Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG Trang

Phần A

MỞ ĐẦU I- Đặt vấn đề:

II- Phương pháp tiến hành: 3

Phần B

NỘI DUNG I- Mục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài:

II. Mô tả giải pháp:

1- Thuyết minh tính mới:

1.1. Nội dung giải pháp:

1.2. Điểm mới:

2. Khả năng áp dụng:

3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 8

Phần C

KẾT LUẬN 77

 

doc80 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho học sinh THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ện vật chất, tinh thần cho lớp hoàn thành nhiệm vụ năm học. (Các em cùng dự họp để báo cáo tình hình, trình bày dự thảo hoạt động, bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học cùng quí phụ huynh của lớp).
* Nhiều HS đạt kết quả tốt trong kì thi HS Giỏi các cấp
 Trong 5 năm qua, ở môn Ngữ văn, năm học nào trường ta cũng có HS đạt HS Giỏi các cấp.
* Hoạt động viết thư UPU đã có chuyển biến tích cực: 
Trước đây, hoạt động này không được quan tâm nhiều nên hầu như không có HS gửi bài dự thi. Từ năm học 2011-2012 đến nay, nhóm Ngữ văn đã tích cực vận động, hướng dẫn cùng với sự phối hợp cao nên đã đẩy mạnh được phong trào tham gia của HS. Tỷ lệ tham gia của các em trong 3 năm học liền kề này là khoảng 80%. Và cũng rất đáng mừng là đã có nhiều HS đạt giải cấp Tỉnh trong hoạt động này (em Nguyễn Ngọc Uyên (Giải Ba); em Trần Thị Mỹ Triều (Giải Nhì), Trần Nguyễn Anh Thư, Bảo Ngọc, Thùy Duyên (Giải Khuyến khích)); đồng thời còn đạt Giải Nhất, Giải Đặc biệt dành cho Tập thể HS toàn trường.
* Hoạt động nghiên cứu khoa học của HS đã bước đầu khởi động:
- Đề tài SKKN của nhóm gồm 10 HS tham gia do cô giáo Phượng Hiền chủ trì: Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện. (Năm 2011-2012)
	- Một số sản phẩm có chất lượng tham gia dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn do các nhóm HS lớp 9A1 thực hiện (Năm 2013-2014).
3.3/ Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động:
- Tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS giúp GV hứng khởi giảng dạy, HS tích cực học tập. Môi trường học tập thực sự được cải thiện theo hướng hợp tác thân thiện. Tinh thần trách nhiệm được nâng cao ở cả hai phía: người dạy và người học.
- Quá trình lao động của GV Ngữ văn vốn rất nặng nhọc, họ cảm thấy áp lực lớn bởi lượng công việc rất dày với những khó khăn chồng chất từ nhiều yếu tố. Giải pháp của đề tài góp phần chia sẻ áp lực ấy, đem đến cho cả GV và HS những điều kiện thuận lợi hơn để cùng nhau dạy – học đạt chất lượng, hiệu quả. Có thể nói thêm rằng, giải pháp của đề tài chú trọng giá trị của sự tương hỗ, hợp tác cao giữa đồng nghiệp, thầy – trò để làm nên sức mạnh tinh thần cùng giúp nhau vượt khó hoàn thành nhiệm vụ.
- Những thông tin phản hồi từ phía phụ huynh HS cho thấy sự đồng thuận, ủng hộ đối với việc tăng cường hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn. Họ cho biết con em phản ánh rằng chúng nắm vững kiến thức, được vận dụng kĩ năng ngay tại lớp hoặc được sáng tạo trong cách nói, cách viết, được thầy cô giáo và bạn bè hỗ trợ để tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích (Theo ý kiến của PPHS trong các cuộc họp PHHS hàng năm hoặc qua những cuộc trò chuyện, phỏng vấn)...PHHS ngày càng tin tưởng và yên tâm khi con em được học tại trường THCS Ngô Mây. 
- Công việc giáo dục, giảng dạy theo những giải pháp của đề tài không đem lại lợi ích kinh tế ngay trước mắt nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ tác động đến nền kinh tế đất nước với lớp trẻ đầy năng lực sáng tạo, có kĩ năng thích ứng tốt với đời sống thực tiễn. Vài năm nay, nhiều cựu HS của trường sau khi ra trường đã bày tỏ niềm tự hào về một ngôi trường không chỉ có cảnh quan xanh – sạch – đẹp mà còn có quan hệ thầy trò, bạn bè thân thiện và đặc biệt là có không khí học tập tích cực, chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ. Những kĩ năng, phương pháp, năng lực mà các em được rèn từ những hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn ở trường THCS Ngô Mây đã giúp ích nhiều cho các em trong quá trình học lên bậc cao hơn và cả khi đã hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại.
	- Và nói rộng ra, xa hơn nữa, điều có thể khẳng định chắc chắn là khi môn Ngữ văn phát huy được giá trị đối với thế hệ trẻ thì nền tảng văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội sẽ vững chắc, tốt đẹp để đất nước hội nhập và phát triển.
C.KẾT LUẬN: 
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng giải pháp tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS:
Đề tài được nghiên cứu, triển khai trên cơ sở lí luận về khoa học giáo dục, khoa học dạy – học bộ môn Ngữ văn với những định hướng điều chỉnh, bổ sung theo tinh thần của Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam và chỉ đạo của Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI. Cho nên, trước hết phải nắm vững nội dung Nghị quyết, Đề án; đồng thời nghiên cứu những tài liệu tập huấn về PP, KT dạy – học tích cực, sau đó thông qua trải nghiệm thực tế thì GV Ngữ văn THCS có thể từng bước áp dụng những giải pháp đã nêu trong đề tài.
Đồng thời, để áp dụng giải pháp mới như đã nêu trong đề tài, rất cần đến sự phối hợp đồng bộ với sức mạnh tập thể của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, CB quản lý cần quan tâm; GV phải có tinh thần quyết tâm và kiên trì vượt khó đồng thời luôn có ý thức trau dồi chuyên môn, tay nghề, chú trọng việc thường xuyên học hỏi, chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm dạy – học. Đặc biệt là nên khích lệ, phát huy tính sáng tạo, ý thức cầu tiến của HS; đảm bảo nguyên tắc phân hóa để quan tâm, đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của từng đối tượng HS. 
Cần lưu tâm đến những khó khăn, trở ngại của GV- HS trong quá trình thực hiện các giải pháp của đề tài để từng bước tháo gỡ; không nên nôn nóng, vội vã, nếu quá máy móc cứng nhắc sẽ phản tác dụng. 
Đây mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu nên trong quá trình áp dụng, mọi người tiếp tục rút kinh nghiệm, bổ sung và đóng góp cho đề tài thêm hoàn thiện. Thiết nghĩ, không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Cần vận dụng đề tài một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng nơi, từng thời điểm, từng tính chất công việc, từng người khác nhau. 
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp tăng cường ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS:
- Đề tài được áp dụng hiệu quả, sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong trào Xây dựng Trường học văn hóa, phong trào Ứng dụng CNTT; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS; nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, gắn môn học với thực tiễn, đem lại niềm say mê, hứng khởi đối với cả người dạy lẫn người người học ...
- Có thể áp dụng các giải pháp của đề tài một cách linh hoạt với mọi đối tượng GV, HS ở trường THCS. Điều đó có thể khẳng định được bởi vì trong thời gian qua, với vị trí công tác là cộng tác viên thanh tra của Sở giáo dục – đào tạo Bình Định, thành viên của Hội đồng bộ môn thuộc Phòng giáo dục – đào tạo TP Quy Nhơn, tôi đã chia sẻ một số giải pháp với các đồng nghiệp ở nhiều trường trong TP, trong tỉnh và nhận được thông tin phản hồi rất khả quan.
- Áp dụng các giải pháp của đề tài sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh tất cả các hoạt động liên quan đến môn Ngữ văn như Phụ đạo HS yếu kém, Bồ dưỡng HS giỏi, Câu lạc bộ văn học, Giới thiệu sách, Nghiên cứu khoa học, Hoạt động xã hội.
- Từ những giải pháp nêu trong đề tài, có thể tiếp tục phát triển thành một số đề tài SKKN hoặc Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS. Chẳng hạn như : 
+Vai trò của HS nòng cốt trong các hoạt động dạy - học tích cực.
+ Xây dựng tài nguyên dạy học trong tổ, nhóm bộ môn Ngữ văn THCS.
+ Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn THCS.
+ Xây dựng phong trào đọc sách văn học trong trường THCS.
+ Hướng dẫn HS kĩ năng tốc kí.
+ Hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học.
+ Hướng dẫn HS tham gia công tác xã hội.
- Khi áp dụng đề tài một cách sáng tạo, thực tiễn giáo dục ở trường THCS sẽ làm giàu thêm những giải pháp mới; góp phần thực hiện đổi mới giáo dục Việt Nam một cách căn bản, toàn diện.
3.Đề xuất, kiến nghị:
 - Các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm chia sẻ khó khăn với GV, HS trong việc thực hiện đổi mới PP dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường hoạt động ứng dụng. 
+ Tạo điều kiện để GV, HS chuẩn bị CSVC, thiết bị, đồ dùng học tập.
+ Cải cách hành chính về các loại hồ sơ, sổ sách hoặc những công việc gián tiếp để GV có đủ thời gian, sức lực, tâm huyết đầu tư cho chuyên môn giảng dạy nhiều hơn nữa.
+ Xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa theo hướng ưu tiên thực hành, chú trọng rèn luyện phương pháp học tập và kĩ năng sống.
+ Quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của CB-NV-GV để họ toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người, trong đó có việc tích cực đổi mới PP dạy học, giáo dục.
+ Tránh nôn nóng, cầu toàn, gây áp lực quá tải lên GV, HS hoặc duy ý chí, máy móc khi kiểm tra, đánh giá. Các cấp lãnh đạo, quản lý nên dành phần chủ động, linh hoạt sáng tạo cho GV, HS THCS – những người trực tiếp thực hiện việc đổi mới giáo dục một cách căn bản, toàn diện.
- Mỗi GV, HS THCS phải quán triệt tinh thần, PP đổi mới của giáo dục Việt Nam, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự nguyện tự giác gắn bó với công việc, quyết tâm đóng góp vào Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo chỉ đạo của Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI bằng những hành động thiết thực, cụ thể.
 Đề tài hoàn thành ngày 22 tháng 2 năm 2014
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý đồng nghiệp và các em học sinh !
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để đề tài thêm phần hữu ích !
 	 Người thực hiện
 Huỳnh Thị Phượng Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Một số tài liệu tập huấn, băng hình về PP dạy học tích cực của dự án Việt - Bỉ 
2- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập Ngữ văn 6,7,8,9 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
3- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
4-Luật Giáo dục
5- Tài liệu tập huấn về đổi mới kiểm tra, đánh giá. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
	6- Nhiều tác giả (2008), Đổi mới dạy và học văn, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB văn hóa Sài Gòn.
	7- Nghị quyết T.Ư 8 khóa XI (Nguồn: Internet).
	8- Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam (Nguồn: Internet)
	9- Đỗ Ngọc Thống. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2011.
	10- Đỗ Ngọc Thống. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam và hướng phát triển sau 2015 (Nguồn: Internet)
11- Tài liệu Tập huấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. (Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 œ œ œ œ œ œ œ œ œ œ œ

File đính kèm:

  • docDĐỀ TÀI SKKN 2014-HIỀN - LẦN thứ III.doc