Sáng kiến kinh nghiệm - Tìm hiểu hệ điều hành UBUNTU

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:

Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở xây dựng xung quanh nhân Linux, được cộng đồng cùng phát triển. Hệ điều hành Ubuntu có đầy đủ chức năng của một hệ điều hành hiện đại, hoạt động tốt trên máy tính để bàn, máy tính xách tay và hệ thống máy chủ. Tuy ra đời chưa lâu, nhưng hệ điều hành này đang có những bước tiến nhảy vọt, sức lan toả rất lớn, hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và đang dần dần phổ biến ở Việt Nam.

Lịch sử của Ubuntu bắt đầu từ tháng Tư năm 2004, khi Mark Shuttleworth tập hợp một nhóm các nhà phát triển phần mềm mã nguồn mở để tạo ra một hệ điều hành mới. Với quyết tâm hiện thực hoá những ý tưởng, các lập trình viên này đặt tên nhóm là Warthogs và cùng nhau làm việc trong sáu tháng để cho ra đời phiên bản thể hiện khái niệm của hệ điều hành mới. Họ lấy tên nhóm đặt cho phiên bản Ubuntu đầu tiên này, Warty Warthog.

Dựa trên nền tảng chắc chắn của bản phân phối Debian, cùng với những nguyên tắc về thời gian phát hành, chương trình GNOME để quản lý giao diện Desktop, và một cam kết mạnh mẽ về sự tự do, chỉ trong vòng ba năm, Ubuntu đã phát triển một cộng đồng lên đến mười hai ngìn thành viên và số lượng người dùng ước tính đến hơn tám triệu (tháng Bảy năm 2007).

Tuy nhiên, Ubuntu còn khá mới mẽ với nhiều người sử dụng, các phần mềm ứng dụng chạy được trên Ubuntu còn hạn chế so với Windows. Điều này sẽ được cộng đồng sử dụng cải thiện dần trong một tương lai không xa. Đã đến lúc chúng ta cân nhắc nên chọn Windows hay Ubuntu.

 

doc24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Tìm hiểu hệ điều hành UBUNTU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
r Upgrades (Ctrl + U). 
Chú ý: Mọi thay đổi sẽ vẫn chưa được thực hiện nếu bạn chưa nhấn vào Apply để xác nhận. 
+ Các phím tắt thường sử dụng: 
Chức năng
Phím tắt
Cập nhật danh sách các gói. 
Ctrl + R
Tìm kiếm 1 gói 
Ctrl + F
Hiển thị các thuộc tính của gói đang chọn 
Ctrl + O
Đánh dấu cài đặt gói 
Ctrl + I
Đánh dấu Upgrade gói 
Ctrl + U
Đánh dấu xoá bỏ gói 
Delete
Đánh dấu xoá bỏ hoàn toàn gói 
Shift + Delete
Phục hồi tất cả các đánh dấu hiện tại 
Ctrl + N
Đánh dấu tất cả những gì có thể Upgrade 
Ctrl + G
Chọn phiên bản bắt buộc cho gói 
Ctrl + E
Phục hồi thay đổi trước 
Ctrl + Z
Đến tới thay đổi sau 
Ctrl + Shift + Z
Thực hiện tất cả các đánh dấu. 
Ctrl + P
Tắt Synaptic 
Ctrl + Q
Xoá bỏ những file cài đặt của gói: 
Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng lại các gói cài đặt (deb) như cài ở máy khác, cài lại những gói đó thì có thể xoá bỏ nó bằng cách vào Settings -> Preferences -> Files ->Delete cached files. 
c) Cài đặt sử dụng lệnh:
+ Lệnh: aptitude
Là chương trình quản lý gói trên chế độ dòng lệnh. Ở terminal gõ lệnh:
aptitude
+ Lệnh: apt-get
Lệnh cài đặt: sudo apt-get install tên-gói
5. Khai thác Ubuntu:
Thay đổi background: 
Sau khi đăng nhập, bạn có thể thay đổi background của màn hình làm việc bằng cách bấm chuột phải lên desktop, chọn Change Desktop Background. Trong hộp thoại hiện ra, bạn chọn một background phù hợp trong danh sách. Bạn cũng có thể chọn các background khác trên đĩa cứng của mình bằng cách bấm nút Add Wallpaper, trỏ đến vị trí lưu background mong muốn. Cuối cùng, bấm nút Finish để hoàn thành thao tác này.
Tạo file và thư mục: 
Bạn có thể tạo file hoặc thư mục ngay trên desktop bằng cách bấm chuột phải, chọn Create Folder hoặc Create Document > Empty File. Thao tác này cũng được thực hiện một cách tương tự khi bạn di chuyển vào các thư mục của hệ thống.
Hiệu chỉnh số lượng workspace: 
Không giống như Windows, bạn có thể làm việc với máy tính Ubuntu trên nhiều màn hình làm việc khác nhau (virtual screen - workspace). Theo mặc định, Ubuntu có sẵn 2 workspace dành cho bạn. Nếu muốn tăng hoặc giảm số lượng, bạn kích chuột phải vào biểu tượng Workspace Switcher ở góc phải bên dưới của màn hình làm việc, chọn Preferences. Tại màn hình Workspace Switcher Preferences, bạn thay đổi số lượng workspace ở mục Number of workspaces. Nếu muốn di chuyển qua lại giữa các workspace, bạn bấm tổ hợp phím Ctrl-Alt-Allow Key.
Thiết lập screensaver: 
Để thiết lập screensaver nhằm hiển thị các hình ảnh chuyển động khi máy tính ở trong thời gian không sử dụng, bạn vào menu System > Preferences, chọn Screensaver. Trong màn hình Screensaver Preferences, bạn chọn một hình ảnh phù hợp, điều chỉnh thời gian để screen xuất hiện (mặc định là 10 phút). Nếu muốn Ubuntu khóa màn hình khi screensaver có hiệu lực, bạn đánh dấu chọn vào mục Lock screen when screensaver is active. Sau khi đã hoàn thành, bấm nút Close để lưu lại những thay đổi vừa mới thiết lập.
Làm việc với file và thư mục: 
Ubuntu cung cấp công cụ Nautilus giúp chúng ta quản lý hệ thống file và thư mục. Với công cụ này, bạn có thể tạo, sửa, xóa và thực hiện mọi thao tác truy cập tài nguyên nội bộ và trong mạng một cách đơn giản. Trên cửa sổ chính của Nautilus, bạn có thể duyệt toàn bộ hệ thống file cục bộ bằng cách bấm vào biểu tượng Computer. Nếu muốn truy cập tài nguyên trong mạng, bạn vào menu Go, chọn Network.
* Khai thác các ứng dụng trên Ubuntu:
Tất cả các ứng dụng sẵn có trên Ubuntu và những ứng dụng được cài đặt bổ sung đều được sắp xếp vào các mục trong menu Applications. Cụ thể:
Accessories: chứa những ứng dụng cơ bản thường dùng trên Ubuntu như Calculator, Terminal (cửa sổ dòng lệnh), Text Editor (tương tự Notepad). Mục này cũng chứa tiện ích chụp màn hình Take Screenshot.Take Screenshot có 2 cách để chụp màn hình. Với tùy chọn Grab the whole desktop, bạn chụp toàn bộ màn hình; với Grab the current window, bạn có được cửa sổ đang tương tác hiện tại. Sau khi nhấn nút Task Screenshot, bạn nhập tên của ảnh và chọn vị trí để lưu.
Graphics: chứa những ứng dụng tương tác với ảnh như F-Spot với khả năng tổ chức và chia sẻ hình ảnh, GIMP được xem như trình xử lý ảnh tương tự Photoshop, gThumb với tính năng tổ chức lưu trữ và xem ảnh, XSane được dùng để scan.
Internet: Bao gồm các ứng dụng được dùng để khai thác và trao đổi thông tin trên Internet. Tiêu biểu với trình duyệt Firefox, tiện ích gửi nhận email Evolution và công cụ chat Gaim Internet Messenger.Bên cạnh đó, Ubuntu còn cài sẵn tiện ích Terminal Server Client cho phép quản trị server từ xa. Nếu muốn sử dụng Ubuntu để quản trị một server chạy hệ điều hành Windows 2003 Server từ xa, bạn vào menu Applications > Internet, chọn Terminal Server Client. Trong cửa sổ hiện ra, bạn nhập tên hoặc địa chỉ IP của máy Windows, username, password và domain mà máy Windows đã kết nối vào. Sau khi nhập xong, bấm nút Connect. Sau một vài giây, màn hình đăng nhập của Windows sẽ xuất hiện, bạn nhập mật khẩu của account đã tạo ra trên Windows để bắt đầu quản trị hệ thống của mình.Theo mặc định, trình Terminal Server Client sử dụng chế độ hiển thị được thiết lập sẵn khi kết nối đến hệ thống từ xa để quản trị. Chế độ này gây khó khăn cho người quản trị khi thực hiện các thao tác từ xa vì không gian của màn hình bị thu hẹp lại.Để khắc phục, trên cửa sổ Terminal Server Client, bạn chọn tab Display, thay đổi tùy chọn Use default screen size thành Operate in full screen mode. Với tùy chọn mới này, bạn có thể điều chỉnh kích cỡ của màn hình làm việc từ xa theo ý mình bằng tổ hợp phím Ctrl-Alt-Enter.
Office: Bao gồm những ứng dụng xử lý văn bản (Word Processor), thao tác với bảng tính điện tử (Spreadsheet), tạo trang trình chiếu (Presentation) và tạo lập cơ sở dữ liệu (Database).
Sound & Video: Gồm các tiện ích hỗ trợ giải trí. Bạn có thể tham khảo bài viết Giải trí đa phương tiện trên Ubuntu đăng trên LBVMVT số 231 để biết chi tiết các bước cài đặt và sử dụng các tiện ích này.
6. Quản trị Ubuntu:
Các thao tác quản trị hệ thống Ubuntu bao gồm thiết lập các thông số mạng; quản lý máy in; quản trị tài khoản Những chức năng chính mà bạn thường sử dụng sẽ là:
Places: Menu này bao gồm các chức năng cho phép bạn khai thác tài nguyên trên máy tính Ubuntu như Home Folder, Desktop, Computer, Search for Files Bạn cũng có thể khai thác tài nguyên trên mạng với chức năng Network.
Preferences: nằm trong menu System, chức năng này cho phép bạn thực hiện các thay đổi trên hệ thống như thiết lập lại các phím nóng đối với các chức năng trên Ubuntu, đổi cấu hình hoạt động của chuột. Bạn cũng có thể điều chỉnh độ phân giải, tạo lập các session để các ứng dụng có thể khởi động cùng lúc với Ubuntu. Ngoài ra, nếu muốn cho phép các máy tính khác quản trị hệ thống Ubuntu từ xa, bạn chọn Remote Desktop.Trong màn hình Remote Desktop Preferences, bạn đánh dấu chọn vào ô Allow other users to control your desktop để cấp phép quản trị từ xa. Các máy tính thực hiện thao tác quản trị Ubuntu từ xa bằng cách sử dụng tiện ích VNC Viewer, nhập mật khẩu mà bạn đưa vào ở mục Password.
Administration: bao gồm các chức năng được dùng để tương tác với hệ thống. Tại menu này, chúng ta có thể cấu hình các thông số mạng (Network), cấu hình máy in (Printing); bật/tắt các dịch vụ hệ thống (Service).Chức năng System Monitor cho phép bạn theo dõi trạng thái hoạt động của bộ vi xử lý. Tương tự như Task Manager trên Windows, bạn có thể xem và tương tác với các tiến trình đang hoạt động trên hệ thống Ubuntu.Cũng từ menu này, bạn có thể quản lý file log của hệ thống (System Log); quản lý tài khoản đăng nhập (Users and Groups); cấu hình ngày giờ (Time and Date) và chia sẻ tài nguyên (Shared Sources).Ngoài ra, còn phải kể đến Synaptic Package Manager. Phần mềm này cho phép bạn quản lý tất cả các gói cài đặt trên Ubuntu. Với các tính năng hoàn toàn tương tự công cụ apt-get (tham khảo ở phần sau), Synaptic cho phép bạn cài đặt, cập nhật và loại bỏ các phần mềm. Đồng thời, Synaptic cũng giúp bạn bổ sung các nguồn cài đặt mới (repositories) vào hệ thống.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Từ những phần đã trình bày ở trên cùng với một số khó khăn trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi xin có một số đánh giá, nhận xét về sáng kiến của mình như sau:
Ưu điểm:
- Sáng kiến là một tập hợp các kinh nghiệm dành cho những ai muốn tìm hiểu cách cài đặt, sử dụng, khai thác hệ điều hành Ubuntu. Điều này sẽ giúp cho việc vận hành Ubuntu một cách an toàn và hiệu quả.
- Sáng kiến là một tài liệu tốt cho những ai muốn khám phá máy tính, cụ thể là hệ điều hành Ubuntu.
- Trên cơ sở cụ thể hoá từng bước thực hiện, nên nó sẽ phù hợp với nhiều đối tượng đã từng sử dụng hay mới bắt đầu tìm hiểu về hệ điều hành này.
Nhược điểm:
- Tuy đã có nhiều cố gắng trong trình bày để đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng song cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chưa rõ ràng để cho đối tượng nào cũng thực hiện được.
- Việc chuyển từ hệ điều hành Windows có bản quyền sang hệ điều hành mã nguồn mở khiến cho nhiều người phải e ngại, nhất là việc triển khai cài đặt các ứng dụng và phần cứng máy tính.
- Do phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm cũng như những tích luỹ của thân còn hạn chế nên không thể trình bày được nhiều hơn những kinh nghiệm khác. Hẹn bổ sung trong những sáng kiến khác.
Tóm lại:
Theo tôi, tất cả các sáng kiến kinh nghiệm nên trao đổi, phổ biến, vận dụng để rút ra được những điều thú vị, bổ ích từ các sáng kiến nói chung và “TÌM HIỂU HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU” nói riêng.
Rất mong sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả.
Sơn Tịnh, ngày 30 tháng 03 năm 2009
 Người làm sáng kiến
 Bùi Văn Vàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cộng đồng Ubuntu Việt Nam: 
2. Thư viện sách điện tử: 
3. Tạp chí PC Word – các số năm 2008, 2009.
4. Tạp chí Echip – các số ra năm 2008, 2009.
5. Tạp chí Làm bạn với máy tính – các số ra năm 2008, 2009.
6. Các giáo trình, tài liệu về Hệ điều hành Ubuntu.
7. www.download.com.
8. www.9down.com
9. www.downloadvn.com
10.www.shoptinhoc.com
11.www.vn-zoom.com

File đính kèm:

  • docSKKN_Tim hieu he dieu hanh Linux Ubuntu.doc