải bảo vệ lớp phủ thực vật.- Xây dựng các hồ, đập chứa nước nhằm điều chỉnh dòng chảy của các sông.- Chống ô nhiễm nguồn nước, tái sử dụng nước thải.- Có những biện pháp tách nước thải nhiễm bẩn ra khỏi nguồn nước cung cấp và sử dụng nhiều phương pháp xử lý trước khi thải ra nguồn nước sông hồ.III. Suy thoái và ô nhiễm đất: Hiện trạng sử dụng: - Trên thế giới: Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 149 triệu km2, đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp khoảng 12,6%, diện tích đất trồng trọt chiếm khoảng 15 triệu km2, tức là 10% đất tự nhiên. Hàng năm đất đai bị giảm sút về số lượng và chất lượng. Đất canh tác giảm do chuyển đổi cho mục đích khác, xói mòn, rửa trôi. Hiện nay, diện tích đất bị huỷ hoại trên thế giới khoảng 16,7%.- Ở Việt Nam: Tổng diện tích đất khoảng 33 triệu ha. Đất nông nghiệp khoảng 9,4 triệu ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người năm 2001 khoảng 0,12 ha so với bình quân của thế giới là 1,2 ha/ người. Đất lâm nghiệp khoảng 10 triệu ha (30%) nhưng đang giảm rất nhanh. Đất chuyên dùng khoảng 5% diện tích, còn lại là đất hoang hoá. 3. Nguyên nhân ô nhiễm đất: - Do các vi sinh vật gây bệnh.- Do các chất hoá học: chất thải công nghiệp, chất phóng xạ, các hoá chất được sử dụng trong các cuộc chiến tranh, các chất hoá học sử dụng trong hoạt động nông nghiệp. 4. Những giải pháp trong công tác bảo vệ và sử dụng đất:- Quản lý đất đai bằng pháp luật, qui hoạch vùng dân cư, bảo tồn quỹ đất nông nghiệp, có chính sách khai hoang, phục hoá đất...- Chống xói mòn đất: làm ruộng bậc thang, giữ rừng đầu nguồn...- Khử mặn và chua phèn cho đất.- Chống ô nhiễm đất: xử lý chất thải, cấm đổ rác bừa bãi; sử dụng đất theo hướng sinh thái học.- Nâng cao nhận thức về bảo vệ đất đai.IV. Ô nhiễm không khí: 1. Ô nhiễm không khí:Ô nhiễm không khí là sự làm biến đổi toàn thể hay một phần khí quyển theo hướng tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm. 2. Nguyên nhân ô nhiễm không khí: - Do thiên nhiên gây ra: gió bão cuốn theo đất, cát..; núi lửa phun; sự bốc hơi của nước biển chứa muối; xác động, thực vật phân huỷ...- Do hoạt động của con người:+ Sản xuất công nghiệp : CO 2 và các khí độc khói của các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy hoá chất và nhiệt điện.+ Hoạt động giao thông vận tải.+ Sinh hoạt và các hoạt động khác của con người.3. Hậu quả của ô nhiễm không khí: - Gây nhiều bệnh về đường hô hấp, tim mạch, mắt, da...- Gây hiệu ứng nhà kính.- Gây mưa axit.- Làm thủng tầng ôzôn.4. Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí: - Toàn cầu phải có sự hợp tác chặt chẽ, thảo luận và cam kết giảm lượng khí độc thải vào môi trường.- Có các biện pháp về kinh tế kỹ thuật và luật pháp: loại bỏ những dây chuyền cũ kỹ gây ô nhiễm và xử lý nghiêm những vi phạm.- Có chính sách giáo dục thích hợp cho mồi người hiểu được nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống trong lành của mình.V. Ô nhiễm biển và đại dương: 1. Vai trò của biển và đại dương: Diện tích biển và đại dương chiếm 71% bề mặt Trái Đất, là môi trường sống của các loài sinh vật biển; cung cấp thực phẩm quan trọng cho con người; là nơi phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản; nơi cung cấp muối, nơi nghỉ mát, bãi tắm lý tưởng; là những khu vực bảo tồn thiên nhiên; góp phần điều hoà khí hậu; cung cấp một nguồn năng lượng vô tận cho con người...	Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km, hàng năm tạo nên khoảng 40%GDP và 60% giá trị xuất khẩu cả nước, trữ lượng dầu khí khoảng 10 tỉ tấn, khí thiên nhiên khoảng 1000 tỉ tấn.2. Hiện tượng ô nhiễm biển và đại dương: - Nguồn tài nguyên biển đang bị khai thác kiệt quệ: không chỉ cá lớn mà cả cá đang sinh sản và cá con cũng bị săn bắt, nhiểu loại cá bị đe doạ tuyệt diệt.- Việc đắp đập ở các con sông lớn để làm thuỷ điện, hổ chứa nước.- Việc khai thông các rừng ngập mặn làm nơi nuôi trồng thuỷ hải sản làm phá huỷ môi trường của các loài khác, tăng cường sự xâm thực của biển.- Các cửa sông bị biến thành vịnh, cảng.- Các dòng sông đổ ra biển mang theo các chất thải từ nhiều nguồn khác nhau.- Nhiều vùng biển trở thành bãi thải hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân.3. Giải pháp: - Thực hiện tốt các công ước quốc tế về biển.- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, thường xuyên tới mọi tầng lớp dân cư về luật bảo vệ biển.- Quy hoạch tổng thể các vùng biển Việt Nam, cấm đánh bắt thuỷ, hỉa sản bằng các phương tiện có tính huỷ diệt nguồn lợi.- Thiết lập vùng bảo tồn thuỷ, hải sản trên toàn lãnh hải Việt Nam.- Xử lý tốt nước thải ở các vùng ven biển và xử lý các nguồn nước thải khác trước khi đổi ra biển.- Nghiêm cấm các cuộc thủ vũ khí hạt nhân, kiểm soát các bãi thải hạt nhân, tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử...- Thành lập các tổ chức khắc phục có hiệu quả các sự cố môi trường biển.- Khôi phục và trồng các rừng ngập mặn ven biển.VI. Ô nhiễm tiếng ồn: 1. Khái niệm tiếng ồn: Tiếng ồn là tiếng động không mong muốn hoặc tiếng động có độ dài thời gian, cường độ hoặc các tính chất khác làm nguy hiểm về tâm lý và thể chất cho con người hoặc các cơ thể sống khác (trên 90 deciBen).Ngày nay, nhiều nước áp dụng tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép ở các thành phố là 50dB 3. Một số giải pháp chống tiếng ồn:- Tiếng ồn giao thông: Kiểm soát các xe cộ đang lưu hành, dùng xe chạy điện, quản lý giao thông, hạn chế tiếng kêu của các thiết bị bay...- Tiếng ồn khu vực: Chuyển nguồn tiếng ồn cách xa dân, che chắn các nguồn gây ồn, đưa ra các điều luật về tiếng ồn...VII. Đa dạng sinh học suy giảm: 1. Định nghĩa và giá trị của đa dạng sinh học: a. Đa dạng sinh học là sự phong phú của sự sống tồn tại trên Trái Đất. Khái niệm đa dạng sinh học được hiểu theo ba khía cạnh: đa dạng về vốn gen, đa dạng về thành phần loài, đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên.b. Đa dạng sinh học có giá trị:- Các hệ sinh thái tự nhiên: rừng nhiệt đới, rừng ven biển... bảo vệ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy và các chất hoà tan...- Các hệ sinh thái tự nhiên gắn bó với nhau và với 3 quyển vô cơ tạo thành sinh quyển.- Cung cấp lương thưc, thực phẩm chi con người.- Cung cấp vật liệu khởi đầu quan trọng cho việc lựa chọn các giống vật nuôi, cây trồng mới.2. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học: a. Ở Việt Nam, chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam với các mục tiêu:- Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam.- Bảo vệ các bộ phận của đa dạng sinh học đang bị đe doạ khai thác quá mức hay bị lãng quên.- Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước. b. Việt Nam có 10% số loài cá, chim, thú của thế giới có ở Việt Nam, gần 40% số loài thực vật nước ta là những loài đặc dụng. c. Các giải pháp:- Xây dựng các chính sách và luật pháp để bảo vệ tính đa dạng sinh học.- Xây dựng và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên.- Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng chuyên canh.- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học.- Đẩy mạnh năng lực quản lý, giám sát hoạt động đánh bắt động thực vật thiên nhiên.- Tăng cường nghiên cứu khoa học, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ đa dạng sinh học.X. Dân số và môi trường: 1. Sự gia tăng dân số thế giới và Việt Nam: Tính đến năm 1999, dân số thế giới đạt đến 6 tỉ người. Trong thời gian từ 1979 - 1989, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm của thế giới là 1,7%, của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 1,75%, của các nước đang phát triển là 2,03%.Ở Việt Nam, tính đến năm 1999, dân số là trên 78 triệu người, tỷ lệ gia tăng hiện nay là 1,7% và số dân đông thứ 3 Đông Nam Á.2. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số tới tài nguyên và môi trường: - Dân số tăng nhanh làm tốc độ khai thác tài nguyên cũng tăng theo: số lượng quặng khoáng sản giảm dần và có nguy cơ cạn kiệt, diện tích bình quân theo đầu người giảm, đất nông nghiệp, rừng, ao hồ bị thu hẹp...- Sự gia tăng dân số làm huỷ hoại môi trường sống của con người: sử dụng các thuốc hoá học độc hại trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp lên đến hàng tỉ tấn mỗi năm, rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều...- Tạo ra sức ép ngày càng lớn đối với tài nguyên môi trường:đất, rừng, thuỷ sản...- Gây nên các hiểm hoạ từ thiên nhiên: lũ lụt, sa mạc hoá, thủng tầng ozon, dịch bệnh... 

File đính kèm:

  • pptGiao duc MT.ppt
Bài giảng liên quan