Sách: Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh

Hai năm qua, Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã được triển khai sâu rộng trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội, làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị tinh thần to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu của Cuộc vận động đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tổ chức học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo các chủ đề là một nội dung quan trọng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp theo các chủ đề học tập năm 2007, 2008, thực hiện Kế hoạch số 03-KH/BTGTW ngày 14-5-2007 của Ban Chỉ đạo Trung ương, năm 2009, toàn Đảng, toàn dân toàn quân ta sẽ học tập chủ đề: Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn với Kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sách: Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ang.
c) Tất cả vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không dành riêng cho cá nhân và gia đình 
Trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi"[22].
Trong bản Di chúc, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”[23]. 
IV. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NĂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM, HẾT LÒNG, HẾT SỰC PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤC VỤ NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
1. Quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “trung với nước, hiếu với dân”, nâng cao nhận thức về ý thức trách nhiệm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong cán bộ, đảng viên, công chức 
- Giáo dục đạo đức trước hết là tác động vào nhận thức, tạo ra ý thức đạo đức đúng đắn, qua đó mỗi người tự giác thực hiện để có hành vi đạo đức phù hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ cách mạng, tiêu biểu nhất là “trung với nước, hiếu với dân”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước hết cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người, để vận dụng và làm theo. 
- Học tập và làm theo tư tưởng “tận trung với nước, tận hiếu với dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là mỗi người phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của đất nước, của dân tộc, đặt độc lập dân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên hết và trước hết. ý thức hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của mỗi người phải được thể hiện trong hành động đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự phát triển của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ, công chức phải hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình theo đúng pháp lệnh công chức. Biểu hiện cụ thể là làm tốt những công việc hàng ngày, nhất là những việc liên quan trực tiếp tới đời sống của người dân.
- Để nâng cao ý thức trách nhiệm, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cần kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan niệm và biểu hiện sai trái. Đó là sự lầm lẫn giữa quyền uy được tổ chức giao phó với quyền lực cá nhân. Sự lẫn lộn đó dẫn tới cơn khát quyền lực, chạy quyền, mua quyền, bán quyền, lộng quyền, cửa quyền, tham quyền cố vị. Khi có quyền mà thiếu lương tâm sẽ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân, đục khoét dân, ăn của đút, “dĩ công vi tư”. Lúc sinh thời Bác Hồ đã cảnh báo: “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”[24].
2. Cụ thể hóa ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, mỗi người, dù ở cương vị nào cũng cần phải tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Người đã có nhiều lời dạy rất cụ thể về đạo đức của các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội Những lời dạy của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị và cần được cụ thể hóa trong điều kiện mới.
- Cơ sở để vận dụng, cụ thể hóa những lời dạy của Bác với các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội là đường lối, quan điểm, giải pháp đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đó là đảm bảo quyền làm chủ của dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện đường lối quần chúng “gần dân, học dân, gắn bó với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, thực hiện được nhiệm vụ của người cán bộ “nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, đảm bảo dân sinh, nâng cao dân trí”. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, dù làm việc ở vị trí nào cũng đều cần quán triệt những quan điểm chung đó. 
- Cần cụ thể hóa tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân thành các nhiệm vụ trên từng vị trí công tác, từng loại công việc. Thấm nhuần, quán triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương vì nước quên mình, vì nhân dân phục vụ của Bác Hồ để vận dụng, cụ thể hóa nội dung những lời dạy của Bác đối với ngành, địa phương, giới mình trong điều kiện mới, gắn với hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị. 
3. Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, hướng dẫn với động viên, kiểm tra, giám sát việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" hướng vào việc nâng cao vai trò tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Vì vậy, cần động viên, khuyến khích, hướng dẫn mọi người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức tự giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh”. Trong đợt học tập chủ đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" của năm nay, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức công tác ở mọi cấp, mọi ngành, nhất là các cán bộ lãnh đạo chủ trì, chủ chốt, cần xây dựng kế hoạch của mỗi cá nhân học tập và làm theo Bác với những việc làm cụ thể, định kỳ báo cáo trước chi bộ, cơ quan, đơn vị.
- Để hỗ trợ mỗi cá nhân thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi tập thể đảng, chính quyền, đoàn thể xây dựng các chương trình hành động, giúp đỡ, giám sát và kiểm tra việc tự giác làm theo. Định kỳ yêu cầu các cá nhân báo cáo những việc đã làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
4. Phát huy vai trò nêu gương trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Một trong những nguyên tắc thực hành đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người đều phải nêu gương về đạo đức. Ông bà nêu gương cho con cháu, cha mẹ nêu gương cho con, anh chị nêu gương cho em, đảng viên nêu gương cho quần chúng... Phát huy vai trò nêu gương trong thực hành đạo đức có ý nghĩa to lớn không chỉ trước mắt mà còn mãi mãi lâu dài về sau.
- Trong phạm vi xã hội, việc nêu gương về đạo đức của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các cấp, có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, nhân dân ta đã có câu nói rất hay và rất đúng là “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Theo yêu cầu đó của dân, trong Đảng và hệ thống quản lý nhà nước, việc lãnh đạo đi trước, làm trước để đảng viên, quần chúng, nhân dân đi sau, làm theo có ý nghĩa rất quan trọng. Việc nêu gương về đạo đức không chỉ là sự vận động mà phải trở thành những quy định, sự ràng buộc trách nhiệm để mỗi người đều tự giác và cần phải thực hiện. Các cấp, các ngành cần chủ động ban hành các quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo trước nhân viên; cán bộ, đảng viên trước quần chúng.
(Tài liệu học tập năm 2009 của Ban Tuyên giáo TW)
Mục lục
Chú dẫn của Nhà xuất bản
I. Sự cần thiết nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
III. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
IV. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trong giai đoạn hiện nay 
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ts. Nguyễn Duy Hùng
Chịu trách nhiệm nội dung: Ts. Hoàng phong Hà 
Biên tập nội dung: TS. Trịnh Đình Bảy, Phí Ngọc Nội
Trình bày bìa: Phạm Thuý Liễu
Chế bản vi tính: Nguyễn Thị Hằng
Sửa bản in: phòng biên tập kỹ thuật 
Đọc sách mẫu: Phí Ngọc Nội 
++++++++++
Các chú thích:
[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.6, tr.171. 
[2]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr.280. 
[3]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.7,tr. 480.
[4]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.9, tr.285.
[5]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.6, tr. 185.
[6]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.12, tr.212. 
[7]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.6, tr.346.
[8]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.3, tr.557. 
[9], {2}. Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr.56, 152. 
{3}. Hồ Chí Minh: Sđd, t.5, tr. 243.
[10]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.5, tr. 294.
[11]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.12, tr.185. 
[12], {2}. Hồ Chí Minh: Sđd, t.5, tr. 246, 297.
{3}. Hồ Chí Minh: Sđd, t.12, tr.555. 
{4}. Hồ Chí Minh: Sđd, t.6, tr.89. 
[13]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.5, tr.249. 
[14]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.6, tr.386. 
[15]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.7, tr.234. 
[16]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.5, tr.234. 
[17]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.9, tr.314. 
[18]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.3, tr.198. 
[19]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr.240. 
[20]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr.161. 
[21]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.8, tr. 236.
[22]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 161.
[23]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.12, tr.512. 
[24]. Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 57.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nguồn: thanhdoan.cantho.gov.vn/imageupload; Tạp chí Ban Tuyên giáo
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
- website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra;
Và các nội dung khác.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

File đính kèm:

  • docSach.Hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-Ho-Chi-Minh-2009.thanhdoan.cantho.gov.vn-imageupload.NLS.doc
Bài giảng liên quan