Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp BVMT trong giảng dạy Vật lí 7 đạt hiệu quả

 - Nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn tổ chức những buổi ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em, thông qua những buổi ngoại khóa này giáo viên sẽ chỉ ra cho các em những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.

 - Nhà trường cần phải có camera hoặc máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ để đi thu thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc ở một khu vực nào đó.

 - Cần phải tổ chức những cuộc thi cho học sinh về đề tài bảo vệ môi trường nhân kĩ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

 - Cần khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ dùng dạy học có liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

 

doc14 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp BVMT trong giảng dạy Vật lí 7 đạt hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Mặt Trời là chùm sáng song song.
GV: Chùm sáng của Mặt Trời có vai trò gì?
Hs : Chùm sáng của Mặt Trời có một vai trò rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nó là một nguồn năng lượng vô tận.
GV: Vậy chúng ta có thể sử dụng được nguồn năng lượng này không?
HD: Chúng ta vẫn có thể sử dụng được nguồn năng lượng này.
Gv : Việc sử dụng nguồn năng lượng này có mang lại lợi ích gì không?
Hs nhận thức: Việc sử dụng nguồn năng lượng này là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, do đó sẽ tiết kiệm được tài nguyên đồng thời bảo vệ được môi trường.
Ngoài ra guơng cầu lõm còn nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống
( như nấu nướng, nấu chảy kim loại)
Gv giới thiệu hình ảnh ( sử dụng gương cầu lõm để nấu nướng)
5. Bài 15 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
 a. Địa chỉ tích hợp: 
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người mà nó còn ảnh hưởng đến tập tính cũng như môi trường sống của một số loài động vật trên thế giới.
b. Phương pháp tích hợp: sử dụng hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn, nêu các ví dụ thực tế ở địa phương, giáo viên nêu các biện pháp để học sinh hiểu rõ việc chống ô nhiễm tiếng ồn.
GV : Em hãy nêu các tác hại của tiếng ồn? ( hình ảnh về tác hại của sự ô nhễm tiếng ồn – bên trái)
+ Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thính lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
+ Làm ảnh hưởng đến môi trường sống của một số loài động vật.
GV: Chúng ta cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ?
HS hiểu :
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn.
+ Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm , thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, cấm các phương tiện giao thông cũ hoặc lạc hậu hoạt động.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như: máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
+ Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: Bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học
6. Bài 17 : SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT
 a. Địa chỉ tích hợp: 
Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ sát
b. Phương pháp tích hợp: Làm các thí nghiệm của bài để hình thành kiến thức có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ sát, sử dụng hình ảnh về tác hại của sét và biện pháp làm giảm sét, kết hợp lấy ví dụ thực tế.
GV: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào ?
Hs : Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ sát.
GV :Trong tự nhiên vật có thể tự nhiễm điện được không? Em hãy cho ví dụ?
HS : Trong tự nhiên vật vẫn có thể nhiễm điện được mà không cần sự tác động của con người.Ví dụ, vào những lúc trời mưa giông, các đám mây bị cọ sát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. 
GV : Sự nhiễm điện này dẫn đến hiện tượng gì trong tự nhiên?
HS: Sự nhiễm điện trên dẫn đến sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét).
GV : Hiện tượng trên có ảnh hưởng gì đến môi trường không?
Hs : Hiện tượng trên vừa có lợi, vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển
+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO, NO2).
GV : Vậy cần phải làm gì để làm giảm tác hại của sét ?
 ( sử dụng hình ảnh dùng cột thu lôi để làm giảm tác hại của sét – bên trái)
HS ý thức : Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
9. Bài 29 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN	
 a. Địa chỉ tích hợp: 
Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
b. Phương pháp tích hợp: Tiến hành thí nghiệm H29.1, 29.2 – sgk vl7, để nêu những tác hại của dòng điện đối với con người, liên hệ thực tế, hình ảnh sự cố chập điện.
GV : Khi chúng ta sử dụng điện thường gặp những sự cố nào?
Hs nhận thức: Quá trình đóng ngắt mạch điện cao áp luôn kèm theo các tia lửa điện, sự tiếp xúc điện không tốt của các thiết bị đóng - ngắt mạch điện cũng có thể làm phát sinh các tia lửa điện. Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí độc như NO, NO2, CH4), tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa hoạn. 
( hình ảnh sự cố chập điện gây hỏa hoạn) Hàng năm các vụ hỏa hoạn ở các 
 khu chợ, ở các khu đô thị xãy ra chủ yếu là do chập điện, nguyên nhân sâu xa là do nhiều người còn thiếu sự hiểu biết về vấn đề “An toàn khi sử dụng điện”. Hiện tượng cháy- chập điện không những cướp đi tính mạng của con người mà nó còn làm thiệt hại nhiều tài sản, làm lãng phí điện năng, làm ô nhiễm môi trường một cách trực tiếp và gián tiếp.
GV : Để khắc phục được sự cố trên các em cần phải làm gì ?
Hs nhận thức : Để khắc phục được sự cố trên ta cần phải :
Đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các thiết bị điện. 
Cần phải tìm hiểu kĩ các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
 - Nhắc nhở người thân trong gia đình phải sử dụng điện một cách cẩn thận.
3. Tác động của biện pháp
- Trong 2 năm tiến hành dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng ‎nhận thức ‎‎của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như : phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không xã rác nơi công cộng,.. Ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , các em còn là các tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống , bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Nhận thức của các em về môn Vật lí không còn đơn giản là môn thực nghiệm nữa , mà còn là môn học giúp các em gần gủi hơn với môi trường sống, biết làm gì để BVMT, bảo vệ trường học, bảo vệ gia đình, song song đó càng em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp BVMT các em rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc BVMT, khiến cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.
III. KẾT QUẢ VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỂN
1. Kết quả đạt được
a. Năm học 2009 - 2010:
 - 8/2009 khảo sát lần 1: Cho thấy, tỉ lệ số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường là:
Lớp
Số lượng (hs)
Phần trăm (%)
Ghi chú
7A1
17/40
42.5
7A2
17/39
43.6
Từ 9/2009 - 5/2010 dạy thử nghiệm lần 1.
5/2010 kết quả khảo sát lần 2: Cho thấy tỉ lệ học sinh có ý thức bảo vệ môi trường là:
Lớp
Số lượng (hs)
Phần trăm(%)
Ghi chú
7A1
40/40
100
7A2
39/39
100
b. Năm học 2010 - 2011:
 - Từ 8/2010 khảo sát kết quả lần 3:
Lớp
Số lượng (hs)
Phần trăm(%)
Ghi chú
7A1
18/40
45
7A2
16/37
43
Từ 9/2010 - 03/2011 dạy thử nghiệm lần 2.
02/2011 khảo sát kết quả lần 4: Cho thấy tỉ lệ học sinh có ý thức bảo vệ môi 
trường là
Lớp
Số lượng (hs)
Phần trăm(%)
Ghi chú
7A1
39/39
100
1 Hs nghi học
7A2
35/35
100
2 Hs nghi học
 - 12/2010 tổ chức nước sạch cùng nhà trường có phát động ngày học sinh và giáo viên vì môi trường, kết quả ở 2 lớp trên có tất cả 77 em( đạt 100 % ) tham gia hưởng ứng.
2. Ứng dụng và triển khai
a. Ứng dụng
 Thông qua thực tế, khi tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài học này tôi thấy rằng, tuy thời gian để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong mỗi đơn vị kiến thức có liên quan đến môi trường là rất ngắn nhưng học sinh thảo luận rất sôi nổi, và về nhà các em cũng đã vận dụng rất thành công những kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi các em còn đưa ra nhiều ý kiến rất hay trong vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tôi còn thấy các em còn là những tuyên truyền viên rất tích cực về bảo vệ môi trường tại gia đình và địa phương.
 Nhưng do chưa có sự nghiên cứu kĩ hơn, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế cũng như các phương tiện dạy học còn thiếu rất nhiều, nên sự thiếu sót không tránh khỏi rất mong được sư đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đạt kết quả cao hơn trên cả hai lĩnh vực là dạy học và bảo vệ môi trường.
b. Triển khai
 - Nhà trường cần phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn tổ chức những buổi ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường cho các em, thông qua những buổi ngoại khóa này giáo viên sẽ chỉ ra cho các em những việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường.
 - Nhà trường cần phải có camera hoặc máy ảnh kĩ thuật số để giáo viên có công cụ để đi thu thập những hình ảnh cụ thể về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở địa phương hoặc ở một khu vực nào đó.
 - Cần phải tổ chức những cuộc thi cho học sinh về đề tài bảo vệ môi trường nhân kĩ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
 - Cần khuyến khích các giáo viên bộ môn sưu tầm cũng như tự làm các đồ dùng dạy học có liên quan đến vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
 - Khuyến khích giáo viên nghiên cứu tài liệu trên internet, đăng kí làm thành viên của các trang giáo dục : violet, tài nguyên vật lí,Để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học nói riêng và tìm phương pháp giảng dạy BVMT cho học sinh đạt hiệu quả cao.
 Trần phán, ngày 15 tháng 03 năm 2011
 Người viết
 Trần Quang Nguyện

File đính kèm:

  • docSKKN - 2011.doc
  • docPHAN NHAN XET TRANG CUOI.doc
  • docTRANG BIA SKKN.DOC