Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- Ý nghĩa thực tiễn

Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949. Đây là thời điểm mà công cuộc “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của dân tộc ta ở vào thời điểm vô cùng gay go, quyết liệt; đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn về nội dung, phương pháp dân vận vô cùng sâu sắc nhưng hết sức giản dị tỏ rõ phong cách của vị lãnh tụ thiên tài.

Trước khi bàn về nội dung, phương pháp dân vận, Người đã chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần về bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta đó là: “nước ta là nước dân chủ”. Chính nhờ có bản chất tốt đẹp đó mà Đảng ta đã hiệu triệu được toàn dân đứng lên theo Đảng tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Và đây cũng là mục tiêu phấn đấu suốt cuộc đời hoạt động của Người để xây dựng một nhà nước tốt đẹp, trong đó người dân thực sự là chủ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”.

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- Ý nghĩa thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
h sách hợp lòng dân, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phải có trình độ tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng.
Mắt trông, là yêu cầu đặc biệt nghiêm ngặt đối với cán bộ dân vận. Cán bộ dân vận phải sát cơ sở, tuyệt đối không được quan liêu, chỉ ngồi nghe điện thoại, nhận báo cáo rồi nhận định, phán xét. Theo Hồ Chí Minh, muốn vận động quần chúng, muốn tham mưu được cho Đảng và Nhà nước về công tác vận động quần chúng cho thiết thực, đạt hiệu quả cao thì điều đặc biệt quan trọng là phải mục thị được sự việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ công tác dân vận. 
Tai nghe, đây là một phương pháp khoa học của công tác dân vận. Theo Hồ Chí Minh, người làm công tác dân vận phải nắm bắt kịp thời các thông tin quần chúng, phải biết nghe dân nói, phải hiểu được nguyện vọng chính đáng của dân và biết loại trừ những thông tin nhiễu, thiếu chân thực, không khách quan, không đúng sự thật. Nghe được dân nói, nhưng không rơi vào tình trạng theo đuôi quần chúng mà phải biểu thị được thái độ vừa cầu thị vừa định hướng dẫn dắt được quần chúng. 
Chân đi, là một đòi hỏi bức thiết luôn đặt ra đối với cán bộ dân vận. Đây cũng là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành chính nặng về làm việc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan. Như chúng ta đã biết, sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian đi cơ sở để khảo sát tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong dân. Xuống với dân như về gia đình mình, Người tuyệt đối không “cờ rong, trống mở” không xe đưa, xe đón, không báo trước. Người hết sức nghiêm khắc với bệnh tô vẽ, thổi phồng thành tích dẫn tới lừa dân, hại nước, dối trên, lừa dưới của một số cán bộ mắc bệnh thành tích. Xuống với dân, về với cơ sở Người rất cảm thông với những khó khăn mà cơ sở phải bươn trải do nước ta còn nghèo, dân trí còn thấp... nên khi góp ý, phê bình Người chỉ dùng những lời nhẹ nhàng nhưng lại hết sức cụ thể, sâu sắc. Bởi vậy, nên tác động của những chuyến đi thực tế của Người để lại ấn tượng sâu sắc với những tác dụng thiết thực, sinh động. 
Miệng nói, là một phương pháp không thể thiếu của người làm công tác dân vận. Người cán bộ dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm tuyên truyền và cổ động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Theo Hồ Chí Minh, để dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền bằng miệng nói phải đúng và phải khéo. Nói với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh “Ta phải thế này, ta phải thế kia...”. Hơn thế, còn phải có thái độ mềm mỏng: Đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải khiêm tốn, với phụ nữ phải đúng mực nghiêm trang, với nhi đồng phải thương yêu quý mến. 
Theo Hồ Chí Minh, quần chúng của ta vốn không thuần nhất, nên đến với từng đối tượng, người cán bộ dân vận phải chọn cách thức phù hợp, nhưng điều đặc biệt quan tâm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ dân vận là đến với dân, nói với dân phải chân thành, bình đẳng, không độc thoại.
Tay làm, đây là một phương pháp hết sức quan trọng và thiết thực của cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác dân vận nói riêng. Nói đi đôi với làm còn là phạm trù đạo đức đối với tất cả chúng ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Người có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán bộ, đảng viên “nói không đi đôi với làm”, “đánh trống bỏ dùi”. Như chúng ta đều biết, ở Hồ Chí Minh đạo đức thể hiện ở hành động, nói để làm, nói đi đôi với làm, nói về đạo đức đi đôi với thực hành bằng đạo đức, coi trọng hiệu quả công việc, lấy hiệu quả của công việc làm thước đo đạo đức. Người từng nói: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”. Trong cuộc sống của mình Hồ Chí Minh luôn thực hành phương thức “nhân nhi giáo, ngôn nhi giáo”, tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống và làm việc của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. 
Sinh thời, Bác Hồ lu ôn nhắc nhở: Muốn thực sự làm người lãnh đạo, người chỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải hết sức giữ gìn và nêu gương bề mặt đạo đức. Bởi vì theo Người sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội và lòng tin của dân đối với Đảng không phải lý tưởng cao xa mà trước hết, cụ thể và trực tiếp nhất là ở tấm gương của những người cộng sản đang cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân, đặc biệt là những người có chức có quyền. 
Ngày nay, nhân dân ta mong muốn các đồng chí lãnh đạo các cấp của Đảng và Nhà nước ta hãy thực hành theo lời dạy và tấm gương sáng của Bác Hồ về nói đi đôi với làm, nêu gương sáng về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho nhân dân noi theo. Nhân dân ta có truyền thống bao dung, công bằng, thực sự biết ơn và đề cao những người ngày đêm suy tư nhằm đem lại sự giàu mạnh cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân, sẵn sàng để những người ấy được hưởng thụ một đời sống vật chất xứng đáng với đóng góp của họ cho xã hội. Ngược lại, hoàn toàn không chấp nhận những người làm giàu bất chính, những người ở nhà cao cửa rộng, đầy các phương tiện đắt tiền nhưng phẩm hạnh của họ và sự tiến thân của họ bằng sự “mua bán”, cơ hội, chạy trọt. Phần nhiều những người như vậy thướng nói không đi đôi với làm gây ra sự tổn hại vô cùng to lớn cho Đảng, cho chế độ. Bởi vì, mỗi hành vi tiêu cực của họ, đều không giấu được cán bộ dưới quyền, không giấu được nhân dân, do vậy đều quan hệ đến niềm tin của nhân dân với Đảng, và chế độ. 
Thực tế hiện nay, bệnh quan liêu, bệnh thành tích, bệnh hình thức phô trương vẫn còn khá nhiều. Chính vì vậy đã làm giảm lòng tin của dân đến công tác dân vận. Muốn lấy lại lòng dân đòi hỏi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ có chức có quyền phải thực hành phong cách trọng dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. Để tăng cường mối quan hệ Đảng - Dân trong tình hình mới phải thấm nhuần lời dạy của Bác: trách nhiệm trước hết thuộc về Đảng cầm quyền, nên cán bộ Đảng, chính quyền từ Trung ương xuống địa phương đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân, gương mẫu trước dân. Không gương mẫu, không đạo đức, không có uy tín không làm dân vận được. Điều này Bác Hồ đã nói rất nhiều lần, Người đã chỉ rõ: “Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì nói vô ích”. 
Tóm lại, chỉ vẻn vẹn có 13 từ, Người chỉ ra về phương pháp dân vận “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” mà hàm chứa thật đầy đủ, tất cả đều thống nhất, hoà quyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, rất giản dị và sâu sắc, chân thực và tự nhiên trở thành cẩm nang về phương pháp dân vận cho tất cả những người làm công tác dân vận từ Đảng, chính quyền đến đoàn thể nhân dân. 
Nghiên cứu tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài việc giúp chúng ta học được bài học sâu sắc về nội dung, phương pháp dân vận còn cho thấy tư tưởng trọng dân và tin dân của Người. Đây là tư tưởng nhất quán từ trong sâu thẳm của sự suy nghĩ đến hành động thường nhật hàng ngày của Người. Chính vì trọng dân, tin dân và thương dân, thương nhân loại nô lệ bị áp bức bóc lột dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc tàn bạo mà Người đã tìm đường cứu nước và suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình và các dân tộc khác. 
Cũng do trọng dân, tin dân và thương dân, nên Người lấy dân làm đối tượng phục vụ, để phục vụ được dân, Người luôn gần gũi với nhân dân để thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí và thực hành dân chủ. 
Trong suốt cuộc đời hoạt động, Người đã lãnh đạo Đảng và chính quyền cố gắng làm tốt mọi việc để bồi dưỡng sức dân, chăm lo, phát triển sức dân, đồng thời hết sức khoan thư sức dân. Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên: mỗi đồng tiền hột gạo mà chúng ta tiêu dùng đều là mồ hôi, nước mắt của dân. Thương dân thì phải cần, kiệm, liêm, chính. Tham ô, lãng phí là có tội với dân. Phải diệt trừ tội ác đó, và Người đã lấy mình ra làm gương: Nói ít, làm nhiều, chủ yếu là hành động, chỉ nói và viết khi cần thiết, đã nói thì phải làm, phải thật thà nhúng tay vào việc. Chính những việc làm đó của Người là những hành động dân vận mẫu mực nhất, cụ thể nhất và có giá trị nhân văn sâu sắc nhất có sức lan toả mạnh mẽ nhất đem lại hiệu quả của dân vận to lớn nhất. 
Hiểu được sức mạnh của quần chúng, thấy rõ được vị trí và vai trò quan trọng của công tác dân vận nên khi kết thúc bài báo “Dân vận”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Câu kết đó, một lần nữa cho thấy niềm tin sắt đá của Người đối với dân. “Nếu dân vận khéo thể hiện bằng đường lối, chính sách, bằng việc làm cụ thể, thiết thực, bằng tấm gương trong sáng của cán bộ, đảng viên thì dân sẽ tin. Dân tin, dân sẽ theo và sẽ “đẩy thuyền đi” và ngược lại nếu dân không tin, không theo ta có “vận” nhưng dân không “động”, nếu đến lúc dân không chịu được thì sẽ “lật thuyền”. 
Có thể nói từng câu, từng chữ trong tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết cách đây đã 56 năm nhưng vẫn còn nóng hổi giá trị thực tiễn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho những người làm công tác dân vận. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó phải đặc biệt coi trọng công tác dân vận và phương pháp dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh; phải xây dựng cho được những tấm gương sáng từ trên xuống dưới để cho toàn Đảng, toàn dân noi theo và để lấy lại lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước, như Bác Hồ đã nói: “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. 
Theo TS Nguyễn Thanh Tuyền, Tạp chí Dân vận tháng 10/2005

File đính kèm:

  • docPhương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo.doc