Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm quên vào quên lãng. Ở trong trường Tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là tình trạng đáng báo động. Hiện nay, HS lựa chọn đủ các loại bút để viết. Đặc biệt, HS rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều GV chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của HS. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để HS soi rọi vào đó. Lứa tuổi của HS Tiểu học hay “bắt chước” nên GV viết như thế nào thì HS viết như thế đó. Đặc biệt là lứa tuổi HS Tiểu học.

Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn Tập đọc – Học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn Tập viết sẽ giúp các em viết thạo. Đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c giờ tập viết, giáo viên còn phải luôn nhắc nhở học sinh tập viết ở các môn (phân môn) khác. Có như thế việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ thường xuyên, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết và hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt như tính kiên trì, cẩn thận, khiếu thẩm mỹ. Việc làm này đòi hỏi ở giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
3/ Các phương pháp thử nghiệm: 
3.1 Tổ chức nhóm: 
          Việc phân chia nhóm là để tạo mối quan hệ tình cảm bạn bè với nhau, cùng giúp đỡ nhau trong học tập và nhằm để cho các em thi đua lẫn nhau. Ngoài việc hướng dẫn của giáo viên, tôi giao trách nhiệm cho những em viết chữ đẹp hướng dẫn và giúp đỡ các bạn hằng ngày từ việc tô các nét cơ bản đến tô chữ, tập viết các chữ cái, đến từ ứng dụng và viết câu ứng dụng vào những giờ tập viết, giờ chuyển tiết, những buổi sinh hoạt tập thể và có lúc luyện cả vào những buổi học 4 tiết, những buổi học gộp nội dung bài lại với nhau, thực hiện theo việc khoán chương trình của Bộ cho mỗi giáo viên. 
3.2. Thi đua giữa các nhóm: 
          Trong những giờ tập viết, tôi chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và đặt tên nhóm theo tên các con vật, đồ vật như: nhóm Thỏ Ngọc, nhóm Sao Sáng Tôi cho các nhóm thi đua với nhau, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp thì nhóm đó được nhận cờ thi đua của lớp. 
          Tôi cho các nhóm nhận xét bài viết của các bạn trong nhóm hoặc ở các nhóm khác. Việc làm này giúp các em nhìn thấy được mặt hạn chế của mình qua nhận xét của các bạn. Từ đó, giúp các em tham gia sửa chữa những chỗ viết sai. Như vậy thông qua việc học nhóm, không những giải quyết được rèn chữ viết cho các em mà còn tạo điểu kiện cho các em thi đua học tập với nhau. Các em biết tự đánh giá mình và tự đánh giá lẫn nhau. 
3.3 Trò chơi học tập: 
          Việc xây dựng trò chơi học tập trong giờ tập viết là một hình thức tổ chức lớp học, hoạt động dưới dạng: “Học mà chơi – chơi mà học”. Trong trò chơi học tập, giáo viên giúp các em củng cố lại những kiến thức rèn kỹ năng thực hành, tạo được mối quan hệ đoàn kết trong học tập. 
          Ví dụ: Giáo viên có thể dùng các nét rời, rồi cho học sinh thi ghép các nét chữ với nhau để tạo thành những chữ cái đã học hoặc cho học sinh thi viết lại những chữ cái trên bảng lớp. 
          Để ghép được chữ A (kiểu 1), giáo viên chuẩn bị các tấm bìa, mỗi bộ 3 tấm bìa theo 3 nét của chữ A: nét móc ngược trái, nét móc ngược phải và nét lượn ngang Sau đó, giáo viên gọi 4 em có chữ viết kém lên thi ghép chữ với nhau. 
          Cách chơi: 4 em lên bảng đứng thành hàng ngang. Giáo viên phát cho mỗi em một bộ các nét chữ A. Giáo viên hô “bắt đầu” thì mỗi em tự đính các nét chữ A rời rồi ghép lại với nhau để thành chữ A hoàn chỉnh. Em nào ghép đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay tuyên dương. 
          Như vậy, khi vận dụng trò chơi, giáo viên cần lựa chọn những hình thức sao cho phù hợp với học sinh của lớp mình để đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. 
3.4. Nhận xét và khen thưởng: 
3.4.1. Nhận xét: 
          Trong mỗi giờ dạy tập viết, những em nào có chữ viết dần tiến bộ, chữ viết rõ nét hơn, kể cả việc ghi chữ trong vở, trên bảng lớp hoặc trên bảng con, tôi nhận xét: “So với trước, chữ viết của các em đúng mẫu và đều nét hơn rồi đó. Các em cố gắng hơn nữa nhé!”. Khi ấy, tôi thấy trong ánh mắt các em đang sáng lên một niềm vui. Điều đó, tạo được niềm tin và sự hứng thú trong học tập của các em. 
3.4.2. Khen thưởng: 
          Sau mỗi giờ tập viết, tôi tổng kết nhóm nào có số lượng bạn viết chữ đẹp nhiều nhất thì nhóm đó được cả lớp vỗ tay tán thưởng và cuối tuần được xếp loại thi đua cho tổ. 
3.5. Sử dụng đồ dùng dạy học: 
          Việc sử dụng đồ dùng dạy học là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy học, nó không chỉ thực hiện chức năng minh hoạ mà còn là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực học tập cho học sinh, đạt được hiệu quả cao trong giờ học. Mỗi bài tập viết đều có mẫu chữ in sẵn (Mẫu chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Ban hành), nhằm giúp học sinh quan sát, nhận biết, phân tích hình dáng, cấu tạo của chữ như: Chữ có độ cao mấy li? Tương đương với bao nhiêu dòng kẻ? Chữ được viết mấy nét? Là những nét gì? Các nét đó như thế nào? Có hình dạng ra sao? Các nét nối với nhau ra sao? Khi viết đặt bút ở dòng kẻ nào? Dừng bút ở dòng kẻ nào?... Từ đó, giúp học sinh phát hiện được sự giống nhau và khác nhau giữa chữ đang viết với chữ đã viết. 
          Ví dụ: Chữ Q: nét 1 giống chữ O nhưng có nét lượn ngang giống như một dấu ngã lớn. 
          Giáo viên củng cố lại những chữ khó viết mà học sinh thường viết sai. 
          Ví dụ: Những chữ có vòng xoắn, nét khuyết, nét cong. 
          Chữ C và chữ E có nét cong dưới giống nhau, nhưng nét cong dưới của chữ C có độ cao 1.25 đơn vị; còn nét cong dưới của chữ E có độ cao 1 đơn vị. 
          Ngoài mẫu chữ in sẵn, giáo viên còn chuẩn bị mẫu chữ cỡ nhỏ trên giấy khổ to, giáo viên viết sẵn: từ ứng dụng, câu ứng dụng giúp cho học sinh viết đúng. Giáo viên làm sẵn các bộ nét chữ rời của các chữ cái để cho học sinh chơi trò chơi nhằm giúp cho học sinh củng cố lại cấu tạo của chữ cái. 
          Như vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học giúp cho học sinh hình thành kỹ năng viết đúng mà còn có khả năng phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản về cấu tạo chữ cái cần viết trong từng đơn vị bài học. 
3.6. Vai trò hoạt động của giáo viên: 
          Trong giờ dạy tập viết, vai trò của giáo viên rất quan trọng. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương để cho học sinh noi theo. Nếu giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó. Chính vì vậy, người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm chi đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thnàh công của giờ dạy tập viết. Chữ viết của giáo viên được xem như là một bản chính giúp cho học sinh “bắt chước” để luyện viết. Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp, giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để cho học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. 
          Khi viết, giáo viên nên kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. 
6. Kết quả đạt được: 
          Trải qua một thời gian dài thử nghiệm, tôi nhận thấy không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Chữ viết của các em có nhiều tiến bộ rõ rệt. Đến cuối học kỳ I năm học 2010 – 2011, số lượng học sinh đạt điểm Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp được nâng lên dần. Ban đầu từ 24 em, giờ chỉ còn 4 em chữ viết còn hơi nguệch ngoạc. Đến giữa học kỳ II, tất cả đã viết chữ đều nét, đúng quy cách, vở luôn được giữ sach sẽ. 
          Qua kết quả trên cho thấy, đến giờ học tập viết học sinh rất thích thú học tập, nhât là được thi đua theo tổ, nhóm. Chính điều đó thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh được nâng lên. 
          *Kết quả cụ thể: 
          Số lượng học sinh được công nhận Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp như sau: 
          Sĩ số: 38 
Đầu năm
Cuối học kỳ I
Giữa học kỳ II
SL
TL
SL
TL
SL
TL
14
36.8%
34
89.5%
38
100%
Lớp đạt danh hiệu: Lớp Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp. 
7. Kết luận
          Đúc kết quá trình thực hiện rèn chữ viết cho học sinh, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: 
          1/ Xác định mục tiêu, nội dung tối thiểu của việc rèn chữ viết cho học sinh. 
          2/ Phân loại mức độ chữ viết của các em để lập kế hoạch xây dựng chương trình rèn chữ viết cho các em. 
          3/ Tiến hành thử nghiệm một vài em, sau đó tiến hành đại trà cho cả lớp theo các bước sau: 
          - Hình thành và xây dựng các biểu tượng về chữ viết, giúp các em hiểu vả ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái. Các hiểu biết này giúp các em viết chữ một cách tự giác. Nhờ vậy, kết quả đạt được sẽ nhanh hơn và chắc chắn hơn. 
          - Củng cố, hoàn thiện các biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ: luyện viết các chữ cái, liên kết các chữ cái để luyện viết từ, cao hơn là viết câu ứng dụng, luyện viết đoạn văn 
          - Phân công cho học sinh viết chữ đẹp kèm căp, giúp đỡ những học sinh có chữ viết chưa chuẩn. 
          - Thi đua viết chữ đẹp giữa các nhóm, tạo sự hứng thú học tập cho các em. 
          - Xây dựng một số trò chơi học tập như: ghép nét các chữ cái, thi viết các chữ cái đã học để cho học sinh củng cố lại cấu tạo các chữ cái và cách viết các chữ cái. 
          - Kịp thời động viên, khen thưởng những học sinh về sự tiến bộ của các em, dù đó chỉ là một sự tiến bộ nhỏ, tạo cho các em có một niềm tin và hứng thú hơn trong học tập. 
4/ Mỗi giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của một giờ dạy tập viết. Mỗi thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để làm gương cho học sinh noi theo. 
          *Kết quả việc rèn luyện chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của quá trình dày công và khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
8. Đề nghị
	- Trung tâm thiết bị dạy học cần nghiên cứu để có thể bán tới tay học sinh những loại bảng có chất lượng cao (kiểu như bảng chống loá của giáo viên), vì hiện nay bảng con mà học sinh đang sử dụng viết rất trơn, không ăn phấn, dòng kẻ mờ hoặc không thống nhất về dòng kẻ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đúc kết trong một năm dạy môn tập viết ở lớp 2. Vì thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp để sao cho chất lượng chữ viết của học sinh ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành và chất lượng đào tạo trong nhà trường tiểu học. 
 Tam Kỳ, ngày 26 tháng 4 năm 2011 
 Người viết 
 Lê Thị Tuyết Mai 

File đính kèm:

  • docBien phap ren chu viet cho hoc sinh Tieu hoc.doc
Bài giảng liên quan