Phân tích Sóng - Xuân Quỳnh

SÓNG - Xuân Quỳnh

I. Tri thức khái quát:

1. Nội dung tư tưởng:

Sóng là bài thơ viết về tình yêu.

Qua hình tượng Sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn, chung thuỷ, muốn được vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

2. Hình thức nghệ thuật:

Trong bài thơ Sóng là một hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, tự bộc lộ tình cảm của mình. Tâm trạng ấy được thể hiện qua nhiều phương diện: âm hưởng, nhịp điệu, hình ảnh

Tuy nhiên cùng với hình tượng sóng, bài thơ còn có một hình tượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ. “Sóng” và “em” tạo nên cặp hình tượng quấn quýt song hành suốt bài thơ, làm cơ sở cho Xuân Quỳnh diễn đạt mọi trạng thái bí ẩn và mãnh liệt của tình yêu.

 

doc24 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích Sóng - Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ũng có nhiều câu thật hay nói về những dạng cung bậc tình yêu, những nỗi nhớ trong tình yêu.
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
	ở đây nữ thi sĩ đã hình tượng hóa con sóng thành nhân vật có tâm trạng cảm xúc nhằm diễn tả tâm trạng người phụ nữ đang yêu trước những biến động của lòng mình: khi cồn cào da diết, khi lặng lẽ dịu êm.
“Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể”
	Nếu sóng hướng ra bể rộng để biểu lộ dứt khoát chối bỏ cái hạn hẹp của sông vì trăm suối thành một sông, trăm sông thành biển lớn thì tâm hồn người phụ nữ đang yêu cũng khát khao và thiết tha muốn khám phá người mình yêu, muốn chối bỏ những giới hạn chật chội tìm đến những miền bao la vô tận của cõi lòng, tâm hồn người yêu.
	Chỉ khi ra biển sóng mới tìm thấy mình mới có sức mạnh và khát khao, đó chính là khát khao muôn thuở của tình yêu. Trong tình yêu người ta luôn muốn khám phá những điều là sâu thẳm nhưng thật khó. Tago nói:
“Nhưng em ơi đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
ấy thế mà em có biết gì vương quốc của nó đâu”
	Xuân Quỳnh muốn khám phá đền ngọn ngành sâu thẳm cõi lòng người yêu thì mới thỏa lòng, chị mới thấy thực sự sống trọn vẹn cho tình yêu.
	Tâm hồn, trạng thái người đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật chân thành duyên dáng và ý nhị qua đoạn một.
	Tới khổ hai hình tượng con sóng vẫn diễn tả nỗi khát vọng muôn thuở của tình yêu
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.
	Biển là biểu tượng của một không gian rộng lớn thì sóng là biểu tượng vĩnh hằng của tình yêu. Trước biển ta thấy cái vô cùng vũ trụ của tự nhiên. Với ta biển bao giờ cũng khơi dậy những khát khao, những ước vọng lớn lao.
“Suốt một đời biển gọi những ước mơ
Nỗi khát vọng những chân trời chưa đến”.	
	Từ thuở hồng hoang loài người, thần Ađam và Eva đã ăn trái cấm để đến với nhau bằng thứ tình yêu khờ khạo ban đầu. Và từ đó nữ thần tình yêu xuất hiện loài người, nhất là tuổi trẻ luôn khát khao yêu đương bởi : 
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”.(Xuân Diệu)
	 Tình yêu là vĩnh cửu và trường tồn cùng năm tháng.
	Bằng việc diễn tả sóng thì thi sĩ đã nói lên khát khao nóng bỏng trong trái tim tuổi trẻ đặc biệt là trong trái tim nữ thi sĩ – khát khao yêu đương.
	Tìm khởi nguồn của sóng cũng là tìm lấy nơi khởi nguồn của tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể 
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ khi nào sóng lên”.
	Trước sóng bể mênh mông nữ thi sĩ băn khoăn muốn biết điểm khởi nguồn của sóng: “Sóng bắt đầu từ gió” nhưng cái “gió lại bắt đầu từ đâu”. Đó cũng là cái bí ẩn của tình yêu.
“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.
	Dù có soi mình vào sóng mà cố lý giải thì tình yêu không bao giờ lý giải và cắt nghĩa được bằng lý trí.
	Ngay chính ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng không thể cắt nghĩa.
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu những buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ gió hiu hiu”.
	Và trong buổi chiều mộng trong “Thơ duyên” ông lại nói:
“Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn 
Lần đầu rung động nỗi yêu thương”.
	Tình yêu là rung động con tim đố ai có thể cắt nghĩa nổi: yêu từ ánh mắt, từ cái nhìn đầu tiên, từ quý, mến rồi yêu lúc nào không hay. Chính vậy mà tình yêu luôn mới mẻ, hấp dẫn với tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ. 
	Lời thơ: “Em cũng không biết nữa” có giọng điệu thật thú vị giống như cái liếc mắt thẹn thùng thuở ban đầu.
	Lời thơ như lời thú nhận thành thực hồn nhiên mà ý nhị sâu sắc của thi sĩ. Người ta chỉ biết yêu là yêu, bằng tình cảm chân thành nồng cháy, chứ tại sao lại yêu lại là chuyện của trái tim đừng giải thích.
	Tình yêu càng say đắm càng mang nhiều huyền bí. Chính sự bất lực trước những câu hỏi trong tình yêu càng làm tình yêu thêm hấp dẫn mà thế hệ trẻ lao vào để giải đáp thắc mắc của lòng mình.
	Có ai yêu mà không nhớ, không thương. Khổ năm bài thơ là bao trùm nỗi nhớ.
	Xưa kia Kim Trọng nhớ Thúy Kiều:
“Sầu đông càng lắc càng đầy
Bao thu dồn lại một ngày dài ghê”.
	Với Kim Trọng nỗi nhớ ngóng trông đợi chờ người yêu khiến một ngày dài tự ba thu.
	Nguyễn Bính khổ vì tương tư:
“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
	Xuân Diệu thì nhớ người yêu:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em anh nhớ lắm em ơi”
	Mượn quy luật sóng tác giả diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt cháy bóng của trái tim mình.
	Đó là nỗi nhớ bao trùm mọi hướng:
	“Con sóng dưới lòng sâu” là nỗi nhớ chiều sâu, nỗi nhớ theo bề rộng là “con sóng trên mặt nước.”
“Ôi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được”.
	Là nỗi nhớ canh cánh thường trực ngày đêm.
	Đặc biệt là: 
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
	Nếu ở trên nỗi nhớ còn ẩn sâu hình tượng sóng thì đến đây nỗi nhớ bồn chồn, thôi thúc buộc nhân vật trữ tình phải thốt lên: “em” nhớ “anh”. Cả trong mơ còn thức.
	Nỗi nhớ không những giới hạn bởi ranh giới ngủ thức mà nó ngự trị cả ở ý thức và đi sâu vào tiềm thức con người. Mọi khoảnh khắc của thời gian không lúc nào lòng em thôi nhớ anh. Đúng là một tình yêu lớn. Một tình yêu phi thường giữa đời thường.
	Một tình yêu cũng mang đậm màu sắc trong “Thuyền và biển”
“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố”.
	Chẳng phải khi yêu người ta luôn tận dụng mọi khoảnh khắc để tận hưởng đó sao. Người ta sẽ không bỏ một giây lát nào hoài phí được ở bên nhau ngay cả trong mơ.
	Lần đầu tiên trong văn học có một phụ nữ dám mạnh bạo chân thành bày tỏ những khát khao, khát vọng tràn đầy của lòng mình. Bởi xưa nay, người chủ động là con trai, nhưng Xuân Quỳnh đã dám nói tiếng nói mạnh mẽ, niềm khát khao về mái ấm gia đình về tình yêu trọn vẹn cặp bến bờ hạnh phúc.
	Thổ lộ tình yêu giờ đây thi sĩ nói đến lời hứa thủy chung với tình yêu ấy trong khổ sáu, bảy.
	Sóng vẫn theo quy luật muôn thuở của sóng bể, con sóng nào cũng về tới bờ dù ở xa hay gần bờ đi nữa.
“ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng vỗ
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”.
	Đó là thi sĩ đã mượn hình tượng sóng để nói lên khát vọng đến bến bờ hạnh phúc, quyết tâm dù khó khăn gian khổ cũng phải vượt qua. Tình yêu ấy sẽ chắp cho ta đôi cánh, tiếp cho ta sức mạnh để vượt tiếp chặng đường dài.
	Như trong ca dao.
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội
Thất bát cửu thập đèo cũng qua”.
	Lời hứa son sắt thủy chung của thi sĩ:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”.
	Thi sĩ đã dùng cách nói xuôi ngược đối nghịch để nhấn mạnh sự khẳng định, sự chung thuỷ bền chặt của nhân vật “em”. Dẫu cho cuộc đời gặp trăm điều vất vả trở ngại thì “em” vẫn luôn hướng về “anh” với cả tấm lòng.
	Thơ ca thời nào cũng có lời ngợi ca sự thuỷ chung:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
	Hoặc:
“Anh đi gìn giữ nước non
Tóc xanh em đợi lòng son em chờ”.
	Hay:
“ánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”
Tình yêu đẹp chung thuỷ luôn đầy sức mạnh để nâng cao đôi cánh cho ta bay qua những khó khăn, phong ba bão táp đến bến bờ hạnh phúc. Nhưng trong tình yêu, Xuân Quỳnh luôn đủ tỉnh táo, trong say mê chị thấu hiểu cả sự ngọt ngào và đắng cay – vị trí của tình yêu. Vì thế, tình yêu thuỷ chung sẽ là nghị lực cho chị sống hết mình.
Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, luôn thấy cuộc đời người ngắn ngủi trước cái vô tận, vô cùng của thời gian, không gian.
Đời người chỉ là những khoảnh khắc của thời gian:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn qua đi”
Nói như Nguyễn Công Trứ đời người chỉ có ba vạn sáu nghìn ngày nghĩa là trăm năm của thời gian vĩnh cửu.
Hơn ai hết Xuân Diệu đặc biệt hốt hoảng trước bước đi của thời gian luôn dồn dập con người:
“Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi tình son sắp già rồi”.
Vì thời gian là một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi nên phải sống và yêu hết mình, giống: “Như biển kia dẫu rộng. Mây vẫn bay về xa”.
Dù biển kia có rộng lớn đến đâu thì khoảng vô tận của bầu trời kia vẫn làm cho ta hy vọng đến tương lai tươi sáng – nơi ấy là thiên đường hạnh phúc.
Từ niềm lo âu khắc khoải về thời gian ngắn ngủi, nữ sĩ có khát vọng bất tử hoá tình yêu để sống mãi với muôn đời.
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.
ở đây ta thấy được một khát vọng da diết mãnh liệt được vĩnh viễn hoá tình yêu đôi lứa trong tình yêu lớn: “biển lớn tình yêu”. Đó là cuộc sống nhân dân đất nước mình để tình yêu đôi lứa được mãi ngàn năm còn vỗ.
Cuộc đời và thời gian không vô hạn, tình yêu lớn sẽ còn mãi theo thời gian, với các thế hệ con người. Cái ước vọng còn mãi trong trái tim thi sĩ ngay cả ở tuổi trẻ bồng bột. Và sau này, Xuân Quỳnh đã qua nhiều đau khổ vẫn nồng nàn khát vọng tình yêu. 
“Em trở về với đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.
	(Tự hát)
Khát vọng được vĩnh viễn hoá tình yêu là niềm khao khát đam mê rất chân chính cao đẹp của nhiều nhà thơ. Kết thúc bài “Biển”, Xuân Diệu nói:
“Như hôn mãi ngàn năm không thoả
Bởi yêu bờ bờ lắm em ơi”.
“Sóng” là một bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ Xuân Quỳnh. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã dãi bày rất chân thực khát vọng hạnh phúc của một tâm hồn trung hậu, yêu đời luôn sống cho tình yêu – một tình yêu đẹp hiện đại mang đầy đủ tâm trạng, trạng thái tâm hồn. Tình yêu gắn bó với hôn nhân và sự trọn vẹn. Bởi vậy, từ khi ra đời đến nay “Sóng” vẫn cùng với tác giả của nó luôn nhận được sự mến phục của độc giả.
Lưu Khánh Thơ cho rằng: “ở Xuân Quỳnh, tình yêu không bao giờ chỉ đơn thuần là tình yêu, nó còn là tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khát khao hoàn thiện mình”.
Mặc dù Xuân Quỳnh đã xa nhưng “Sóng” vẫn dạt dào nơi con tim cháy bỏng yêu thương của bao thế hệ độc giả.

File đính kèm:

  • docSÓNG - XUÂN QUỲNH.doc
Bài giảng liên quan