Ôn văn vào 10 môn Ngữ văn - Đề 11

Câu 1: (2 điểm).

Trích dẫn lại ý kiến sau đây theo hai cách: dẫn trực tiếp và gián tiếp:

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

( Hồ Chí Minh).

Câu 2: (3 điểm).

Viết bài văn ngắn, nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của tuổi trẻ.

Câu 3: (5 điểm).

Ý kiến của em về nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”

của Nguyễn Dữ./.

pdf3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn văn vào 10 môn Ngữ văn - Đề 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ÔN VĂN VÀO 10 ĐỀ 11 (Năm 2014) 
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1: (2 điểm). 
 Trích dẫn lại ý kiến sau đây theo hai cách: dẫn trực tiếp và gián tiếp: 
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. 
 ( Hồ Chí Minh). 
 Câu 2: (3 điểm). 
Viết bài văn ngắn, nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của tuổi trẻ. 
Câu 3: (5 điểm). 
Ý kiến của em về nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” 
của Nguyễn Dữ./. 
ĐÁP ÁN ÔN VĂN VÀO 10 ĐỀ 11 (Năm 2014) 
Câu Nội dung yêu cầu Điểm 
Câu 1 
(2đ) 
- Dẫn trực tiếp: Bác Hồ vĩ đại đã từng nói: “ Dân ta có một lòng 
nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. 
- Dẫn gián tiếp: Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của 
dân tộc ta đã chứng minh đầy thuyết phục cho tinh thần yêu nước 
của người dân Việt Nam như Bác Hồ đã từng nói dân ta có một lòng 
nồng nàn yêu nước và đó là truyền thống vô cùng quý báu . 
1.0 
1.0 
Câu 2 
(3đ) 
1. Hình thức: 
- Hs biết viết bài văn nghị luận xã hội ngắn về một vấn đề tư 
tưởng, đạo lí. 
- Bài viết có thể trình bày dưới dạng một hoặc nhiều đoạn 
nhưng phải đầy đủ ba phần: nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết 
thúc vấn đề. 
2. Nội dung: 
- Hiểu được con người sống cần có lí tưởng, đặc biệt là thanh 
niên. 
a. Giải thích được lí tưởng sống là gì? 
+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp. 
+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người. 
 + Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách 
mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ 
nghĩa xã hội. 
b. Vì sao con người sống cần có lí tưởng? 
 + Có lí tưởng con người có hướng phấn đấu để vươn lên. 
+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, 
giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách. 
c. Suy nghĩ về những tấm gương, những người có lí tưởng sống 
cao đẹp. 
+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp: 
- Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho cuộc cách mạng giành độc 
lập tự do cho dân tộc. 
- Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho 
công cuộc xây dựng đất nước. 
- Tuy biểu hiện khác nhau nhưng họ đều là những người biết 
sống vì hạnh phúc của con người. 
+ Nhận thức đúng đắn: 
Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống 
cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình. 
- Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
công viếc mình đang đảm đương. 
Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể 
chấp nhận được. 
* Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống cao đẹp. ( Hs liên hệ được 
thực tế). 
0.25 
Câu 3 
(5đ) 
- Đây là dạng bài nghị luận về một nhân vật văn học. Hs phải nêu ý 
kiến đánh giá của mình về nhân vật đó và phân tích, chứng minh để 
bảo vệ ý kiến của mình. 
- khi viết bài , cần đảm bảo tính cân đối giữa các phần, các đoạn có 
sự liên kết hợp lí, tự nhiên, có cảm thụ và cách trình bày riêng. 
a. Mở bài: 
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
+ Giới thiệu nhân vật Vũ Nương: nêu ý kiến: 
 Vũ Nương là một người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống 
của phụ nữ Việt Nam, nhưng cuộc đời lại vô cùng đau khổ, bi kịch. 
b. Thân bài: 
*. Vũ Nương – người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống 
của người phụ nữ Việt Nam: 
- Đẹp người, đẹp nết ( dẫn chứng phân tích). 
- Vợ hiền, dâu thảo ( dẫn chứng phân tích). 
- Hết lòng vun vén cho gia đình ( dẫn chứng phân tích). 
- Có lòng tự trọng. 
* Cuộc đời nàng đầy đau khổ, bi kịch: 
- Bị gánh chịu nỗi oan tày trời mà không sao thanh minh được. 
 - Bị đẩy đến cái chết oan khuất. 
 - Cuối cùng được giải oan nhưng khát vọng hạnh phúc giữa trần 
gian vẫn không thực hiện được 
*. Nghệ thuật: Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện hấp 
dẫn, mang đậm tính truyền kì và có tác dụng: 
- Hoàn thiện thêm vẻ đẹp của Vũ Nương: một người dù ở thế giới 
khác nhưng vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, 
phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát phục hồi danh dự. 
c. Kết bài: 
- Nhân vật Vũ Nương là người thiếu phụ thủy chung, đức hạnh vẹn 
toàn mà vô cùng bất hạnh. Với cái nhìn nhân văn sâu sắc, Nguyễn 
Dữ đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho số phận đau thương 
của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn./. 
0,5 
2.0 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
 1,5 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 

File đính kèm:

  • pdfON VAN VAO 10 DE 11 Nam 2014.pdf
Bài giảng liên quan