Sáng kiến kinh nghiệm - Tổ chức các hình thức vui chơi trong hoạt động ngoài giờ lên lớp

Chương trình sách giáo khoa mới đã bước sang năm thứ 5 đối với bậc THCS. Bên cạnh những môn học cung cấp cho học sinh tri thức, chương trình sách giáo khoa mới rất chú trọng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo quy định hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện với quỹ thời gian là 3 tiết/ tuần. Quỹ thời gian vàng bao gồm tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt cuôí tuần và 1 tiết do nhà trường sắp xếp sao cho phù hợp với điều kiện của trường. Căn cứ vào qũi thời gian và tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 9, chương trình các em được học và điều kiện của lớp tôi đã chọn và xây dựng đề tài "Tổ chức các hình thức vui chơi trong hoạt động ngoài giờ lên lớp". Hoạt động này mang tính chất "học mà chơi, chơi mà học" thông qua các hoạt động các em vừa rèn luyện khả năng tự quản, năng khiếu văn nghệ và kiểm tra việc nắm hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh. Đề tài này tôi rất tâm đắc và đã mạnh dạn áp dụng trong tập thể lớp 9E do tôi chủ nhiệm rất mong sự cổ vũ và góp ý của đồng nghiệp để đề tài có thể áp dụng nhiều và nhân rộng trong nhiều khối lớp.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Tổ chức các hình thức vui chơi trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
h hùng nào đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội tiến lên tiêu diệt giặc? Anh tham gia trận đánh nào trong kháng chiến chống Pháp?
Đáp án:
- Phan Đình Giót .
- Trận chiến quân ta tiến đánh" Điện Biên Phủ" pháo đài của giặc Pháp.
b- Phần 2:Thơ văn và các bài hát ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ.
Câu 1: Hình thức thi đại diện hai tổ thi hát được nhiều bài hát, đọc được nhiều bài thơ nói về anh bộ đội.
- Người dẫn chương trình cùng ban thư ký theo dõi ghi sổ lượng bài hát, số bài thơ và mỗi đội điểm lời được .
c- Phần 3: 10 điểm thi hùng biện ( mỗi đội cử 1 đại diện thi thời gian trình bày 3- 5 phút) .
Chủ đề: Nói về anh bộ đội .
Ban giám khảo cho điểm phần thi này.
* Phần 4:
- Mời đại biểu cựu chiến binh nhận xét phát biểu.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và trao thưởng.
Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề
" Em là nhà khoa học "
1- Yêu cầu giáo dục:
- Nâng cao được khả năng trí tuệ, vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống.
- Phát huy khả năng tư duy của các em học sinh.
- Từ đó kích thích tinh thần hăng say học tập của học sinh.
2- Nội dung và hình thức hoạt động;
a- Nội dung:
- Kiến thức các môn: Toán, Địa, Lý, Sinh.
- Các quyền về trẻ em liên quan đến hoạt động.
b- Hình thức thi:
- Thi giữa các tổ trong lớp ( tổ 2 và 4) 
3- Chuẩn bị thi:
- Mờigv bộ môn cung cấp cho câu hỏi đáp án và dự buổi giao lưu .
- Phân công học sinh trang trí, chuẩn bị phần thưởng.
- Phân công người dẫn chương trình và các cuộc thi.
4- Tiến hành hoạt động:
a- Khởi động:
Người dẫn chương trình bắt nhịp cho cả lớp hát bài " Trái đất này là của chúng em" nhạc và lời của Trương Quang Lục - Đinh Khải.
b- Giới thiệu đại biểu:
Các thầy cô đến dự và người dẫn chương trình .
- Giới thiệu: Đại diện đoàn thanh niên, thầy chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn 
- Giới thiệu chương trình cuộc thi.
Phần 1: Trả lời câu hỏi của Ban tổ chức .
Phần 2: Thi trắc nghiệm ( chọn phương án đúng).
Phần 3: Năng khiếu.
Phần 4: Thi hiểu biết của cá nhân.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Giới thiệu các thầy cô trong ban giám khảo
c- Diễn biến hoạt động:
c.1- Phần thứ nhất:
Trả lời câu hỏi bắt buộc - thời gian suy nghĩ và trả lời 30 giây.
( Hình thức thi - bắt thăm câu hỏi ) .
Câu 1: Toán học ( 5 điểm)
Một người thợ ăn thấy 10 con chim đang đậu trên cành, ông đã dùng súng bắn hạ 1 con. Hỏi còn mấy con trên cành.
Đáp án:
- Không còn con nào ( người dẫn chương trình giải thích).
Câu 2: Sinh học ( 5 điểm)
- Cơ quan sinh sản thực vật có hoa là gì?
Đáp án:
Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
Câu 3: Vật lý ( 5 điểm)
Giải thích tại sao một vật có trọng trên cạn ta bê cảm thấy rất nặng khi xuống nước ta bê cảm thấy nhẹ đi rất nhiều?
Đáp án :
- Do lực đẩy ác xi mét ( người dẫn chương trình giải thích).
Câu 4: Địa lý ( 5 điểm) 
Tại sao khí hậu miền Bắc nước ta từ tháng 10 đến hết tháng 12 thời tiết lạnh hơn ( chênh lệch lớn ) với miền Nam.
Đáp án:
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn từ Trung Quốc sang.
- Miền Nam không chịu ảnh hưởng nhiều do dãy núi Bạch Mã che chắn.
c.2- Phần thi thứ hai:
- Hình thức thi trắc nghiệm chọn phương án đúng ( mỗi câu đúng 2 điểm).
Câu 1:
Tại sao dơi bay trong đêm lại không đâm vào tường vào cây.
A- Do thị giác phát triển .
B- Do dơi có khả năng phát quang.
C- Dơi có khả năng định vị âm thanh dôi lại nhờ vào tai .
Đáp án:
- Phương án C.
Câu 2:
Nước nào có toán học phát triển sớm nhất thế giới?
A- Ai Cập.
B- ấn Độ.
C- Trung Quốc.
Đáp án:
- Phương án C.
Câu 3:
Tên nào là tên của Bác khi hoạt động ở Pháp? 
A- Lý Thụy.
B- Nguyễn ái Quốc
C- Anh Ba. 
Đáp án:
- Phương án B .
Câu 4:
Khi không may chạm vào sâu róm ta thấy ngứa và đau xót? Tại sao?
A- Do lông sâu róm nhọn, cứng.
B- Do cảm giác sợ hãi di truyền.
C- Do nọc độc ở lông sâu róm.
c.3- Phần thứ 3: 5 điểm
- Thi phần năng khiếu của tổ mình ( mỗi tiết mục không quá 5') .
- Ban giám khảo chấm điểm cho từng tiết mục .
c.4- Phần thứ 4: Thi hiểu biết về cá nhân mỗi câu 2 điểm .
Câu 1: Tìm hiểu về công ước quyền trẻ em .
Hãy nêu ý nghĩa điều 29 về công ước quyền trẻ em? 
Đáp án: Điều 29
1- Các quốc gia thăm công viên thoả thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới . 
a- Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, khả năng trí tuệ và thể chất của trẻ em.
b- Phát triển sự tôn trọng quyền con người và quyền tự do cơ bản, tôn trọng những hiến chương Liên hiệp quốc. 
Câu 2: Tìm hiểu đề phòng điện giật .
- Đề phòng điện giật em có lưu ý gì? 
Đáp án:
- Tuyệt đối không chạm vào chỗ ở của đường giây hoặc kim loại nghi là có điện.
- Không cầm các vật kim loại cắm vào ổ lấy điện .
- Tránh xa dây điện đứt.
Câu 3:
Tại sao kim loại Natri có thể cháy trong nước?
Đáp án:
- Do Natri phản ứng với nước thì toả nhiệt lớn xong các phần thi ban giám khảo công bố điểm.
- Giáo viên chủ nhiệm xét và trao thưởng.
Iv- Kết quả:
1- Kết quả tâm lý.
- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớn, học sinh sẽ được giải toả những tâm lý căng thẳng sau các giờ học kiến thức. Nhờ những hoạt động ngoại khoá này sự vui tươi, hồn nhiên sẽ trở lại với tâm hồn các em. Đồng thời tại ra không khí vui vẻ, hoà đồng, gắn bó đoàn kết trong tập thể lớp. Bên cạnh đó việc tổ chức các hình thức vui chơi vẫn tạo ra được tâm lý thi đua sôi nổi giữa các tổ - nhóm và cá nhân. Từ đó tạo cho học sinh tâm lý chủ động, sáng tạo, tự tin trong giao tiếp.
2- Kết quả về nhận thức:
Qua các giờ ngoại khóa hoạt động ngoài giờ lên lớn học sinh sẽ được tiếp nhận những kiến thức quan trọng trong cuộc sống về lịch sử, văn hoá, khoa học... Tuy nhiên những kiến thức mà các em tiếp thu được trong giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp không phải là những kiến thức chủ động thầu cô giáo cung cấp cho học sinh mà là những kiến thức các em chủ động tìm hiểu. Đồng thời những kiến thức này được lưu giữ, ghi nhớ trong kho tàng kiến thức của các em một cách nhẹ nhàng, thoải mái và vì vậy mà sẽ được lưu giữ trong khoảng thời gian lâu hơn. 
3- Kết quả giáo dục:
Để đánh giá hiệu quả giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp thực hiện theo phương hướng đổi mới, tôi đã lập bảng so sánh kết quả 2 mặt giáo dục và ý kiến thăm dò học sinh cụ thể như sau:
Mốc thời gian
Học lực
Hạnh kiểm
Loại tốt
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Trước khi áp dụng đề tài 
Đạo đức
47,5%
50%
2,5%
0
Văn hoá 
7,8%
30%
62,2%
0
Sau khi áp dụng đề tài 
Đạo đức
65%
25%
0
Văn hoá 
12%
40%
48%
Phát phiếu thăm dò cho học sinh:
- Số phiếu phát ra: 39
- Số phiếu thu về: 39.
Số phiếu tán thành ( phiếu) hình thức tổ chức trò chơi là 36. 
Số phiếu tỏ thái độ bình thường: 3.
Như vậy việc sử dụng trò chơi trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp đã có hiệu quả giáo dục nhất định. Về văn hoá, hạnh kiểm số lượng học sinh giỏi, khá đã tăng đáng kể, số lượng học sinh có ý thức yếu, kém không còn. Điều đó cho thấy ưu điểm rõ rệt của những hoạt động vui chơi bổ ích, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh sẽ tạo ra hiệu quả giáo dục rất cao. 
V- Bài học kinh nghiệm:
1. Việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động cho tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là thiết thực và phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Thông qua hình thức hoạt động như vậy, các em học sinh tỏ ra hứng thú thực sự trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Việc lựa chọn chủ đề phải gắn liền với ngày kỷ niệm ở trong tháng để gắn liền giáo dục truyền thống cho học sinh.
3. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lớp trong việc chỉ huy những hoạt động tập thể. Đồng thời vai trò của cá nhân cũng được phát huy một cách tích cực. 
c- kết thúc vấn đề
Việc xây dựng các hình thức hoạt động cho học sinh trong giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp là đề tài mới mẻ. Việc áp dụng đề tài này phải được nhân rộng hơn nữa, có như vậy mới tạo được sân chơi cho học sinh :" Học mà chơi, chơi mà học' phù hợp với chương trình đổi mới " lấy học sinh làm trung tâm" trong hoạt động dạy học, kích thích hoạt động này rèn luyện cho học sinh về nhiều mặt; kiến thức, khả năng giao tiếp, khả năng quản lý ... Đó chính là cái đích của hoạt động giáo dục .
Những kết quả chi đội 9E đạt được trong năm học 2006- 2007 được Ban thi đua, Đoàn Đội đánh giá, xếp loại là 1 trong 4 chi đội xuất sắc của trường. Với những kinh nghiệm ít ỏi của mình trình bày trong đề tài rất mong các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý để chúng ta thực hiện được mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện và đạt được nhiều kết quả trogn sự nghiệp trồng người. 
Đông Anh, ngày tháng năm 200..
Lê Trung Thuận
Mục lục
A- Đặt vấn đề .
1- Lý do chọn đề tài.
2- Cơ sở lý luận 
B- Giải quyết vấn đề 
I- Cơ sở lý luận 
1- Nhận thức về tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
a- Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là tiết hoạt động tập thể.
b- nhiệm vụ của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
c- Đặc thù của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
d- Nguyên tắc triển khai tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
e- Quy trình tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
g- Tiến trình thực hiện 
II- Biện pháp thực hiện 
1- Phát tính tính tự quản của đội ngũ cán bộ lớp.
2- Phối hợp với các lực lượng giáo dục 
III- Thực tiễn áp dụng 
1- Thuận lợi.
2- Khó khăn
3- Quá trình thực hiện đề tài 
IV- Kết quả đạt được 
1- Đánh giá chung 
2- Nguyên nhân 
3- Kết quả cụ thể 
V- Bài học kinh nghiệm 
C- Kết thúc vấn đề 
Tài liệu tham khảo
1. Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc. 
2. Luật Giáo dục. 
3. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
4. Hát nhạc 5- Nguyễn Thị Nhung (chủ biên)
5. Tự nhiên - Xã hội 5 - Nguyễn Minh Phương (chủ biên). 
6. Văn 6 (tập 1, tập 2) - Nguyễn Khắc Phi - Nguyễn Đình Chú (chủ biên). 
7. Vật lý 6 
8. Toán học 6
9. Hoạt động ngoài giờ lớp 6,7,8,9 - Hà Nhật Thăng (chủ biên). 
10. Đại lý 6
11. Lịch sử 6
12. Sinh học 6. 
13. Búp sen xanh - Sơn Tùng
14. Câu đố dân gian - Ninh Viết Giao (chủ biên). 
Phòng giáo dục huyện Đông Anh 
Trường Trung học cơ sở Vĩnh Ngọc 
----------------------
 Đề tài:
Tổ chức các hình thức vui chơi trong giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp
Người viết	: Lê Trung Thuận 
 Tổ	: xã hội 
Năm học 2006- 2007

File đính kèm:

  • docSKKN-Le Trung Thuan.doc