Phân tích Đất nước – Nguyễn Đình Thi

ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Đình Thi

I. Tri thức khái quát:

1. Nội dung tư tưởng:

 Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi mang cảm hứng về Tổ quốc. Bài thơ được triển khai trên cơ sở một hình tượng lớn thống nhất toàn tác phẩm- hình tượng Đất nước. Hình tượng này được quan sát, cảm nhận từ một điểm nhìn đặc biệt: mùa thu. Hồn thu của Nguyễn Đình Thi kế thừa và phát huy hồn thu trong thơ ca truyền thống: vừa bám chặt vào cội nguồn, vừa khoáng đạt, khoẻ khoắn trong không khí của một thời đại đã đổi khác.

2. Hình thức nghệ thuật:

 Cảm xúc được bắt đầu bằng ấn tượng thu nao nức xôn xao. Từ điểm nhìn là mùa thu Việt Bắc tự do, tác giả để cảm xúc ngược dòng chảy về mùa thu qua khứ (Mùa thu của Hà Nội bị tạm chiếm, mùa thu chưa được tự do) tạo nên một đối chiếu xưa nay dễ chấn động tâm hồn:

 Từ quá khứ, liên tưởng thơ vụt trở về với mùa thu ở chiến khu Việt Bắc – Mùa thu tự do.

Phần còn lại của bài thơ là cảm xúc về một mùa thu kháng chiến đau thương mà anh hùng.

 Cảm hứng phát triển theo chiều hướng ngày càng khái quát để tạo nên bức chân dung tổng hợp của Đất nước trong khói lửa chiến tranh.

 

doc26 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích Đất nước – Nguyễn Đình Thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
t thời không thể nào quên:
“ Nhớ người Hà Nội hôm nay ra đi
Mang trong lòng bao nhiêu nỗi nhớ
Những ánh đèn qua ô cửa sổ
Bầu trời đêm cháy bỏng tình yêu”.
Hà Nội đã trở thành nỗi nhớ, máu thịt với những hương hoa sữa, hương cốm với những cái tên Lá thu vàng đang rơi hay nắng nữa cũng đang rơi? Và cả thềm nhà ngập lá thu và nắng thu bây giờ cũng đang rơi xuống khoảng nhớ của người đi xa.
Những câu thơ được viết bằng bút pháp khá mới mẻ, ít nhiều mang ấn tượng của con người gắn bó Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Những câu thơ này không câu nệ vần điệu: “Mỗi chữ như một giọt tâm hồn chắt ra từ đầu ngọn bút”.
 Bức tranh thu Hà Nội cũng là bức tranh tâm hồn buồn, đẹp mà vẫn khoẻ mạnh, chan chứa tình yêu quê, yêu nước.
Phần tiếp theo là mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc. Bản lề của mạch thơ: “Mùa thu nay khác rồi”. Câu thơ năm chữ bất ngờ như một tiếng reo vui, lời thơ đầy tính chất khẳng định. Câu thơ khép mở hai thời gian. Khép lại thời gian hoài niệm để mở ra thời gian hiện tại hôm nay. Câu thơ còn khép mở hai không gian. Khép lại nhỏ bé chật chội, hun hút của những hè phố Hà Nội thời tạm chiếm để mở ra một không gian mới thoáng đãng hơn, bát ngát hơn, không gian tự do ở chiến khu Việt Bắc. Tứ thơ vận động về phía niềm vui, về phía ánh sáng.
 Niềm vui tự do, niềm vui làm chủ cả đất nước đã làm biến đổi cả hệ thống cảm xúc và bút pháp biểu hiện của Nguyễn Đình Thi. Đó là bút pháp tổng hợp rộng lớn, đa dạng và đầy biến hoá. Trước hết là biến đổi về tiết tấu. Khổ một có tiết tấu trầm buồn trong những câu thơ cổ điển thất ngôn bỗng chuyển thành tiết tấu vui khoẻ, rộn rã trong những câu thơ tự do ở khổ hai niềm vui từ trái tim trỗi dậy, dâng lên lan toả, nhuốm cảnh vật, đất trời cỏ cây mây nước, khiến rừng tre vô tri cũng muốn reo lên trong từ láy “phấp phới” để cùng hoà với niềm vui của hồn người. “Gió thổi rừng tre phấp phới”. Trong niềm vui lâng lâng ấy nhà thơ cảm nhận được sự chuyển đổi tinh tế của hồn thu: “Trong biếc nói cười thiết tha”. Đất nước hồi sinh hiện lên như một cô gái trẻ .Đoạn thơ dồn nén bao cảm xúc. Âm thanh thì nói cười, màu sắc thì trong biếc, cảm xúc thì thiết tha. Ngôn ngữ của đoạn thơ cũng reo hát thành bài ca tự do say đắm. Điệp ngữ “ của chúng ta”: rắn chắc, tự hào, khẳng định chủ quyền dân tộc. Cái tôi riêng tư cũng đã hoà trong dàn đồng ca của cái ta tự lúc nào. Đó là ý thức độc lập tự chủ, niềm tự hào vì Tổ quốc giàu đẹp.
 Âm “a”, nguyên âm mở làm chủ âm cho những tứ cuối câu (chúng ta, bát ngát, thơm mát, phù sa) gợi âm hưởng ngân nga lan toả gợi hình tượng một tiếng reo vui của người đang nắm trong tay cả một dải non sông gấm vóc. Nhà thơ lại phối hợp thanh bằng, thanh trắc rất tài hoa. Từ cái nền rộng rãi của những thanh bằng (thiết tha, chúng ta, phù sa) bỗng vút lên những vần mang dấu sắc (áo mới, thơm mát, bát ngát) khiến nhà thơ cũng muốn cất cánh bay giữa bầu trời tự do lồng lộng.
 Hệ thống hình ảnh biến đổi tạo ra một không gian nghệ thuật mới mẻ. Không còn những hè phố nhỏ hẹp, không còn những đường phố chật hẹp, cả một không gian lớn với những hình ảnh mang tầm vóc hùng vĩ như bao quát cả chân dung đất nước, trời xanh, núi rừng Sau điệp từ “những” như lời liệt kê bất tận và nồng say, đất nước lung linh hiện ra với những cánh đồng, ngả đường, dòng sông
Ba dòng thơ là khúc hát say mê ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của Tổ quốc. Có điệp từ, điệp ngữ, điệp nhịp, điệp cấu trúc câu tạo âm hưởng một khúc quân hành, tăng sức biểu đạt của ý thơ. Thiên nhiên giàu tiềm lực chính là bệ phóng cho con người làm chủ bay tới tương lai.
 Bốn câu thơ cuối bỗng trầm lặng, chuyển mạch thơ vào bên trong thành những suy tư sâu sắc về những truyền thống bất khuất của dân tộc:
 “Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Ba chữ “nước chúng ta” đứng riêng một câu thơ, gây một cái sốc tiết tấu: Nhạc thơ đang lan toả bỗng dồn tụ, tình thơ đang phơi phới bỗng lắng vào suy tư.
Ba chữ gọn, chắc ấy còn mở ra một tư thế “nước của những người chưa bao giờ khuất”. Cụm từ “chưa bao giờ khuất” chuyển tứ thơ không gian sang tứ thơ thời gian xuyên suốt bốn ngàn năm lịch sử, dựng tư thế bất khuất của cả dân tộc. Câu thơ mang một sức mạnh lí giải: cuộc kháng chiến hôm nay đã được tích tụ năng lượng từ trong sâu thẳm truyền thống. Vì thế câu thơ mang một vang vọng tự hào. Những vang vọng từ hào đã đẻ ra hai chữ thật đắt “rì rầm”: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Rì rầm là âm thanh thì thầm sâu lắng của đất đai mà tâm hồn phải sâu lắng lắm mới nghe được. Rì rầm còn tạo ra một cái nhìn sâu sắc về đất nước, bởi lẽ âm thanh ấy còn vọng lên từ thời gian “ngày xưa vọng nói về”. Cái ngày xưa chứa trong nó bao sự kiện lịch sử có vinh quang và cay đắng, có hạnh phúc và đau thương, có nụ cười và nước mắt. Cho nên đây không phải là âm thanh thính giác mà là âm thanh linh giác đã chuyển cái nhìn đất nước từ cái nhìn hữu hình của cánh đồng, ngả đường, dòng sông sang cái vô hình truyền thống dân tộc. Vì vậy, hai chữ “rì rầm” là sự phát hiện sâu sắc về cuộc gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại, phát hiện ra cái vạn biến của hoàn cảnh và cái bất biến vững chắc của truyền thống dân tộc. Đây là những hình ảnh độc đáo, tác giả đã hình tượng hoá được truyền thống anh hùng của dân tộc . 
Đoạn thơ trên nằm trong Đất nước tạo nên hai ám ảnh cho người đọc: ám ảnh về chất thơ riêng của Nguyễn Đình Thi: tài hoa, sâu lắng, thiết tha. Nếu coi thơ là khoảng trống giữa các từ thì Đất nước của Nguyễn Đình Thi rất hợp với định nghĩa ấy. ám ảnh bởi cảm xúc lớn, cảm xúc về đất nước tinh tế mà sâu xa.
Với những vẻ đẹp trên, bài thơ Đất nước xứng đáng được đặt vào vị trí danh dự của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
2. Phân tích: 
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”.
 Đoạn trích nằm trong phần ba của bài thơ: Đất nước trong những ngày kháng chiến chống Pháp.
Hai câu thơ đầu là hình ảnh đất nước trong chiến tranh. Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh là thủ pháp ngược sáng của điện ảnh, làm nổi bật những nét tương phản gay gắt. Trong ánh mặt trời chiều tà chiếu chính diện với góc nhìn, cánh đồng hoang vắng vùng vành đai trắng quanh đồn giặc nhuộm ánh tà dương như chảy máu, những hàng dây thép gai đồn giặc tua tủa đâm lên như rách nát khoảng trời chiều. Nhà thơ đã viết hai câu thơ thật đau đớn xót xa. Hai câu thơ có sức khơi gợi rất lớn, nó diễn tả một cách cô đọng, tập trung cảnh làng xóm quê hương đỏ máu. Cánh đồng, bầu trời quê hương trong buổi chiều vốn gợi lên cảnh thanh bình thì nay trong chiến tranh, tất cả như ứa máu, đau thương, hoang vắng, chết chóc. Từ một hình ảnh thực thu vào trong mắt nhà thơ trong một buổi chiều hành quân qua vùng Bắc Giang, nhà thơ đã đưa vào bài thơ, trở thành hình ảnh tượng trưng cho đất nước đau thương trong chiến tranh.
“Những cánh đồng quê chảy máu”, chỉ có sáu tiếng mà gợi lên trong tâm tư chúng ta nhiều mối liên tưởng khác nhau: cảnh những trận càn trên đồng lúa, cảnh giặc đuổi người, bắn người trên cánh đồng, cảnh những vụ gặt giành từ tay giặc từng hạt thóc đều thấm máu nhân dân, cảnh những người du kích đổ máu để bảo vệ đồng quê, ruộng lúa xóm làng. Nhà thơ dùng biện pháp nhân hoá đơn sơ mà diễn tả được tình cảnh đau thương, tinh thần anh dũng của đồng bào quê hương trong chiến đấu. Sức khêu gợi của câu tiếp theo còn lớn hơn nữa: “Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Hình ảnh ở đây gợi lên ách chiếm đóng nặng nề của giặc. Qua lời thơ, tưởng chừng như làng xóm đồng quê không còn cây cối nhà cửa nữa, chỉ có dây thép gai như móng vuốt của thú dữ trùm lên tất cả, in lên cả nền trời. Cùng với hai chữ “chảy máu” ở trên, hai chữ “đâm nát” ở dưới gợi lên biết bao đau đớn. Trong tương quan ngôn ngữ đó, hai chữ “trời chiều” không còn gợi lên sự thanh bình yên ả nữamà gợi lên màu máu đỏ. Câu thơ gây ấn tượng rất mạnh.
Sống trên một đất nước thường xuyên phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm, từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào, cha ông ta đã thấm thía thế nào là “nước mất nhà tan”, “giặc sa nhà cháy”, cho nên văn học Việt Nam có hẳn một mảng thơ viết về tội ác của kẻ thù trong chiến tranh xâm lược.
Cả hai câu thơ trên của Nguyễn Đình Thi như tả cảnh mà thực ra là tả tình cho nên mới có tiếng “ôi” đứng ở đằng trước. Biết bao tình cảm, đau đớn, xót xa, nhức nhối căm thù trong lòng người chiến sĩ được chứa đựng trong dòng thơ ấy.
Vì thế:
“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”.
Nếu hai câu đầu thiên về ngoại cảnh thì đến hai câu này đã đi sâu hơn vào tâm trạng. Trên nền của cảnh đất nước đau thương, những người chiến sĩ đang hành quân bỗng vụt sáng long lanh trong tâm tưởng người chiến sĩ hình ảnh đôi mắt người yêu dõi theo những ô cửa sổ như những ngôi sao xanh của hi vọng và khát vọng soi tỏ bầu trời đêm:
“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần”
 Hình ảnh người lính hiện lên qua hai câu thơ là hình ảnh những con người đẹp nhất vì họ đã biết căm thù và biết yêu thương. Biết bao nỗi căm hờn ẩn chứa trong trái tim như được dồn nén lại qua từ “nung nấu” và cũng có biết bao tình cảm yêu thương nồng nàn thiết tha cháy bỏng của người chiến sĩ đối với người thương được đúc lại trong hai chữ “bồn chồn”.
Hai từ ấy đi sóng tôi với nhau, bổ sung cho nhau làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người lính. Họ vừa có ý chí sắt đá quyết tâm tiêu diệt kẻ thù chung giành độc lập tự do, vừa có trái tim giàu lãng mạn mộng mơ. Tâm hồn người chiến sĩ đã hoà nhập tình yêu riêng tư với tình yêu đất nước. Nói cách khác cái tôi đã gắn với cái ta. Đó là một tình cảm thật cao quý, thiêng liêng.
Như vậy, tình yêu đất nước với tình yêu lứa đôi hoà quyện làm một trong tâm hồn người lính, giúp cho họ có được một sức mạnh phi thường có thể vượt qua mọi gian khổ, lập nên những chiến công hiển hách, đem lại sự hồi sinh, hoá thân kì diệu cho Tổ quốc.

File đính kèm:

  • docBÀI 7. SÁNG MÁT TRONG NHƯ SÁNG THU XƯA.doc
Bài giảng liên quan